Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu y mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 71 - 88)

1 ĩhời gian tô chức bán đấu giá cô

3.2.2Nhóm giải pháp vi mô

Một là, đẩy mạnh xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp trước thời điểm cổ phần hoá

Để đẩy mạnh tiến trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành các quy định về cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các quy định về xử lý nợ tồn đọng của các DNNN.

Để hỗ trợ xử lý dút điểm các khoản nợ tồn đọng, phản ánh đúng tình hình tài chính doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại DNNN, cơ chế xử lý nợ tồn đọng cần được đẩy mạnh theo hướng:

Thứ nhất, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý nợ tồn đọng theo hướng thông thoáng hơn, nhất là về tài liệu chứng minh nợ tồn đọng. Theo đó đối với các khoản nợ phải thu phát sinh từ 3 năm trở lên nếu không có tài liệu chứng minh hoặc con nợ không tồn tại hoặc đang thi hành án dân sự thì coi là

Đối với nợ phải thu khó đòi, không quy định khống chế mức trích lập dự phòng. Khi quá hạn cam kết, nếu chưa thu hồi được nợ, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng tuỳ theo tính chất, thời gian quá hạn và khả năng thu hồi nợ.

Thứ hai, đẩy mạnh việc xử lý nợ phải trả tồn đọng của các doanh nghiệp thông qua việc đnhá giá lại nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo, xoá nợ lãi vay. Việc xoá nợ lãi vay cho các doanh nghiệp cần được thực hiện khi kết quả kinh doanh bị lỗ và phải thực hiện cùng với cơ cấu lại tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp đé chuyển đổi hình thức sở hữu. Nội dung này cần được sự đồng thuận của tổ chức tín dụng - xem đây cũng là giải pháp lành mạnh tài chính của tổ chức tín dụng và tạo điều kiện để doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động hiệu quả, qua đó gián tiếp tăng hiệu quả hoạt động cho tổ chức tín dụng.

Thứ ba, Có chế tài quy định trách nhiệm đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc giám đốc công ty nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc không trích lập dự phòng phải thu khó đòi, báo cáo thiếu trung thực về tình hình tài chính công ty.

Hai là, tổ chức tốt hơn việc xác định giá trị doanh nghiệp và hoàn thiện cơ chế bán cổ phần lần đầu.

Giá trị doanh nghiệp cần được xác định phù họp với thị trường, khắc phục việc đánh giá giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản và việc áp đặt hành chính mang tính cảm tính hiện nay. Việc xác định giá trị doanh nghiệp qua nhiều thủ tục hành chính với hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp đã làm méo mó tính khoa học, chủ động của cơ quan định giá. Tiếp theo đó là việc lựa chọn tổ chức tư vấn phát hành và xác định giá khởi điểm đấu giá cũng Về quy trình cụ thể hướng dẫn việc mua bán cổ phần cho DNNN CPH, Quy định hiện nay 2 đối tượng được mua cổ phần không qua đấu giá lần đầu

là người lao động được mua với giá ưu đãi và cổ đông chiến lược mua theo giá

không thấp hon giá đấu thầu thành công bình quân. Giá ưu đãi lại được tính trên co sở giá đấu giá thành công bình quân, mà cụ thể người lao động được mua số cổ phần ưu đãi (mỗi năm làm việc được mua tối đa 100 cổ phần) theo giá giảm 40% so với giá đấu giá thành công bình quân; cố đông chiến lược (mua tối đa 50% số cổ phần bán ra) được mua theo giá không thấp hơn so với giá đấu giá thành công bình quân và không được chuyển nhượng cổ phần trong vòng 3 năm.

Về quy trình bán cổ phần, phương án đang là đem số cổ phần bán ra bên ngoài (bằng tổng số cổ phần trừ đi cổ phần nhà nước dự định nắm giữ, trừ

cổ phần bán ưu đãi cho người lao động và trừ cổ phần bán ưu đãi cho cổ đông chiến lược) bán theo hình thức đấu giá. Sau đó, tính ra giá đấu giá thành công bình quân để xác định giá bán ưu đãi cho người lao động và giá bán cho cổ đông chiến lược. Nếu việc đấu giá không bán hết tổng số cổ phần chào bán do nhà đầu tư từ chối mua, thì phần dư ra sẽ đem bán lại cho những nhà đầu tư đã

tham gia đấu giá có nhu cầu mua thêm theo giá không thấp hơn giá trúng thầu thành công bình quân hoặc tổ chức bán đấu giá lần 2. Nếu vẫn không bán hết thì sẽ điều chỉnh giá khởi điểm để bán tiếp hoặc điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ.

