III. Tổ chức luyện tập Chiếu slide
A/ PHẦN I: Kiểm tra trắc nghiệm kiến thức
Câu 1. Cấu tạo của Công tắc tơ gốm các bộ phận chính:
a. Cuộn dây, thanh lưỡng kim, cần động, nắp phần động, lò xo, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ.
b. Mạch từ, rơle nhiệt, nắp phần động, lò xo, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ.
c. Mạch từ, cuộn dây, cần động, nắp phần động, lò xo, tiếp điểm chính, rơle nhiệt.
d. Mạch từ, cuộn dây, cần động, nắp phần động, lò xo, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ.
Câu 2. Chọn dòng đặt trên rơle nhiệt bảo vệ cho động cơ theo điều kiện:
a. Có giá trị lớn hơn hoặc bằng từ năm đến bảy lần dòng định mức của động cơ.
b. Có giá trị lớn hơn 1 đến 3 cấp so với dòng chỉnh định trên rơle nhiệt. c. Có giá trị lớn hơn hoặc bằng từ 2,5 đến 3 lần dòng định mức của động
cơ.
d. Có giá trị lớn hơn hoặc bằng dòng định mức của động cơ.
Câu 3. Thanh lưỡng kim của rơle nhiệt có đặc điểm:
a. Điện trở thay đổi theo nhiệt độ. b. Điện dẫn suất lớn.
c. Thể tích của thanh thay đổi theo nhiệt độ.
d. Hệ số giãn nở nhiệt của 2 kim loại khác nhau lớn.
Câu 4. Ký hiệu có nghĩa là:
a. Tiếp điểm thường đóng rơle nhiệt. b. Phần tử công tác của rơle nhiệt. c. Cuộn dây của khởi động từ. d. Vị trí giao nhau giữa hai dây dẫn.
67
Câu 5. Khi sử dụng đồng hồ vạn năng cần thực hiện các bước nào?
a. Kiểm tra công tắc chức năng và sơ đồ đấu dây trước khi đo b. Thực hiện đúng trình tự các bước đo
c. Khi đo không chạm tay vào phần kim loại của que đo và đối tượng đo d. Tất cả các bước trên
Câu 6. Khi kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng kim ở vị trí nào là đạt yêu cầu:
a. Kim đứng ở vị trí vô cùng b. Kim lệch khỏi vị trí vô cùng c. Kim đứng ở vị trí không d. Kim lệch khỏi vị trí không
Câu 7: Để tính chọn dòng mở máy của động cơ 3 pha ta dựa vào công thức nào?
a. Imm = (57)Iđm
b. Imm = (1,11,3)Iđm
c. Imm = (37)Iđm
d. Imm = (2,53)Iđm
Câu 8: Để tính chọn dòng đặt cho Rơ le nhiệt dựa vào công thức nào?
a. Iqt = (2,53)Iđm
b. Iqt = (1,52)Iđm
c. Iqt = (57)Iđm
d. Iqt = (1,11,3)Iđm
Câu 9: Rơ le nhiệt làm việc dựa trên nguyên lý như nào?
a. Sự giãn nở của phiến lưỡng kim tác động vào cơ cấu tiếp điểm phụ. b. Lực hút sinh ra bởi cuộn dây và mạch từ
c. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
68
Câu 10: Công tắc tơ là một loại khí cụ điện dùng để đóng cắt, điều khiển các thiết bị điện một chiều và xoay chiều có:
a. Điện áp đến 220V, dòng điện đến 600A. b. Điện áp đến 250V, dòng điện đến 600A. c. Điện áp đến 500V, dòng điện đến 600A. d. Điện áp đến 6000V, dòng điện đến 600A.
Kiểm tra thực hành 1.Nội dung:
Lắp đặt mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc bằng bộ khởi động từ đơn.
Mạch điện gồm các thiết bị sau: 01 ATM 3 pha; 02 ATM 1 pha 1cực; 02 nút ấn; 01 khởi động từ (Rcd =100, Uđm = 380V); 02 đèn báo hiệu 220V xanh, đỏ; 01 động cơ điện không đồng bộ 3 pha: P = 1,7kW; cos = 0,78; /Y- 220/380V;
=0,86; f= 50Hz.
2. Yêu cầu phần thực hành:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị.
- Đấu mạch đúng sơ đồ, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật. - Thao tác điều khiển được mạch điện.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thực hành.