Để hoạt động công vụ thực sự mang lại hiệu quả cao, bên cạnh các quyền như đã nêu trên Nhà nước ta còn quy định một số quyền khác mà Cán bộ, công chức được hưởng như: Cán bộ, công chức được đảm bảo quyền học tập, nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hi sinh trong khi thi hành công vụ được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sỹ,…
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm. Do đó, Nhà nước ta luôn khuyến khích và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để Cán bộ, công chức nâng cao trình độ học vấn và được tham gia nghiên cứu khoa học. Nhờ đó, Cán bộ, công chức có điều kiện phát huy tối đa năng lực, khả năng của bản thân cũng như đáp ứng được nhu cầu của họ về học tập. Thực tế cho thấy chất lượng đội ngũ Cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, hiệu quả hoạt động công vụ từng bước được cải thiện.
- Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động công vụ, theo quy định Cán bộ, công chức còn được phép tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội, như: quyền tham gia sản xuất - kinh doanh, Quyền tham gia các hoạt động hội họp bên ngoài mà nhà nước không cấm đối với người cán bộ, công chức...
- Để hoạt động công vụ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và để Cán bộ, công chức toàn tâm toàn ý hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, Nhà nước còn quy định quyền được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại cho Cán bộ, công chức.
Ngoài ra, Nhà nước còn quy định chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với Cán bộ, công chức.
Từ ngày 1/1/2012, theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 152/2006/NĐ- CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện mức đóng BHXH như sau: người lao động đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH (hiện nay là 6%); người sử dụng lao động đóng bằng 17% (hiện nay là 16%). Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc của cả người lao động và người sử dụng lao động là 24% (trong đó: 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất).
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội của Cán bộ, công chức là quyền của Cán bộ, công chức và là trách nhiệm của Nhà nước. Tham gia bảo hiểm xã hội là cách để Cán bộ, công chức gián tiếp tham gia vào sự phát triển và ổn định xã.
- Pháp luật còn quy định Cán bộ, công chức nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ được xem xét hưởng chế độ chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sỹ.
- Ngoài ra, Cán bộ, công chức đạt thành tích xuất sắc trong khi thi hành công vụ sẽ được biểu dương, khen thưởng.
Có thể nói, việc quy định quyền của Cán bộ, công chức là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nếu Cán bộ, công chức được giao quá nhiều quyền thì rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền, chuộc lợi cá nhân.
Bên cạnh các quy định về quyền và Nghĩa vụ của cán bộ công chức thì để xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh pháp luật cũng có quy định một số điều Cán bộ, công chức không được làm như: những việc Cán bộ công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ,đến bí mật Nhà nước, điều này được quy định tại các Điều 18, điều 19, điều 20 Mục 4 của Luật Cán bộ công chức (2008/2010)