Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phần mềm mastercam x5 để thiết kế và gia công chi tiết máy và xây dựng bài giảng, giảng dạy phần mềm mastercam x5 (Trang 68 - 81)

3.3.1 Tổng quan về thiết kế bài giảng điện tử

Trong giai đoạn hiện nay nâng cao chất lượng giáo dục nhất là đổi mới về phương pháp giảng dạy là yêu cầu cấp thiết để phát huy các khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động tìm hiểu tri thức của người học.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy – học là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa và cần phải được thực hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay chúng ta mới có thể thực hiện tốt mục tiêu giáo dục các bậc học với hiệu quả cao nhất. Nghị quyết TW2 khoá 8 đã chỉ rất rõ và cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện nếp sống tư duy hiện đại vào quá trình dạy hoc, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, nghiên cứu cho học sinh, sinh viên...”[15].

Ở Việt Nam thì khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính

phủ Việt Nam, như sau: “ Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hôi”[14].

Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, làm thế nào để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao nhất đang là vấn đề được nghành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Ứng dụng CNTT vào dạy- học là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm dạy học để phục vụ việc dạy-học. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera...với âm thanh, bản đồ, biểu đồ...được trình bày qua máy tính được đưa vào bài giảng nhằm kích thích hứng thú của người học. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công cụ lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.

CNTT tạo ra nhiều mô hình học tập mới:

1. Dạy học có sự trợ giúp của máy tính (Computer Based Training – CBT) 2. Dạy học từ xa (Distance Learning)

3. Dạy học qua mạng (Online Learning Training – OLT) 4. Dạy học trên môi trường ảo (E- Learning)

3.3.2 Công nghệ dạy học hiện đại và bài giảng điện tử 3.3.2.1. Công nghệ:

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Lạc công nghệ được định nghĩa “ là một hệ thống những phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào một đối tượng nào đó, đạt một thành quả xác định cho con người” [8, tr4 – Bài giảng lý luận và công nghệ dạy học hiện đại].

3.3.2.2. Công nghệ dạy học hiện đại:

Công nghệ dạy học là một quá trình công nghệ đặc biệt sản xuất những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người). Học sinh vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Vì vậy cần xem xét kỹ đầu ra (mục tiêu đào tạo), đầu vào (học sinh) và các quá trình khác [11].

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Lạc trong “ Bài giảng lý luận về công nghệ dạy học hiện đại” công nghệ dạy học hiện đại “là một hệ thống những phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào người học, hình thành một nhân cách xác định”[8, tr4].

3.3.2.3. Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại

Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại là sự kết hợp của thành tựu của khoa học giáo dục (giáo dục học, kinh tế học…) và thành tựư của các khoa học liên quan ( sinh học, tin học…) để tổ choc khoa học quá trình dạy học gồm: đầu ra (mục tiêu), đầu vào (học sinh), điều kiện, phượng tiện dạy học, nôị dung đào tạo, hệ thống phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nhằm đạt mục đích đào tạo với chi phí tối ưu.

3.3.2.4. Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại

- Tính hiện đại: thường xuyên áp dụng vạo thực tiễn dạy học những đổi mới về giáo dục một cách có căn cứ khoa học và được kiểm tra bằng thực nghệm.

- Tối ưu hoá: chi phí thấp nhất về thời gian, tiền của, sức lực nhưng đạt kết quả cao nhất trong quá trình đào tạo.

- Tính lặp lại kết quả: cùng một quá trình đào tạo phải đạt được những kết quả mong muốn gần giống nhau.

- Tính khoa học: vận dụng các tri thức khoa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đào tạo.

- Tính khách quan: có các tiêu chí đánh giá kết quả học tập rõ ràng để việc đánh giá được khách quan, kịp thời về định lượng và định tính.

- Tính phương tiện: sử dụng phương tiện truyền thông và đồ dùng dạy học. - Tính tích hợp: sử dụng thành tựu của nhiều khoa học vào việc đào tạo.

- Hệ thống hoá: chương trình hoá hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xã hội, tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình nhất định.

3.3.2.5. Tác dụng của công nghệ dạy học

=> Ưu điểm:

- Nâng cao năng suất và hiệu quả của dạy học.

