Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xi măng Việt Nam

Một phần của tài liệu y mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 33 - 39)

ty Xi măng Việt Nam

Xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Cái nôi đầu tiên của ngành xi măng Việt Nam là Nhà máy xi măng Hải Phòng, được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899 với nhãn mác con Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã có mặt tại Hội chợ triển lãm Liege (Pháp) năm 1904 và hàng vạn tấn xi măng Hải Phòng đã có mặt trên thị trường tiêu thụ ở các nước như vùng Viễn Đông, Indonesia, Hoa Nam (Trung Quốc), Singapore,...

Sau khi Hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết năm 1954, Miền Bắc nước ta tiến hành công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN, còn Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nhà máy xi măng Hải Phòng được khôi phục và phát triển, vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ Nhà máy trong các cuộc

bán phá ác liệt bằng máy bay của Mỹ để đáp ứng nhu cầu xi măng phục vụ cho các công trình quốc phòng và phát triển kinh tế ở Miền Bắc.

Sau ngày 30/4/1975, Đất nước hoàn toàn thống nhất, ngoài Nhà máy xi măng Hải Phòng và một số cơ sở sản xuất xi măng lò đứng, ngành xi măng còn tiếp quản Nhà máy xi măng Hà Tiên với công suất 300.000 tấn/năm, sản xuất theo phương pháp ướt đã được xây dựng từ thời Mỹ - Nguy.

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980) để phù hợp với công cuộc xây dựng lại, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng mới hai nhà máy

với 2 lò quay phương pháp ướt, công suất 1,2 triệu tấn clinker/năm và đi vào sản xuất năm 1981. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch do hãng F.L Smidth (Đan Mạch) đầu tư với 1 lò quay phương pháp khô, công suất 1,1 triệu tấn clinker/năm và đi vào sản xuất năm 1983.

Phía Nam, tại tỉnh Kiên Giang, Nhà máy xi măng Hà Tiên được xây dựng với 02 lò quay phương pháp ướt của hãng Venot - Pic (Pháp). Từ năm 1991 được mở rộng với 1 lò quay phương pháp khô của hãng Polysius (Pháp). Clinker sản xuất, một phần đưa về Thủ Đức bằng đường thuỷ để nghiền và đóng bao phục vụ cho nhu cầu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước yêu cầu cấp bách về xi măng chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần 3 (1981 - 1985); để phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng đã và đang được đầu tư mới, ngày 7/9/1979 Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Ngày 1/4/1980 Liên hiệp các xí nghiệp xi măng bắt đầu đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước. Sau 13 năm hoạt động, ngày 05/10/1993, Bộ Xây dựng có quyết định đổi tiên Liên hiệp các xí nghiệp xi măng thành Tổng Công ty xi măng Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty xi măng Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị lưu thông, sự nghiệp của ngành xi măng với nhiệm vụ chính trị to lớn là sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc.

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là một trong 17 Tổng Công ty được tổ

chức và hoạt động theo quyết định 91 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh. Qua hon 10 hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91, Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã tạo được chuyển biến tốt về các mặt công tác, đạt được những kết quả theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo cân đối về xi măng trên thị trường trong nước, giữ bình ổn thị trường là công cụ vật chất để nhà nước điều

Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó cho phép “xây dựng Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao, có xuất khẩu một phần xi măng, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng ổn định thị trường xi măng trong nước”. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chuyển Tổng Công ty xi măng Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và đổi tên gọi Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.

* Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam có nhiệm vụ chính sau:

- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xi măng, tấm lợp amiăng xi măng, các sản phẩm từ xi măng, vật tư thiết bị và phụ tùng theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành kinh doanh xi măng của Nhà nước, chủ động trong công tác kinh doanh, bao gồm từ khâu kinh doanh xây dựng kế hoạch phát triển, chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản, xây lắp, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị, họp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với Pháp luật, chính sách của Nhà nước.

- Xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, cảng sông; xây dựng, quản lý,

khai thác đường bộ cao tốc, đường biển, đường sắt; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà xưởng, kho tàng, nhà ở, văn phòng; sản xuất kinh doanh điện; trồng rừng, khai

thác và chế biến cao su; xuất khẩu lao động; điều trị bệnh nghề nghiệp và khôi phục chức năng; du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ công cộng khác.

- Nhận vốn, bảo toàn và phát triền vốn do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phát triển của Tổng công ty.

* Tổ chức bộ máy:

+) Tổ chức bộ máy quản lý: Hiện nay, bộ máy tổ chức quản lý của Tổng Công ty ngoài HĐQT, Ban kiển soát, co quan Tổng giám đốc, có 11 phòng ban, bao gồm:

- Phòng kế hoạch chiến lược phát triển

- Phòng kỹ thuật

- Phòng Đầu tư xây dựng

- Phòng Thị trường

- Phòng Tổ chức lao động

- Phòng Thẩm định dự án

- Phòng Kế toán thống kê tài chính

- Phòng hợp tác quốc tế

- Công ty xi măng Hoàng Thạch,

- Công ty xi măng Tam Điệp,

- Công ty xuất nhập khẩu xi măng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng.

- Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn,

- Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn,

- Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1,

- Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2,

- Công ty cổ phần xi măng Hải Vân,

- Công ty cổ phần xi măng, Vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng,

- Công ty cổ phần Thạch cao xi măng,

- Công ty Cổ phần đá xây dựng Hòa Phát,

- Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải thương mại Hải Phòng,

- Công ty Cổ phần bao bì Hoàng Thạch,

- Công ty Cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai,

- Công ty cổ phần Sông Đà 12,

- Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ,

- Trung tâm đào tạo xi măng

- Trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng

+) Các đơn vị liên doanh có vốn đóng góp của Tổng công ty:

- Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng

- Công ty Xi măng Sao Mai (Hòn Chông - Kiên Giang)

Một phần của tài liệu y mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 33 - 39)