Á của Nhật Bản
* Những nhân tố quy định sự đổi mới chiến lược kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:
Thời kỳ sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới đã có nhiều thay đổi: từ chỗ đối đầu về quân sự chuyển sang cạnh tranh kinh tế là chính; vị trí của địa - chính trị đã bị địa - kinh tế thay thế mà tiêu chí của nó là việc hình thành cộng đồng châu Âu (EU), khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), và vòng cung hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), trong đó Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ là những nước đóng vai trò quan trọng. Trước mắt, trong ba nước này, xét về sức mạnh tổng hợp cũng như ảnh hưởng toàn cầu thì Mỹ là nước trội hơn cả. Về một phương diện nào đó, có thể nói sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Mỹ đã trở thành siêu cường duy nhất hiện nay. Tuy nhiên, sau nhiều năm cạnh tranh giành sức mạnh và ảnh hưởng với Liên Xô, thực lực của Mỹ, đặc biệt về kinh tế đã bị suy giảm đi rất nhiều. Tuy các thế lực tài phiệt ở Mỹ đã dần dần nhìn thấy tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của nó, song do lực bất tòng tâm, Mỹ vẫn không thể mở rộng hơn ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Trong khi đó, bối cảnh quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh đã cho Nhật Bản một cơ hội to lớn để có thể trở thành một cường quốc về kinh tế và chính trị ở khu vực này. Ý tưởng từ bỏ châu Âu để quay về với châu Á đã ngày càng trở nên rõ nét trong các nhà lãnh đạo cũng như giới kinh doanh Nhật Bản. Chính vì thế, Nhật Bản đã tranh thủ mọi cơ hội để tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Thực ra, ý tưởng về hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản đã có mầm mống từ đầu những năm 1960, dưới những tên gọi khác nhau như: “vòng cung kinh tế Đông Á”, “vòng cung kinh tế châu Á- Thái Bình Dương”.v.v… Song phải đến đầu những năm 1990, ý tưởng này mới thực sự trở thành tư tưởng chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, và Nhật Bản đã ngày càng tập trung sự chú ý của mình vào khu vực này. Đặc biệt là ý tưởng về việc thiết lập “ một hành lang phát triển châu Á ” ngày càng thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Đây là một khái niệm mới được đề cập đến sau chiến tranh lạnh, song thực chất là được triển khai từ các ý tưởng trước đây về mục tiêu thiết lập một “khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” của Nhật Bản. Nội dung của khái niệm này là thiết lập các mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa các nước có nền kinh tế tăng trưởng cao trong khu vực như Nhật Bản, NIEs, Đông Á, ASEAN và Trung Quốc với các nền kinh tế phát triển chậm hơn, bao gồm bán đảo Đông Dương, Nam và Tây Á. Tuy nhiên, điểm mới cơ bản của “Hành lang phát triển châu Á” không phải do tác động chủ quan về ý thức chính trị, chính sách đối ngoại… để xác định vị trí của một siêu cường hoặc vài ba siêu cường thống trị khu vực. Thay vào đó, sự liên kết kinh tế, khả năng phát triển và các tác động khách quan về thương mại, đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ là động lực chính chi phối của hành lang này. Vậy, “Hành lang phát triển châu Á” được thiết lập từ cơ sở nào? và trong “Hành lang phát triển châu Á” vai trò của Nhật Bản như thế nào?
Thứ nhất, xét về động lực tăng trưởng, khu vực Đông và Đông Nam Á là nơi đang diễn ra những biến động quan trọng, hay còn được mệnh danh là nơi đang diễn ra các cuộc cách mạng sôi động về kinh tế. Trong đó, hầu hết các nền kinh tế năng động đang thực hiện thị trường hoá kể cả những nước trước đây thực hiện cơ chế chỉ huy như Trung Quốc, Việt Nam và Myanma.
