Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu y mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 68 - 71)

1 ĩhời gian tô chức bán đấu giá cô

3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô

Một là, Nhà nước cần có những quy định làm cơ sở cho việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa các công ty cổ phần với các cơ quan nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho CTCP hoạt động có hiệu quả.

Sau cổ phần hoá, các công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp,

việc quản lý của nhà nước không còn trực tiếp như trước, song trong thực tế đôi khi các co quan nhà nước vẫn còn can thiệp quá sâu vào hoạt động của các

CTCP làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính chủ động của CTCP. Một khuynh hướng khác là nhà nước hết trách nhiệm khi DNNN đã CPH. Cả hai khuynh hướng này đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của các CTCP.

Nhà nước, một mặt phải làm tốt vai trò kiểm soát vĩ mô, điều hành chính sách nhất quán, ổn định nhưng mặt khác không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các công ty cổ phần. Đặc biệt, nhà nước cần có quy định cụ

thể trách nhiệm của các co quan nhà nước trong việc phải tiếp tục cune cấp thông tin, phổ biến chế độ chính sách, tháo gỡ vướng mắc về nghiệp vụ cho các công ty cổ phần.

Chính phủ cần sửa đổi quy định về đất đai cho phù hợp. Cần đưa lợi thế

địa lý vào giá thuê đất, co chế giá thuê đất phải phù hợp với mục đích sử dụng

lựa chọn được các cổ đông có tiềm lực tài chính, có năng lực về quản lý và công nghệ mới, có thị trường, thương hiệu và uy tín, thực sự tham gia vào quá

trình quản lý, kinh doanh và quyết định đến xu thế phát triển, tương lai của doanh nghiệp - muốn vậy cần có cơ chế riêng đối với các cổ đông chiến lược cả về tỷ lệ cổ phần sở hữu, cơ chế mua bán cổ phần. Đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài, họ có những tiềm lực mà doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu, đang cần thì nên có cơ chế cho phép tham gia cao hơn mức quy định hiện hành.

Ba là, Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện phương pháp xác định giá trị cloanh nghiệp. Thực tế quá trình CPH thời gian qua cho thấy việc xác định giá trị doanh nghiệp để CPH còn mang nặng tính chủ quan của hội đồng định giá, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp nên kết quả đôi khi chưa chính xác, chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố đó là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai, sự lành mạnh của tình hình tài chính, hiện trạng của tài sản hữu hình, các tài sản vô hình như các

mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền kinh doanh, hợp đồng bao tiêu, bằng phát minh sáng chế,...; và trên tất cả, mọi thứ đều quyết định bởi năng lực con người, nó quyết định đến năng suất lao động, quá trình đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm, khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Vì vậy, xác định giá trị doanh nghiệp phải bằng cách định giá doanh nghiệp chứ không phải xác định giá trị tài sản- phải xác định giá trị thị trường của doanh nghiệp chứ không phải giá trị thị trường của tài sản. Muốn vậy cần có cơ chế để quy tụ được các công ty định giá chuyên nghiệp, các tổ chức tài chính.

Để có thể thực hiện việc đánh giá giá trị doanh nghiệp theo thị trường cần quy định việc đánh giá giá trị doanh nghiệp kết hợp bảo lãnh phát hành

thắng thầu nhưng cũng phải vừa đủ để nhà đầu tư có thể chấp nhận được vì nếu không thành công, đơn vị bảo lãnh sẽ phải mua hết số cổ phiếu theo giá cam kết hoặc nếu có thành công, định giá quá cao sẽ tổn hại cho uy tín của tổ chức bảo lãnh trong các đợt phát hành sau. Ở đây, một vấn đề thực tế đặt ra là các công ty chứng khoán trong nước chưa đủ sức tự đứng ra bảo lãnh phát hành, đặc biệt với các đơn vị quy mô lớn. Điều này chỉ có thể thực hiện khi nhà nước cho phép các ngân hàng đầu tư quốc tế thực hiện bảo lãnh hoặc liên danh với các công ty chứng khoán trong nước thực hiện. Việc này liên quan đến quy định hạn mức sử hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp phát hành không thành công và đơn vị bảo lãnh phải mua hết phần cổ phiếu không phát hành được. Vì vậy, cần quy định buộc đơn vị bảo lãnh nước ngoài phải hạ giá bán cho nhà đầu tư trong nước để đảm bảo tỷ lệ quy định trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, trường họp này là ít xẩy ra bởi hai lý

do: đơn vị bảo lãnh cũng phải tìm hiểu thị trường để xác định mức giá họp lý cho mình và tâm lý nhà đầu tư trong nước cũng yên tâm hơn và sẵn sàng chấp nhận mức giá mà các tổ chức nước ngoài với uy tín và kinh nghiệp của mình đã chấp nhận giá và được khảo sát kỹ lưỡng.

Thu hẹp diện công ty nhà nước giữ cổ phần chi phối. Chính sách cổ phần hoá đã được thực hiện 20 năm nay. Nền kinh tế đã hội nhập khá sâu sang

hướng kinh tế thị trường. Việc thu hẹp đối tượng nhà nước quản lý, điều hành kinh tế là cần thiết để nhà nước tập trung nguồn vốn cho các lĩnh vực phúc lợi xã hội không nhằm mục đích kinh doanh. Mặt khác, khi thực sự là nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm tiếng nói đồng thuận để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình nhằm đảm bảo mục tiêu, không nhất thiết nhà nước phải giữ cổ phần chi phối trên 50% mới đảm bảo định hướng chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh

công tác được mua 100 CP), cơ chế xử lý lao động dôi dư cũng được tính dựa trên số năm công tác của người lao động. Mục đích của chính sách này thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta đối với người lao động. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách còn hạn chế và chưa đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp. Thực tế nhiều doanh nghiệp người lao động không đủ khả năng tài chính để mua cổ phần với giá ưu đãi nếu giá trúng thầu quá cao hoặc nắm giữ cổ phần chỉ trong thời gian rất ngắn. Đối với các doanh nghiệp lớn, tỷ lệ cổ phần người lao động nắm giữ là rất nhỏ không có tiếng nói trong công ty cổ phần. Vì vậy theo tôi, cần điều chính chính sách theo hướng dành tỷ lệ sở hữu hợp lý cho người lao động. Số cổ phần này do nhà nước chi trả, người lao động được thực hiện các quyền của cổ đông, được nhận cổ tức hàng năm và chỉ được chuyển nhượng khi người lao động không còn làm việc cho công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu y mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w