- Cho phép cá thể hoá giáo dục: người học có thể học mội lúc, mọi nơi.

- Tăng cường sự bình đẳng trong giáo dục: bình đẳng trong quan hệ thầy – trò. - Góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn cơ sở khoa học của dạy học, tạo

cho nó những nền tảng khoa học vững chắc. => Nhược điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và con người. - Chỉ áp dụng cho một số môn học cụ thể.

3.3.2.6. Điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại:

Một công nghệ ( phương tiện, phương pháp và kỹ năng) dạy học chỉ có tác dụng tốt khi được sử dụng theo quan điểm công nghệ và hệ thống [8].

Theo quan điểm công nghệ:

• Phải có phương tiện( máy tính, máy chiếu) thích hợp và điều kiện vận hành tương ứng.

• Người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học cũng như về chuyên môn…) đủ để làm chủ quá trình dạy học.

• Người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những thuận lợi do công nghệ hiện đại đem lại.

• Công nghệ dạy học hiện đại là hệ thống con trong hệ thống công nghệ dạy học nói chung.

• Công nghệ dạy học hiện đại phải được sử dụng trong mối tương quan với công nghệ dạy học truyền thống đảm bảo cho quá trình dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu quả.

3..3.3.Tiếp cận công nghệ dạy học hiện đại qua bài giảng điện tử

3.3.3.1 .Khái niệm bài điện tử

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường Multimedia do máy tính tạo ra. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Thông tin được truyền dưới nhiều kênh thông tin: Văn bản (Text), đồ hoạ (Graphics), ảnh động( animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phím video( video clip) (Hình 1.2).

Hình 1.2. Các dạng kênh thông tin

• Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được Multimedia hoá. Có thể nói quá trình sử dụng học liệu multimedia trong dạy học chính là quá trình “ Thầy dạy bằng đa phương tiện, Trò học bằng đa giác quan”.

Theo các chuyên gia UNESCO, multimedia được phân loại theo vai trò và quyền kiểm soát của người học đối với chương trình, cụ thể:

• Multimedia có cấu trúc dạy học theo trật tự cố định • Multimedia có cấu trúc dạy học không theo trật tự cố định • Multimedia hướng dẫn khám phá

• Multimedia dùng để sản xuất ra sản phẩm multimedia

Các nguyên tắc sư phạm cần quan tâm khi sử dụng học liệu multimedia:

• Định hướng người học

• Người học tham gia tương tác với vấn đề • Bảo đảm có luyện tập và thực hành

• Luôn nhận phản hồi từ người học và hiệu chỉnh học liệu multimedia • Khuyến khích người học cộng tác vào việc thiết kế và phát triển học liệu multimedia

Ngoài ra có thể hiểu BGĐT là sản phẩm của sự kết hợp giữa nhà sư phạm và nhà tin học, nó có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

- Là một hay nhiều trang tư liệu thể hiện nội dung dạy học đựơc lựa chọn cô đọng một cách sư phạm và khoa học, có thể quan sát được trên màn hình máy tính hoặc thông qua các thiết bị ngoại vị để đưa lên màn hình lớn. Tư liệu bài giảng bao gồm: nột dung chuyên môn được thể hiện bằng chữ viết và hình ảnh động hoặc tĩnh, các sơ đồ, biểu đồ...phần ôn tập và luyện tập, phần đánh giá và kiểm tra, phần nâng cao...với âm thanh, màu sắc kết hợp.

- GV và HS có thể điều khiển việc thể hiện dữ liệu và liên kết với các trang thông tin khác để mở rộng kiến thức thông qua bàn phím, chuột và các nút lệnh ngay trên các trang tư liệu.

- Bài giảng điện tử thể hiện được toàn bộ kế hoạch hoạt động của học sinh và giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học cùng với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể với hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

3.3.3.2. Một số đặc trưng của bài giảng điện tử

- BGĐT là một chương trình hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của thầy và trò. - Bài giảng điện tử là một chương trình dạy học được số hoá và cài đặt vào máy vi tính, ở đó thể hiện toàn bộ hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, được giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học cùng với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể với hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học[19].

- Nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử phân biệt với bài giảng truyền thống là kiến thức trong bài giảng, những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: Kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu. Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera... với âm

thanh, văn bản, biểu đồ…được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan.