Với cách làm này, việc thu hút cổ đông chiến lược là rất khó khăn như đã nêu ở phần trên do họ phải chấp nhận mua cổ phần với giá và khối lượng chưa được xác định. Bên cạnh đó do phải mua theo giá thị trường, việc ưu đãi về giá đối với người lao động nhiều khi không thực sự trên thực tế khi giá thị trường biến động làm không ít người lao động phải từ chối quyền mua cổ phần. Việc điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ khi không bán hết số lượng cổ phần chào bán sẽ làm thay đổi lớn đến phương án kinh doanh, hiệu quả

tham gia quản lý doanh nghiệp, vừa đảm bảo thành công của đấu giá bán cổ phần.

Ba là, nâng cao hơn tính thị trường, tính minh bạch và công bằng trong cổ phần hoá

Công khai thông tin tài chính tức là thông báo cho các nhà đầu tư những thông tin quan trọng về tình hình tài chính để các nhà đầu tư quan tâm xem xét, đánh giá giá trị của công ty và đưa ra các quyết định đê đầu tư. Việc công khai thông tin về công ty đảm bảo tính công bằng trong mua bán, từ đó bảo vệ

nhà đầu tư hình thành giá cổ phiếu.

Hiện nay, tìm kiếm thông tin về tài chính của những doanh nghiệp thuộc đối tượng CPH gặp nhiều khó khăn.

Về mặt tài chính, công khai thông tin bao gồm việc phân tích và đáng giá thực trạng, triển vọng của doanh nghiệp, về thực trạng tài chính:

- Vốn và tài sản: đánh giá vốn và tài chính theo giá trị thực tế tại thời điểm CPH. Phản ánh rõ:

. Về tài sản cố định: là tình trạng, chủng loại, công nghệ, mức độ hiện đại, tính đồng bộ, năng lực của máy móc thiết bị...

. Về tài sản lưu động: tình hình dự báo, khả năng thanh toán.

- Hiệu quả kinh doanh: thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận 3 năm gần nhất thời điểm CPH.

Trong thời gian tới để nâng cao hơn tính thị trường, tính minh bạch và công bằng trong cổ phần hoá cần :

- Quy định bắt buộc về công khai tài chính: Nội dung công khai, hình thức công khai (qua các phương tiện thông tin đại chúng), thời gian công khai,

chất lượng thông tin đại chúng (số liệu công khai phải được cơ quan kiểm toán

xác lập), cơ quan sẽ tiếp nhận thông tin.

- Thành lập Tạp chí chuyên ngành chuyên về CPH trực thuộc Bộ Tài chính. Tạp chí là nơi phản ánh đầy đủ nhất về các doanh nghiệp chuẩn bị CPH

đang bán cổ phần, cũng như những chi tiết về tình hình tài chính của các doanh nghiệp này. Đây cũng là diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm và quảng bá nhận thức CPH đối với mọi tầng lớp xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành lập quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN hỗ trợ chi phí kiểm toán

hay niêm yết chứng khoán CTCP.

Bôn là, xác định rõ vai trò của người đại diện phần vốn Nhà nước tại

doanh nghiệp

Trong tiến trình CPH thời gian qua, không ít doanh nghiệp Nhà nước sau CPH vẫn còn một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ớ những doanh nghiệp này tất yếu phải có người đại diện cho Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các cổ đông. Trước khi Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 31/12/2004 của Chính phủ về quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp được ban hành, người đại diện và người trực tiếp quản lý phần vốn

hoạt động chuyên trách, ứng cử tham gia vào ban điều hành CTCP hoặc hoạt động kiêm nhiệm. Nhiệm vụ lớn nhất của người đại diện được giao nắm giữ số

vốn Nhà nước là sử dụng có hiệu quả cao nhất số vốn Nhà nước đầu tư vào CTCP. Theo đó, những CTCP mà số vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ, Nhà nước chỉ đóng vai trò cổ đông bình thường, thì tác động của người đại diện đối

với các quyết định của công ty rất hạn chế. Vì thế, để thông qua các quyết định quan trọng hoặc ngăn cản những quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi của