Thứ hai, nơi đây đang diễn ra cuộc cách mạng về vốn và thông qua đó, người ta thực hiện các biện pháp kết hợp để huy động tối đa
các nguồn vốn trong nước và nước ngoài, thực hiện chế độ tài chính chặt chẽ. Điều này đã làm thay đổi một cách mạnh mẽ tình hình tài chính khu vực, cơn sốt lạm phát được kiềm chế, cán cân thanh toán được cải thiện. Nhiều nước công nghiệp mới và ASEAN trước đây, còn là nơi thâm hụt ngân sách nặng nề, thì bước vào những năm 1990 đã trở thành những nước không chỉ đủ mà còn có vốn dư thừa để đầu tư sang các nước chậm phát triển khác trong khu vực.
Thứ ba, cách đây không lâu, công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch trong khu vực chưa phát triển. Song trong những năm 1990, công nghiệp dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng ở các nước trong khu vực đã trở thành ngành quan trọng, chiếm trung bình từ 25% đến 35% GDP. Cuộc cách mạng về viễn thông đang diễn ra mạnh mẽ cũng được tập trung nhiều vào các ngành dịch vụ thanh toán và du lịch, và hiện được coi là một ngành công nghiệp quan trọng trong các nước công nghiệp phát triển châu Á.
Thứ tư, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi một cách căn bản các nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc của châu Á, chuyển một số nền kinh tế ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ chỗ phụ thuộc vào các kỹ thuật du nhập từ phương Tây chuyển sang nghiên cứu thích ứng và phát triển các kỹ thuật công nghệ thích ứng từ thị trường trong nước. Các NIEs, Đông Á cũng đã trở thành khu vực xuất khẩu các nguồn kỹ thuật công nghệ chủ yếu sang các nước chậm phát triển trong khu vực.
Thứ năm, gắn với quá trình chuyển đổi cơ cấu và tự do hoá thương mại, khu vực châu Á hiện nay đang tiến hành cuộc cách mạng thương mại, tăng khả năng xuất khẩu cả hàng hoá lẫn dịch vụ với số lượng ngày càng tăng và chất lượng ngày càng cao sang các thị trường thế giới.
Nếu như vào năm 1980, Đông và Đông Nam Á chỉ chiếm 20,6 % giá trị thương mại thế giới thì đến năm 1990 đã tăng lên 31,4% và năm 2000 chiếm vào khoảng 46% tổng giá trị trương mại thế giới. Điều này cho thấy trong tương lai gần, châu Á sẽ là khu vực chiếm gần một nửa tổng giá trị thương mại thế giới.
Từ năm cuộc cách mạng trên đây, khu vực châu Á đã tạo lên những động lực hấp dẫn mới. Điều này không chỉ củng cố tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, mà còn làm điều kiện quan trọng để tăng khả năng liên kết và khu vực hoá nền kinh tế giữa các quốc gia đang phát triển châu Á, tạo ra các vành đai tăng trưởng về thương mại, giao thông và viễn thông giữa Nhật Bản và châu Á, Trung Quốc với châu Á, giữa châu Á với hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) …
Thông qua các vành đai tăng trưởng này, trong tương lai không xa, châu Á sẽ hình thành mối liên kết kinh tế mang tính chất bao trùm khu vực. Trong lĩnh vực thương mại, thông qua các mối liên kết này, hệ thống thương mại tự do, hệ thống sở hữu trí tuệ, hệ thống chuyển giao kỹ thuật quốc tế, tự do hoá các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các luồng viện trợ phát triển sẽ ngày càng đẩy mạnh. Trong lĩnh vực giao thông, ở châu Á sẽ hình thành một hệ thống khu vực đường cao tốc, đường sắt, đường biển và đường hàng không nối liền các nước trong khu vực. Trong lĩnh vực viễn thông, thông qua các biện pháp hiện đại hoá, quốc tế hoá ngành viễn thông tự vận động về mã hoá ngôn ngữ, các trung tâm bưu chính viễn thông phát chuyển nhanh, hệ thống viễn thông và các trung tâm xử lý thông tin tần số cao.v.v…