3.3.3.3. So sánh sự giống và khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án truyền thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Giống nhau: Giáo án điện tử và giáo án truyền thống là phương tiện không thể thiếu của người giáo viên khi lên lớp. Trong hoạt động dạy học người giáo viên gần như bắt buộc phải có giáo án trước khi lên lớp.

Trong khi giáo án điện tử và giáo án truyền thống đều thể hiện rõ hai hoạt động chủ yếu là hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh.

* Khác nhau: ( bảng 1.2)

3.3.3.4. Quy trình thiết kế BGĐT

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự ra đời của máy vi tính đã làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên đơn giản hơn thông qua những bài giảng điện tử mà giáo viên đã chuẩn bị.

Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa giáo án truyền thống và giáo án điện tử

Giáo án truyền thống Giáo án điện tử Kế hoạch hoạt động của thầy và trò

được người giáo viên trình bày ra giấy

Kế hoạch hoạt động của thầy và trò được số hoá và đưa vào máy dưới dạng một chương trình

Nội dung dạy học là toàn bộ tri thức trong SGK, giáo trình môn học và chủ yếu được trình bày dưới dạng văn bản đôi khi có sử dụng thêm mô hình, bảng biểu...

Nội dung dạy học gồm cả kiến thức cơ bản và kiến thức mở rộng được diễn đạt dưới dạng văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, âm thanh, video...thông qua việc sử dụng các siêu liên kết nhằm kết nối giữa các mục, các nội dung với nhau và có thể sử dụng trong việc kiểm tra kiến thức cũ, liên hệ giữa lý thuyết và bài tập

gian dành cho thưc hành và làm bài tập ít

tăng thời gian thực hành và làm bài tập Việc nhận thông tin phản hồi sau bài

học được thực hiện thông qua câu hỏi vấn đáp hay câu hỏi được viết ra giấy nên khó đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh.

Việc nhận thông tin phản hồi sau bài học được thực hiện một cách khách quan bằng các câu hỏi trắc nghiệm được số hoá và đưa vào máy tính nên việc kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh nhận được kết quả tức thời và đánh giá chính xác để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học.

Việc sử dụng máy vi tính ngày nay không còn xa lạ với giáo viên. Tuy nhiên, để soạn giảng được một bài học có ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính và biết một số phần mềm để sử dụng trong quá trình dạy học.

Quy trình thiết kế BGĐT được thực hiện theo sơ đồ sau:[11]

Hình 1.4. Sơ đồ quy trình thiết kế bài giảng điện tử

Từ sơ đồ trên BGĐT có thể được thiết kế theo quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, môn học

Ý tưởng Âm thanh Văn bản Liên kết các Slide và trình chiếu Mục đích và nội dung bài giảng Hình ảnh Thiết kế tong Slide

Đổi mới phương pháp giảng dạy trong dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm” do đó giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài học, mục tiêu môn học phải tập trung vào người học. Sau khi học xong bài học, môn học sinh có khả năng gì. Để đạt được điều đó giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng chương, từng bài, nội dung của từng đề mục trong bài. Mục tiêu phải được xác định rõ ràng và phải đạt được cả ba tiêu chí đáng giá là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học.

Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm và Multimedia hóa các đơn vị kiến thức, xây dựng các thư viện tài liệu (ý tưởng)

- Lựa chọn kiến thức cơ bản nội dung trọng tâm

Giáo viên cần bám sát vào chương trình dạy học, SGK, giáo trình môn học để chọn lựa, sắp xếp những nội dung cơ bản, trọng tâm một cách logic, khoa học phù hợp với thực tiễn và đảm bảo nguyên tắc sư phạm. Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học còn đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu tham khảo thêm các kiến thức trên các kênh thông tin khác nhau ngoài SGK, giáo trình để mở rộng kiến thức giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức của bài học. - Multimedia hoá các đơn vị kiến thức

Multimedia hoá các đơn vị kiến thức là bước quan trọng trong thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản để phân biệt bài giảng điện tử với bài giảng truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phần mềm mastercam x5 để thiết kế và gia công chi tiết máy và xây dựng bài giảng, giảng dạy phần mềm mastercam x5 (Trang 68 - 81)