Nhà nước trong CTCP, người đại diện phải liên kết với các cổ đông khác mới có đủ số phiếu biểu quyết cần thiết theo điều lệ của công ty. Tuy nhiên, việc liên kết này không dễ dàng, thuận lợi, nên nhìn chung nhiệm vụ quan trọng nhất của người đại diện trong trường hợp này là theo dõi phân tích tình hình hoạt động CTCP, thu hồi lợi tức được chia. Trong trường hợp CTCP kinh doanh kém hiệu quả phải tìm các biện pháp để chuyển nhượng số cổ phần Nhà

nước và thu hồi vốn, tránh thiệt hại cho Nhà nước. Ớ những DNNN nắm cổ phần chi phối, người đại diện có trách nhiệm chỉ đạo để người trực tiếp quản lý phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nắm quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp; định hướng cho doanh nghiệp phát triển theo đúng đường lối chiến lược của Đảng; hoạch định các chiến lược kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ từng thời kỳ cho doanh nghiệp; bảo đảm cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Trong trường hợp này nhiệm vụ và quyền hạn của người đại diện được mở rộng nên họ cũng có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, đòi hỏi người đại diện phải có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao hơn.

Mặc dù theo các quy định hiện hành, vai trò và vị trí của người đại diện phần vốn Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của doanh

Những vấn đề phát sinh của CTCP mới được hình thành từ DNNN sau CPH như: Một số CTCP - DNNN CPH không cần Nhà nước nắm giữ quyền chi phối, nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ đã gây những khó khăn trong phát huy

tính chủ động của doanh nghiệp. Hiện tượng thu gom cổ phiếu vào một số người biến cổ phần hoá thành tư nhân hoá và những vấn đề tồn đọng trong sở hữu là những bất cập cần phải xử lý về vấn đề sở hữu. Với những bất cập đó, cần phải tập trung các vấn đề sau:

- Về nguyên tắc, cần tạo cho các CTCP - DNNN sau CPH những điều kiện khai thác các ưu việt của doanh nghiệp sau CPH. Sự phát triển của các doanh nghiệp này sẽ tạo mức lãi cổ tức cao, đây là cơ sở để các cổ đông bảo toàn cổ phiếu, nhất là công nhân của doanh nghiệp. Tinh trạng thu gom cổ phiếu vào một số người một cách không lành mạnh sẽ được hạn chế một cách tối đa.

- Đối với một số doanh nghiệp, Nhà nước không cần thiết phải nắm cổ phần chi phối, nhưng hiện đang nắm cổ phần chi phối: Nhà nước cần rà soát lại, đưa ra danh sách và có thể tiếp tục bán cổ phần của Nhà nước hiện đang nắm giữ hoặc cho phép doanh nghiệp tiếp tục phát hành cổ phiếu, một mặt tăng thêm vốn, mặt khác tạo sự thay đổi tương quan giữa phần vốn Nhà nước nắm giữ với phần vốn khác.

- Cần giải quyết một cách dứt điểm những vấn đề liên quan đến vốn quỹ

còn tồn đọng như:

+ Xử lý các vấn đề công nợ giữa doanh nghiệp CPH với Nhà nước cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau, về vấn đề này Tổng công ty đã có

+ Tiếp tục xử lý những vấn đề bất cập trong việc bàn giao lại tài sản, nhất là bàn giao các bất động sản như nhà xưởng, văn phòng làm việc... DNNN trước đây xây dựng trên đất đi thuê của các DNNN chưa CPH hoặc của các tổ chức khác.

Đối với tài sản xây dựng trên nền đất của DNNN chưa CPH, nếu đất đó

không ảnh hưởng đến hoạt động của DNNN chưa cổ phần, cần xử lý theo hướng đưa vào DNNN đã cổ phần và định giá cho doanh nghiệp để thu về ngân sách Nhà nước. Đối với đất thuê của các tổ chức khác, tuỳ theo sự cần thiết của các công trình có thể tạo những điều kiện để hai đơn vị thương lượng

giải quyết.

