Quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản góp phần tích cực vào sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT NAM NHẬT bản (Trang 76 - 78)

- Xét về phía Việt Nam:

2.3.1.Quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản góp phần tích cực vào sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam

Ngoại thương có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Nhờ có xuất khẩu, các sản phẩm của Việt Nam đã có mặt ở trên thị trường thế giới, ở nhiều khu vực, ở nhiều quốc gia, tạo ra một nguồn thu ngoại tệ rất lớn, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, năng lực tích luỹ vốn của quốc gia; thực hiện có hiệu quả nhiều mục tiêu kinh tế xã hội, nâng cao mức thu nhập của người dân, đưa vị trí của Việt Nam lên một tầm cao mới. Nhờ có nhập khẩu, Việt Nam đã nhập được những mặt hàng thật cần thiết cho sự phát triển sản xuất trong nước, tiêu dùng của nhân dân như nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị... tiến tới sản xuất những mặt hàng có khả năng thay thế nhập khẩu, xuất khẩu, những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao, giá trị kinh tế lớn.

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam luôn gắn bó với những bước phát triển của ngoại thương Việt Nam. Ngoại thương Việt Nam đi lên từ khởi điểm rất thấp, thiết lập từ mối quan hệ với các nước XHCN phát triển dần lên và hình thành 2 giai đoạn rõ rệt: từ năm 1976 đến 1990 và từ 1991 đến nay. Các số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch hai chiều năm 1976 chỉ có 1,25 tỷ Rúp và USD, gần 60% trong số đó là buôn bán với khu vực đồng Rúp. Đến năm 1990

con số này là 5,16 tỷ Rúp-USD, khu vực đồng Rúp còn chiếm gần 50%. Năm 1991, đánh dấu sự thay đổi đột ngột. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã giảm còn 4,43 tỷ Rúp-USD và buôn bán với đồng Rúp cũng chỉ còn 8,3%. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước đổi lớn trong quan hệ ngoại thương Việt Nam.

Từ năm 1986-1990, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát cao; các nước XHCN lâm vào khó khăn, khủng hoảng; quan hệ ngoại thương với khu vực đồng Rúp từ đỉnh cao giảm dần, cho đến năm 1991 thì hầu như chấm dứt. Cũng từ đó, buôn bán với các nước thuộc khu vực USD tăng lên. Bước ngoặt xảy ra vào năm 1989 khi xuất khẩu sang khu vực USD đạt mức 1,14 tỷ USD chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu nhờ 2 mặt hàng lớn là dầu thô và gạo. Tăng trưởng xuất khẩu trong các năm này đạt đến mức rất cao, bình quân 35,7%/năm, nhập khẩu cũng đã giảm mạnh nên nhập siêu cũng giảm khá nhanh: chỉ còn 80% so với 176% trong các năm 1981-1985 và 317% trong các năm 1976 - 1980.

Từ năm 1991-1995, ngoại thương Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới, Đồng USD trở thành phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời vào tháng 12 năm 1987 và có hiệu lực vào tháng 1 năm 1988 đã thu hút được nguồn vốn đầu tư quan trọng. Tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn này rất cao, bình quân đạt 26,8% nhưng nhập khẩu cũng ra tăng rất nhanh 39,5%. Nhập siêu lớn và liên tục từ 1993-1998, mà đỉnh cao của nhập siêu là vào các năm 1995-1997 nhưng sau đó giảm dần. Tốc độ tăng trưởng ngoại thương như vậy là khá nhanh đi đôi với tăng trưởng kinh tế liên tục và sự ổn định kinh tế xã hội, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, Những kết quả, thành tựu phát triển khả quan đó chứng tỏ: ngoại thương Việt Nam đang từng bước trở thành động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Theo đà phát triển khả quan trên đây, trong các năm tiếp theo của nửa cuối thập niên 90 và đầu thế kỷ 21, ngoại thương Việt Nam đã

tiếp tục phát triển thêm một bước, trong đó thành tựu mới nhất của năm 2003 vừa qua là xuất khẩu có tiến bộ vượt bậc tăng 16,7% so với năm 2002. Đây là năm đầu tiên chúng ta hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu bình quân 16%/năm. kim ngạch nhập khẩu tăng 24,2% so với năm 2002. Đóng góp vào kết quả, thành tựu phát triển chung của ngoại thương Việt Nam trên đây, chắc chắn có vai trò không nhỏ của ngoại thương Nhật Bản với vị trí là bạn hàng thứ nhất của Việt nam trong những năm vừa qua (8 bạn hàng này đã chiếm trên 85% KNXK và trên 80% KNNK của Việt Nam; đó là Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT NAM NHẬT bản (Trang 76 - 78)