- Xét về phía Việt Nam:
3.1.2. Tác động khách quan của các yếu tố môi trường khu vực và toàn cầu đến quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản
và toàn cầu đến quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
Trước hết là những ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực châu Á 1997-1998 đến các hoạt động thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Thực tiễn diễn ra đã cho thấy, mặc dù hai năm 1997 và 1998 kim ngạch thương mại trao đổi giữa hai nước vẫn duy trì được sự tăng trưởng khả quan, năm sau cao hơn năm trước, song không vì thế mà cho rằng quan hệ thương mại Việt - Nhật đã không bị ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á khi đó đang diễn ra gây rất nhiều khó khăn cho các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á, đặc biệt đối với Nhật Bản là cường quốc công nghiệp và thương mại có mối liên hệ kinh tế mật thiết hữu cơ với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực. Tại thời điểm 1997- 1998, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp ngay có thể là vì vị trí, vai trò của mối quan hệ này xét về lượng giá trị, quy mô kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước vẫn còn rất nhỏ so với lượng kim ngạch trao đổi với nhiều bạn hàng thương mại khác của Nhật Bản. Ngoài ra, cũng cần thấy rằng về cơ cấu hàng hoá trao đổi giữa hai nước, về cơ bản là cơ cấu hàng hoá mang tính chất bổ sung cho nhau về các lợi thế so sánh, ít bị hàng hoá của các nước khác trong quan hệ thương mại đa phương cạnh tranh. Dù nền kinh tế Nhật Bản có bị khó khăn nhiều do khủng hoảng kéo dài, hay do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, song vẫn rất cần những hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam, đó là các nguyên nhiên liệu thô, hàng công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ truyền thống, nông thuỷ sản… và ngược lại, hiện tại cũng như nhiều năm tới chắc chắn phía Việt Nam vẫn rất cần nhập khẩu từ Nhật Bản các máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại, các phương tiện giao thông vận tải tiên tiến, đồ điện tử…
Năm 1998, hoạt động thương mại quốc tế của Nhật Bản bị giảm sút nghiêm trọng, lần đầu tiên kể từ năm 1992, cả xuất và nhập khẩu của Nhật Bản đều bị giảm sút. Xuất khẩu trong năm này chỉ đạt có 386,3 tỷ USD, giảm 8,7% so với năm 1997, nhập khẩu đạt 279,3 tỷ USD, giảm 17,9% so với năm 1997. Nguyên nhân chính của sự giảm sút KNXK hàng hoá Nhật Bản là do khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á đã làm cho đồng tiền của các nước Đông và Đông Nam Á bị yếu đi nhiều so với đồng yên của Nhật Bản, mặc dù trong hai năm 1997-1998, để khôi phục nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng trở lại với tốc độ 3,6% năm 1996, Nhật Bản vẫn tiếp tục thi hành chính sách duy trì đồng Yên yếu so với đồng đô la Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu. Hậu quả từ việc đồng tiền các nứơc này bị giảm giá mạnh so với đồng Yên do khủng hoảng kinh tế gây ra đã khiến cho xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước này bị giảm sút mạnh. Nguyên nhân chính dẫn đến KNNK hàng hoá của Nhật Bản cũng bị giảm sút mạnh chính là do thu nhập và cầu trong nước của người dân Nhật giảm sút cùng với việc sụt giá dầu thô và giá nguyên liệu trên thị trường thế giới. Chính vì thế, bước sang năm 1999, quan hệ thương mại Việt - Nhật cũng bị ảnh hưởng lây lan chung, dẫn đến suy giảm cả về quy mô kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng thương mại do đó bị giảm sút theo.
Thứ hai là sự gia tăng quan hệ hợp tác khu vực giữa các nước ASEAN, các nước ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (ASEAN+3), các nước Á, Âu (ASEM), việc Trung Quốc gia nhập WTO đã gây ra những ảnh hưởng hai chiều, vừa thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các quốc gia, vừa làm phát sinh các hiện tượng cạnh tranh thương mại, ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản.
Những năm gần đây, nhằm nỗ lực thi hành các chính sách cải cách, đưa nền kinh tế vượt nhanh ra khỏi khủng hoảng, bên cạnh việc gia tăng các hoạt động đầu tư để phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hoá Nhật Bản ở các nước khu vực, tận dụng tại chỗ nguồn nhân
công giá rẻ, nguyên nhiên liệu vật tư và khai thác thị trường tiêu dùng sản phẩm tại chỗ để tăng lợi nhuận, Nhật Bản còn mở rộng cánh cửa thị trường trong nước để cho các sản phẩm hàng hoá của các nước khu vực tràn vào. Đây chính là việc Nhật Bản thực thi chính sách tự do hoá thương mại không chỉ gia tăng mạnh mẽ các hoạt động xuất khẩu vốn đã là thế mạnh từ nhiều năm qua, mà còn là sự đáp ứng tích cực các cam kết thương mại với ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Từ đó, đương nhiên sẽ nảy sinh tác động hai mặt đối với quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, vì hàng hoá của các nước khu vực, trong đó có cả hàng hoá Việt Nam sẽ được tự do hơn khi đưa vào thị trường Nhật Bản - một thị trường vốn rất khó tính về yêu cầu chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên, cũng do hàng hoá các nước khu vực dễ tràn vào Nhật Bản, đặc biệt là hàng Trung Quốc, sẽ cạnh tranh gay gắt với hàng Việt Nam, gây khó khăn cho hàng hoá Việt Nam trong quá trình chiếm lĩnh thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật, vì thực tế cho thấy ưu thế cạnh tranh của hàng Việt Nam còn thua kém so với hàng Trung Quốc đang có ở thị trường Nhật Bản cả về chất lượng, hình thức mẫu mã quảng cáo và nhất là về giá cả. Số liệu thống kê mới của tổ chức xúc tiến phát triển thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy: năm 2002, Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Nhật Bản, với KNXNK song phương đạt 101,5 tỷ USD. Đáng lưu ý năm 2002 cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên trong vòng 53 năm qua, Trung Quốc đã giành được vị trí của Nhật Bản, trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 3 vào Mỹ, sau Canada và Mêhicô. Trong 11 tháng đầu năm 2002, xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ đạt 113,5 tỷ USD trong khi Nhật Bản là 110,3 tỷ USD.