Hai là, giải quyết các vân đề về về tổ chức và quản lý

Những tiêu cực về tổ chức và quản lý của các DNNN sau CPH như khó khăn trong vay vốn; sự không rõ trong quản lý của Nhà nước vừa với tư cách là đại diện phần vốn của mình trong doanh nghiệp vừa là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, chi phối những người đại diện của Nhà nước trong doanh nghiệp, sự giảm sút quy mô và tốc độ tăng trưởng của các DNNN sau CPH là những vấn đề cần nhanh chóng được khắc phục ở các DNNN ngành xi măng sau CPH. Theo từng vấn đề xin được đưa ra các cách giải quyết sau:

- Về khó khăn trong vay vốn: Trong giải pháp liên quan đến CPH, chúng tôi đã có kiến nghị về vấn đề này. Không có vãn bản nào phân biệt sự khác biệt về vay vốn giữa DNNN và DNNN CPH. Tuy nhiên, trên thực tế có những tư tưởng dẫn đến những ứng xử khác nhau của các tín dụng đối với các doanh nghiệp khác nhau, về vấn đề này cần giải quyết từ 2 phía:

Những năm qua, hoạt động của các CTCP từ các DNNN CPH đã phần nào tạo được niềm tin của các tổ chức tín dụng. Vì vậy, việc vay vốn đã từng bước được cải thiện và đây là giải pháp cần thiết đối với doanh nghiệp.

+ Đối với Nhà nước, cần nghiên cứu cơ chế vay vốn hoặc tạo lập những cơ chế thuận lợi hơn nữa trong thu hút vốn; tạo sức cạnh tranh cho CTCP - DNNN sau CPH trong việc thu hút vốn đối với các tổ chức tín dụng, trước hết là các Ngân hàng.

- Về quan hệ quản lý vốn và hoạt động kinh doanh của Nhà nước đối với DNNN sau CPH với tư cách là người sở hữu hoặc nắm quyền chi phối doanh nghiệp: Một mặt có giải pháp thay đổi mối tương quan về quan hệ quản

lý vốn; mặt khác Nhà nước cần ban hành cơ chế quản lý theo hướng khoán vốn hoặc giải quyết các vấn đề quản lý theo cơ chế Hội đồng quản trị của CTCP nhằm tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Giải pháp tốt nhất là khoán quỹ vốn theo các tiêu chí bảo toàn và tăng trưởng vốn, tiếp nhận lợi ích thông qua lợi tức cổ phiếu như những cổ đông khác.

- Về sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của các DNNN sau CPH: Những giải pháp về vốn, về sở hữu, về quan hệ quản lý sẽ phát huy tác dụng nếu triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khai tốt, nhờ đó mức độ tăng trưởng của các DNNN sau CPH của ngành sẽ được tăng lên. Bên cạnh đó, các vấn đề sắp xếp lại tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư thêm tài sản cố định... là những vấn đề cần được các doanh nghiệp tập trung giải quyết.

+ Về sắp xếp lại tổ chức: tồn tại khá phổ biến ở các CTCP - DNNN sau CPH là vẫn duy trì kiểu tổ chức bộ máy quản trị như trước khi CPH. Tinh

nhất là trong bộ máy quản trị (ban giám đốc, các phòng ban chức năng...) phải có sự thay đổi mới hy vọng tạo sự chuyển biến của doanh nghiệp.

+ Về đào tạo lại đội ngũ lao động: Đây cũng là những vấn đề tối cần thiết đối với đội ngũ lao động của CTCP - DNNN sau CPH. Trong CPH, doanh nghiệp cũng có những bố trí lại đội ngũ lao động theo hướng tinh giản. Những người lao động tuổi cao, trình độ không phù hợp đã được giải quyết chế độ nghỉ việc (hưu chờ hoặc nghỉ chế độ...). Tuy nhiên, việc lựa chọn như vậy mới chủ yếu dựa vào tiêu chí tuổi tác, bằng cấp vào trong số nguồn lao

Một phần của tài liệu y mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 71 - 88)