Quyền của cán bộ,công chức về nghỉ nghơ

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước (Trang 29 - 31)

Bên cạnh việc được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ, tiền lương, pháp luật Việt Nam còn quy định quyền về nghỉ ngơi cho đội ngũ Cán bộ, công chức. Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian trong đó Cán bộ, công chức không phải thực hiện nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian cho việc riêng của bản thân.

Quy định thời giờ nghỉ ngơi đối với Cán bộ, công chức cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với họ. Mặt khác, đây là quyền rất cần thiết và quan trọng đối với người lao động nói chung và đối với Cán bộ, công chức nói riêng. Với quyền này, Cán bộ, công chức sẽ có điều kiện để nghỉ ngơi, bù đắp những hao tổn về sức lao động mà họ đã bỏ ra. Do đó, Cán bộ, công chức sẽ có được cảm giác thoải mái, hiệu quả công vụ sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, với thời gian nghỉ ngơi của mình Cán bộ, công chức sẽ có thêm thời gian tham gia các hoạt động xã hội, chăm sóc gia đình.

Quyền nghỉ ngơi của Cán bộ, công chức được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luât cũng như các thông tư, nghị định hướng dẫn. Các văn bản này quy định về số ngày nghỉ, thời gian nghỉ, điều kiện áp dụng đối với Cán bộ, công chức. Theo đó, trong thời gian làm việc, Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng. Trong trường hợp do yêu cầu, nhiệm vụ, Cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ. Cụ thể Cán bộ, công chức có các ngày nghỉ lễ sau:

- Tết dương lịch: nghỉ một ngày( ngày 1/1 dương lịch)

- Tết âm lịch( tết Nguyên đán): nghỉ 4 ngày : một ngày cuối năm và ba ngày đầu âm lịch).

- Ngày giải phóng miền Nam 30/4: nghỉ một ngày. - Quốc tế lao động 1/5 nghỉ một ngày

Theo quy định, nếu những ngày trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì Cán bộ, công chức sẽ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Ngoài quy định áp dụng chung đối với cán bộ, công chức pháp luật còn quy định về đối tượng và thời gian nghỉ đối với trường hợp đặc biệt như: cán bộ, công chức là nữ mang thai. Hiện nay, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 thì thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ là 4 tháng. Tuy nhiên đến ngày 1/5/2013 khi Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực thì thời gian nghỉ trước và sau sinh của Cán bộ, công chức là 6 tháng. Việc nâng mức thời gian nghỉ thai sản từ 4 lên 6 tháng cho thấy rằng Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến người lao động nữ nói chung và Cán bộ, công chức là nữ nói riêng.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luât về lao động, người lao động nói chung, trong đó có Cán bộ, công chức còn được nghỉ để giải quyết việc riêng: nghỉ ốm, nghỉ để lo việc gia đình( cưới hỏi, ma chay), nghỉ mất sức. Ngoài ra, hằng năm tùy vào từng cơ quan, đơn vị Cán bộ, công chức có đủ điều kiện còn có thời gian nghỉ đi du lịch, đi tham quan, nghỉ mát.

Như vậy, có thể nói Nhà nước ta quan tâm đến đội ngũ Cán bộ, công chức không chỉ về mặt vật chất mà còn cảvề mặt tinh thần.Và nghỉ ngơi là quyền rất quan trọng đối với người lao động nói chung và Cán bộ, công chức nói riêng. Quy định về chế độ nghỉ ngơi hợp lý, rõ ràng sẽ tạo động lực cho Cán bộ, công chức hoàn thành tốt công việc được giao từ đó hiệu quả hoạt động công vụ sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w