Những xu thế trên đây không chỉ chứng minh cho xu thế hoà nhập khu vực ngày càng tăng thông qua các mối liên kết kinh tế mà còn là những cơ sở khoa học cho ý tưởng thiết lập “ Hành lang phát triển châu Á của Nhật Bản” cũng như vai trò ngày càng tăng của Nhật Bản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hơn nữa, cùng với sự tác động của những thay đổi cơ bản trong môi trường kinh tế quốc tế và khu vực đến các hoạt động kinh tế đối ngoại của tất cả các nước, trong đó có Nhật Bản. Sự đổi mới trong chính sách kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh bành trướng kinh tế ra nước ngoài của Nhật Bản trong những năm 1990, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, còn xuất phát từ những nhân tố mang đặc thù Nhật Bản như sau:
Thứ nhất, nền kinh tế Nhật Bản còn đặc trưng là một nền kinh tế hướng ngoại. Việc thiết lập các quan hệ trao đổi kinh tế với nước ngoài là điều kiện quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế vững chắc của Nhật Bản. Một mặt, sự phát triển và thịnh vượng của Nhật Bản đã và đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên và thị trường ở các nước đang phát triển châu Á để trên cơ sở đó tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Với những nhận thức như vậy, Nhật Bản đã ngày càng chủ động và tích cực trong việc đẩy mạnh sự phát triển hơn nữa các quan hệ toàn diện với các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là NIEs, ASEAN và Trung Quốc.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản bắt đầu tăng mạnh từ giữa thập niên 1980 chủ yếu là do đồng yên tăng giá nhanh kể từ sau hiệp ước Plaza, tháng 9-1985. Việc đồng yên tăng giá mạnh đã buộc các công ty Nhật Bản phải hướng các dòng vốn đầu tư của mình ra nước ngoài nhằm khai thác tối đa các lợi thế về lao động rẻ và thị trường tại chỗ ở các nước sở tại. Đặc biệt là khi tỷ suất lợi nhuận trên tổng số vốn bỏ ra tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ giảm đi đáng kể, thì các công ty Nhật Bản đã hướng mạnh việc đầu tư vào châu Á. Mặt khác, ngay cả khi đồng yên đã giảm giá so với đồng đô la, thì do sự trì trệ của nhu cầu trong nước cũng buộc các công ty Nhật Bản phải kiên trì và tích cực tìm kiếm các đối tác đầu tư ở nước ngoài.
Thứ ba, động lực để các công ty Nhật Bản chuyển đổi chiến lược sang châu Á còn do họ muốn thực hiện tốt sự dịch chuyển cơ cấu thị trường và công nghệ sang các nước đang theo đuổi chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu nhằm tạo dựng mô hình “đàn nhạn bay” mà Nhật Bản là “con nhạn” đầu đàn, có vị trí ngày càng chi phối tất cả các nền kinh tế châu Á khác. Các công ty Nhật Bản cũng nhận thức rõ tiềm năng của các nước trong khu vực trong việc đáp ứng được những yêu cầu của họ. Đó là nguồn lao động rẻ, thị trường năng động có thể bán được sản phẩm với mức lợi nhuận cao, mua vật
liệu và bán các thành phẩm với giá tương đối thấp, nguồn cung ứng dồi dào và ổn định.
Thứ tư, cách thức tổ chức và quản lý của các công ty Nhật Bản mang phong cách Á đông mà đặc trưng của nó là chủ nghĩa phường hội và quan hệ thân tộc là những thuộc tính rất dễ được các nước trong khu vực chấp nhận. Điểm tương đồng này cho thấy tính thích nghi cao hơn của các công ty Nhật Bản trong khu vực này so với thị trường Mỹ và EU, và do đó, Nhật Bản chủ trương phải dành lại được ảnh hưởng của mình ở châu Á nơi mà họ có lợi thế hơn hẳn so với các nước Tây Âu và Mỹ.
