Nhu cầu và khả năng phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam và Nhật Bản

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT NAM NHẬT bản (Trang 82 - 83)

- Xét về phía Việt Nam:

3.1.1.Nhu cầu và khả năng phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam và Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản

Trước hết cần thấy rằng: mặc dù bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam và Nhật Bản trong suốt thập niên 1990 cho đến nay đã có những diễn biến rất khác nhau, song sự khác nhau đó hầu như đã không làm ảnh hưởng gì bất lợi đến quan hệ hợp tác hữu nghị trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực sôi động nhất đã phát triển từ nhiều năm qua vẫn là lĩnh vực thương mại. Thực tế cho thấy, tuy trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước còn chênh lệch rất lớn, song các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa hai bên vẫn có khả năng phát triển mạnh hơn nhiều so với hiện tại và thời gian đã qua. Trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản, mỗi nước đều có những lợi thế và mặt mạnh nhất định và đều có nhu cầu trao đổi, bổ sung cho nhau về các lợi thế so sánh, thế mạnh đó. Việt Nam là nước chưa phát triển về tiềm lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nhưng đang có lợi thế lớn về nguồn nhân công lao động giá rẻ, lại có nhiều nguồn tài nguyên thô, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, do đó có nhiều thuận lợi phát triển sản xuất để xuất khẩu sang Nhật Bản - một nước vốn đã rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, cung cấp cho họ các nguồn nhiên liệu khoáng sản thô, hàng công nghiệp nhẹ, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, các sản phẩm nông thuỷ sản đã qua chế biến hoặc sơ chế.

Ngược lại, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển mạnh với nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến, nên có lợi thế rất lớn về nguồn cung cấp các loại máy móc, thiết bị hiện đại, vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến mà Việt Nam đang rất cần cho quá trình đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Không những thế, trong lĩnh vực tiêu dùng, nhiều hàng hoá mang thương hiệu Nhật Bản từ nhiều năm qua đã chiếm lĩnh được uy tín với người tiêu dùng Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT NAM NHẬT bản (Trang 82 - 83)