399 Lắp mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ
3.1 Cấu trúc lại chương trình môn Điện cơ bản theo mô đun
Như đã phân tích ở chương 2, chương trình môn học Điện cơ bản hiện nay được cấu trúc thành các bài học. Nhưng nhiều bài thời lượng dài và phân bổ thời gian lý thuyết chưa hợp lý nên không phù hợp để dạy theo NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mặt khác theo quyết định của tổng cục dạy nghề bắt đầu từ năm 2009 các trường nghề phải cấu trúc lại các môn học thành các mô đun. Sau đó từng mô đun sẽ được tiến hành dạy theo NLTH.
a. Nguyên tắc cấu trúc lại nội dung môn Điện cơ bản theo mô đun
- Giữ nguyên tổng số giờ của môn học (bao gồm tổng số lý thuyết và thực hành)
- Kiến thức học ở mô đun trước phục vụ mô đun sau
- Tránh chia thành các mô đun có thời lượng quá nhỏ hoặc có thời lượng quá lớn. Nên ghép các nội dung có kiến thức độc lập nhưng thời lượng quá nhỏ vào với nhau.
- Không nên chia quá nhỏ thành nhiều mô đun sẽ làm nội dung rời rạc, thiếu tính gắn bó.
46
Dựa vào nguyên tắc đã nêu tác giả xây dựng các mô đun Điện cơ bản theo bảng 3.1
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra(*) M1 Sử dụng Đồng hồ vạn năng 6 1 5 1 M2 Sử dụng Mêgômmét đo điện trở cách
điện của các thiết bị hạ áp 6 1 5
M3 Lắp mạch điện chiếu sáng 48 8 40 1
M4
Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ một pha rôto lồng sóc
18 3 15
1
M5 Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng động
cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc. 24 4 20
M6
Lắp mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc bằng khởi động từ đơn.
24 4 20 1
M7
Lắp mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc bằng khởi động từ kép.
24 4 20 1
M8 Lắp đặt mạch điện điều khiển máy bơm
nước một pha tự động. 12 2 10
M9
Lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc (đóng, mở cửa rào, cửa cuốn)
24 4 20
2