Trong những năm gần đây, sự tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản còn là kết quả tác động của một số nhân tố khác như: việc phi điều chỉnh kiểm soát ngoại hối và vốn đầu tư ở Nhật Bản đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động di chuyển vốn của các công ty ra nước ngoài. Trong một số ngành, các công ty Nhật Bản phải đẩy mạnh các hoạt động thương mại và đầu tư ở nước ngoài để đối phó với chính sách của Mỹ và EU buộc Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu sang các nước này; các công ty Nhật Bản đã có lợi thế cạnh tranh rất mạnh trên thế giới về một số sản phẩm công nghệ cao. Nhờ có sự đổi mới về quản lý theo hướng nhấn mạnh sự linh hoạt, chất lượng và hợp tác đã thúc đẩy các công ty Nhật Bản thâm nhập sâu hơn vào hệ thống sản xuất và dịch vụ của các quốc gia trong khu vực.
Một số nội dung cơ bản trong chiến lược hướng về Châu Á của Nhật Bản.
Dưới tác động của những nhân tố như đã phân tích ở trên, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt là Đông Á, đã tăng lên rất đáng kể trong những năm 1990. Trên cơ sở của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 do đề nghị của Australia, Nhật Bản đã hết sức coi trọng tổ chức này và coi đây là mảnh đất chủ yếu để Nhật Bản có cơ hội phát huy tác dụng chủ đạo của mình. Vào những năm cuối của thập kỷ 90, hướng đi cơ bản của
chiến lược đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương,có thể nói một cách tổng quát là : thông qua hoạt động ngoại giao một cách tích cực, linh hoạt và có hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường kinh tế và chính trị có lợi cho Nhật Bản ở khu vực, đặt cơ sở để Nhật Bản có thể trở thành một nước có vị trí quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị trên thế giới. Hướng đi này đã được cụ thể hoá thành một số nội dung chủ yếu như sau:
(1) Mở rộng viện trợ và quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực, đồng thời chú trọng ngoại giao chính trị, thực hiện chính sách đối ngoại toàn diện, nhiều tầng, nhiều nấc khác nhau.
(2) Duy trì và củng cố mối quan hệ Nhật - Mỹ theo hướng xây dựng một quan hệ bạn bè mới hướng tới thế kỷ thứ XXI.
(3) Coi Trung Quốc là đối tượng ngoại giao quan trọng, thường xuyên điều chỉnh chính sách đối ngoại giành thế chủ động trong quan hệ ngoại giao với nước này.
(4) Coi đối tượng phòng thủ quan trọng ở khu vực Đông Bắc Á là Nga và Bắc Triều Tiên, thực hiện chính sách vừa cảnh giác vừa cải thiện quan hệ với họ.
(5) Coi Đông Nam Á là khu vực chiến lược quan trọng cần được ra sức mở rộng các quan hệ một cách toàn diện cả về kinh tế lẫn chính trị và an ninh
Trước mắt, do quan hệ giữa các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, với các quốc gia đang phát triển ở khu vực, trên những vấn đề then chốt vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất đồng, Nhật Bản chủ trương đóng vai trò là người trung gian trong việc tháo gỡ những trở ngại này.
Chính vì lẽ đó, việc tự do hoá mậu dịch và đầu tư trong nội bộ khu vực là vô cùng quan trọng, và APEC cần trở thành hạt nhân của sự hợp tác kinh tế toàn khu vực. Nhật Bản dựa vào thực lực kinh tế hùng hậu và phương thức viện trợ chủ động của mình đang phát huy tác dụng lãnh đạo trong APEC nhàm tạo lập một kế hoạch cụ thể cho việc tự do hoá mậu dịch trong khu vực trước năm 2010.
Trong những năm 1990, hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản