Các chức năng và ý nghĩa của các mục chọn trên thanh menu chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phần mềm mastercam x5 để thiết kế và gia công chi tiết máy và xây dựng bài giảng, giảng dạy phần mềm mastercam x5 (Trang 48)

Menu chính gồm nhiều mục chọn. Nhấp chuột vào mỗi mục chọn xuất hiện một Menu con kéo xuống. Trong mỗi Menu con chứa các lệnh thuộc từng nhóm lệnh tương ứng.

Cụ thể:

- Mục chọn Screen: chứa các lệnh thiết lập cấu hình.

Ví dụ:

- Lệnh Copy Image to Clipboard: copy đối tượng hiển thị trên màn hình thành hình ảnh nhị phân. Ảnh được sử dụng để dán vào các ứng dụng khác.

Main Menu → Screen → Copy Image to Clipboard.

- Lệnh Regenerate Display List: dùng để xây dựng lại hiển thị đối tượng theo tỷ lệ màn hình hiện hành. Dùng Regenerate Display List trên màn hình xuất hiện vấn đề: hiển thị với tốc độ chậm khi sử dụng chức năng Zoom và Unzoom. Hoặc đối tượng hiển thị không đúng với hình dạng đã thiết kế hoặc không hiển thị.

- Mục chọn File: chứa các lệnh quản lý tệp.

Ví dụ:

- Lệnh Open: Mở bản vẽ đã có. Main Menu → File → Open. Xuất hiện bảng thoại Open:

+, Endpoint: tạo đoạn thẳng qua 2 điểm.

+, Closect: tạo đoạn thẳng ngắn nhất nối hai đường cong hoặc giữa đường cong với một điểm.

+, Bisect: tạo đường phân giác của một góc được tạo từ hai đoạn thẳng cắt nhau.

+, Perpendicular: tạo đoạn thẳng vuông góc với một đoạn thẳng, cung tròn. +, Parallel: tạo đoạn thẳng song song với đoạn thẳng cho trước.

Các lựa chọn:

+, Circle Edge Point: tạo cung tròn khi biết tâm và độ dài dây cung. +, Circle Center Point: tạo cung tròn khi biết tâm và bán kính. +, Arc Polar: tạo cung tròn theo toạ độ cực.

+, Arc Polar Endpoint: tạo cung tròn theo toạ độ cực khi biết toạ độ điểm cuối.

+, Arc Endpoint: tạo cung tròn theo toạ độ điểm cuối. +, Arc 3 Point: tạo cung tròn đi qua 3 điểm.

+, Arc Tangent: tạo cung tròn khi biết tiếp tuyến.

+, Move: không cần giữ lại đối tượng cũ sau khi tạo đối xứng. +, Copy: giữ lại đối tượng cũ sau khi tạo đối xứng.

+, Joint: kết nối đối tượng cũ với đối tượng mới sau khi tạo đối xứng. - Lệnh Rotate: xoay đối tượng.

Main Menu → Xform → Rotate.

Sau khi chọn đối tượng để xoay và chọn tâm xoay, xuất hiện bảng chọn Rotate:

+, Move: không cần giữ lại đối tượng cũ sau khi xoay. +, Copy: giữ lại đối tượng cũ sau khi xoay.

+, Joint: kết nối với đối tượng cũ sau khi xoay.

+, Mục chọn Create/Surface: chứa các lệnh vẽ bề mặt.

Ví dụ:

- Lệnh Sweep: tạo bề mặt bằng cách quét biên dạng

quanh đường dẫn.

Main Menu→ Create → Surface → Sweep.

Xuất hiện dòng nhắc:

Define the across contour: chọn thứ tự các biên dạng.

Nhấn Done.

Define the along contour: chọn đường dẫn. Nhấn Do it.

- Lệnh Revolve: Tạo bề mặt bằng cách quay biên dạng quanh một trục. Main Menu → Create → Surface → Loft.

Xuất hiện dòng nhắc:

Define contour 1: chọn biên dạng 1.

Define contour 2: chọn tiếp biên dạng 2 hoặc nhấn Enter để kết thúc. Select the axis of rotation: chọn trục xoay.

- Các lệnh hiệu chỉnh bề mặt. Ví dụ:

- Lệnh Offset: tạo bề mặt mới cách bề mặt gốc một khoảng xác định. Main Menu → Create → Surface → Offset.

Xuất hiện dòng nhắc:

Select surface to offset: chọn bề mặt gốc. Nhấn Done. Xuất hiện các mục chọn:

Đặt các thông số: +, Select: chọn lại bề mặt.

+, Single Flip: đảo hướng bề mặt offset. +, Cycle/Next: kiểm tra cả chu trình. +, Offset Distance: khoảng cách offset. +, Copy: giữ lại bề mặt cũ sau khi offset. +, Move: không giữ lại bề mặt cũ.

+, Offset: trên màn hình hiển thị mũi tên chỉ hướng, đổi hướng chọn Flip. Nhấn OK.

- Lệnh 2 Surface blnd: nối hai bề mặt.

Main Menu → Create → Surface → 2 surface bld.

Xuất hiện dòng nhắc:

Select a surface to blend onto: chọn bề mặt thứ nhất.

Slide arrow to position to blend onto: định vị trí mũi tên xác định vị trí đường nối.

Mũi tên hiển thị đường nối được tạo, chấp nhận chọn OK, đổi hướng chọn Flip.

Select a surface to blend onto: chọn bề mặt thứ hai.

Slide arrow to position to blend onto: định vị trí mũi tên xác định vị trí đường nối.

- Mục chọn Solids: chứa các lệnh vẽ khối đặc.

Ví dụ:

- Lệnh Sweep: tạo khối bằng cách quét biên dạng dọc một trục.

Main Menu → Solids → Sweep. Xuất hiện dòng nhắc:

Select chain(s) to be sweep 1: chọn đường biên dạng thứ nhất để quét. Đường biên dạng phải kín (hình a)

Select chain(s) to be sweep 2: chọn đường biên dạng thứ hai để quét. Nhấn Done kết thúc.

Select chain for sweep path: chọn trục quét (hình a) Xuất hiện bảng thoại Sweep Chain với các mục chọn:

+, Create Body: tạo khối (mặc định) +, Cut Body: tạo khối cắt một khối đã có. +, Add Boss: cộng thêm một khối.

Nhấn OK kết thúc lệnh, kết quả trên hình b.

Hình a Hình b

- Lệnh Loft: tạo khối bằng cách nối 2 biên dạng. Đường biên dạng phải kín.

Main Menu → Solids → Loft. Xuất hiện dòng nhắc:

Define contour 1: chọn biên dạng thứ nhất. Define contour 2: chọn tiếp biên dạng thứ hai.

Nhấn Done.

Xuất hiện bảng thoại Loft Chain:

Create Body: tạo khối (mặc định) +, Cut Body: tạo khối cắt một khối đã có. +, Add Boss: cộng thêm một khối.

Nhấn OK kết thúc lệnh. Kết quả:

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGUYÊN CỨU THIẾT KẾ BGĐT VÀO GIẢNG DẠY 3.1. Tổng quan nghiên cứu bài giảng điển tử

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh huởng của xã hội tri thức và toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của CNTT – TT, Internet, công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia) đã mang lại cuộc cách mạng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội và cũng tác động mạnh mẽ đến giáo dục làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học[1].

Tại hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỉ 21 “ Tầm nhìn và hành động” tại Pari diễn ra ngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 1998 do UNESCO tổ chức đã đưa ra ba mô hình giáo dục: (bảng 1.1)

Công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia) cho phép tích hợp nhiều dạng dữ liệu như: văn bản, hình ảnh, đồ thị, bảng biểu, video… vào bài giảng nhằm giúp HS có thể tiếp thu bài học qua nhiều kênh thông tin.

Bảng 1.1: Mô hình giáo dục

Mô hình Vai trò trung tâm Vai trò người học Công nghệ sử dụng

Truyền thông GV Thụ động Bảng, tivi, radio, đèn chiếu

Thông tin Người học Chủ động MTĐT

3.2. Phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện dạy học

3.2.1 Phương tiện

Phương tiện theo từ điển Bách Khoa toàn thư Micrososf Encyclopedia – 99 được hiểu là một người hoặc một vật trung gian hay một công cụ trung gian để thực hiện giao tiếp. Cụ thể “ Phương tiện là thành phần trung gian giữa hai hay nhiều thành phần giao tiếp với chức năng truyền đạt thông tin ban đầu sử dụng một phương tiện để truyền tải thông tin, còn người nhận phải sử dụng phương tiện để nhận và hiểu được thông tin từ người gửi”[18].

3.2.2. Đa phương tiện

Đa phương tiện có thể hiểu là sự kết hợp các công cụ mang thông tin khác nhau ( văn bản, âm thanh, hình ảnh...) thành một hệ thống nhất để truyền thông tin giữa thầy và trò.

Trong quá trình dạy học việc sử dụng đa phương tiện để truyền thông tin giữa thầy và trò sẽ mang lại hiệu quả hiệu quả rất cao vì đa phương tiện có thể tạo ra môi trường mô phỏng ảo, tăng hiệu quả của quá trình dạy học, tạo hứng thú cho người học.

Đa phương tiện là sự kết hợp nhiều phương tiện thông tin khác nhau tạo thành một hệ thống liên hợp trong dạy học. Bằng việc kết hợp các phương tiện thông tin khác nhau, đa phương tiện có thể tối ưu hoá quá trình học tập và nâng cao hiệu quả học tập. Kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy: trong quá trình học tập, nếu người học chỉ tiếp nhận thông qua những gì nghe được thì hiệu quả học tập đạt 20%, từ những gì chỉ nhìn thấy thì hiệu quả đạt 30%, từ những gì được bắt tay vào thực tế thì hiệu quả đạt 50%, nhưng nếu vừa được nghe, vừa được nhìn thấy và được làm cùng một lúc thì hiệu quả học tập đạt 90%. Công nghệ đa phương tiện có thể đáp ứng yêu cầu tối ưu hoá quá trình học tập. (theo báo của Bộ LĐ - TB và XH). Mặt khác, các hệ thống đa phương tiện có thể kết nối vào mạng internet để cập nhật về công nghệ trong các chương trình đào tạo được chuyển tải trên mạng. Cùng với mạng Internet, đa phương tiện và công nghệ thông tin nói chung làm thay đổi

rất lớn cách dạy và cách học. Và chính những phương tiện dạy học đó người GV có thể tích cực hoá người học đến mức cao nhất.

3.2.3. Phương tiện dạy học

Theo Tô Xuân Giáp, phương tiện dạy học được hiểu theo mối quan hệ giữa thông điệp và phương tiện, phương tiện chở thông điệp đi. Thông điệp từ GV, tuỳ theo phương pháp dạy học, được các phương tiện chuyển đến HS [3].

Quá trình dạy học là một quá trình truyền thông có sự trao đổi thông điệp giữa hai hay nhiều người đồng thời phát và nhận thông điệp của nhau theo 3 kênh tương ứng:

- Thông điệp được truyền từ giáo viên đến người học.

- Thông tin về sự tiến bộ học tập, mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng từ người học truyền về giáo viên. Giáo viên tiếp nhận, xử lý và quyết định điều chỉnh hay tiếp tục thực hiện công việc dạy học của mình.

- Thông tin phản hồi từ giáo viên đến người học ( uốn nắn, hướng dẫn, động viên…)

3.2.3.1. Một số khái niệm liên quan:[20]

- Thiết bị dạy học: là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho hoạt động dạy và học, chủ yếu đề cập “phần cứng” của phương tiện. Phần cứng thường có vai trò truyền tin (mô hình tĩnh hoặc động, máy tính các loại, máy tính, camera, máy thu hình, máy ghi âm,...) hoặc hình thành và luyện tập kỹ năng (các loại máy, dụng cụ, nguyên vật liệu cho thí nghiệm, thực hành, thực tập sản xuất,...).

- Học liệu: Tài liệu in ấn, không in ấn được thiết kế để sử dụng trong dạy học, chủ yếu đề cập đến “phần mềm” của phương tiện. Nói chung, học liệu thường có vai trò mang tin (chương trình đào tạo, giáo trình, sách báo, sổ tay, tài liệu hướng dẫn, bảng biểu treo tường, băng đĩa, phần mềm máy tính...). Theo tính chất và hình thức hỗ trợ có tài liệu tự học, tài liệu phát tay, hoặc phần mềm dạy học.

- Mô hình: Theo từ điển tiếng việt mô hình là vật cùng hình dạng nhưng được thu nhỏ mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày và nghiên cứu.

Theo TS Lê Thanh Như mô hình có hai loại mô hình: Mô hình thực thể và mô hình khái niệm[11].

* Mô hình thực thể

Mô hình thực thể là những mô hình vật chất hoặc vật chất hoá được. Ví dụ như mô hình động cơ đốt trong, mô hình dao động...Nói chung các mô hình này hay được dùng trong quá trình thực nghiệm.

Dựa trên tiêu chuẩn cùng chất, giống về chất khác nhau giữa nguyên hình và mô hình thực tế chia làm 3 loại: Mô hình trích mẫu, mô hình đồng dạng và mô hình tương tự.

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại mô hình

+ Mô hình trích mẫu

Từ tổng thể nghiên cứu (nguyên hình) người ta chọn ra một số phần tử (gọi là tập lấy mẫu hay mô hình trích mẫu), qua phân tích tập mẫu người ta suy ra các kết luận về tổng thể nghiên cứu... Mô hình trích mẫu cùng chất với nguyên hình. + Mô hình tương tự:

Hai thực thể khác nhau về bản chất vật lý được gọi là tương tự khi trạng thái của chúng được mô tả cùng một hệ phương trình vi phân với cùng một điều kiện đơn vị. MH Thực thể MH Khái niệm MH Đồng dạng MH Tương tự MH Hệ thức MH Cấu trúc MH Động hình học MH Động Lực học Mô hình (MF) MH Trích mẫu MH Hình học

Mô hình tương tự là một thực thể có những thông số vật lý khác tên với nguyên hình( tức khác chất với nguyên hình) và được xác định theo lý thuyết tương tự. + Mô hình đồng dạng

Hai thực thể được gọi là đồng dạng khi các đại lượng vật lý cùng tên của chúng tỷ lệ với nhau:

• Nếu kích thước tương ứng của chúng tỉ lệ nhau, ta có đồng dạng hình học. • Nếu các vận tốc tương ứng của chúng tỉ lệ nhau, ta có đồng dạng động hình học.

• Nếu các lực tương ứng tác động lên chúng tỉ lệ nhau, ta có đồng dạng động lực học.

- Mô hình đồng dạng hình học:

Mô hình đồng dạng hình học là hình ảnh của đối tượng tại thời điểm quan sát. Chúng ta nhận thức được thế giới xung quanh cơ bản nhờ thị giác, mà trực giác hình học có quan hệ chặt chẽ với thị giác. Vì vậy mô hình hình học (mô tả trạng thái tĩnh) được dùng rất phổ biến trong dạy học.

- Mô hình động hình học:

Mô hình động hình học là mô hình trạng thái động nguyên hình. - Mô hình động lực học:

Mô hình động lực học thường được sử dụng trong việc nghiênh cứu sự biến đổi trạng thái của một đối tượng khác của môi trường. Ví dụ: mô hình thử nghiệm sức cản của gió đối với ô tô trong ống thổi ở phòng thí nghiệm.

* Mô hình khái niệm

Mô hình khái niệm khác mô hình thực thể ở chỗ đây là mô hình có tính chất hình thức, trừu tượng. Trong các nghành khoa học kỹ thuật, mô hình toán học (Mathematical model) là điển hình của loại mô hình này. Mô hình toán học dùng ngôn ngữ toán học để mô tả đối tượng. Việc nghiên cứu mô hình toán học

thường dựa trên cơ sở vận dụng các lý thuyết toán học hiện đại kết hợp công nghệ thông tin.

+ Mô hình hệ thức

Mô hình hệ thức dùng hệ thức để mô tả trạng thái của đối tượng nghiên cứu. + Mô hình cấu trúc

Mô hình cấu trúc dùng cấu trúc toán học để mô tả cấu trúc và trạng thái bên trong của nguyên hình. Một tập hợp nào đó được trang bị một cấu trúc toán học là tập hợp trên đó đã cho một hoặc nhiều quan hệ, một hoặc nhiều luật hợp thành trong hay ngoài. Một hoặc nhiều topo với những tính chất cơ bản cho trước phát biểu trong những mệnh đề gọi là tiên đề của cấu trúc.

Mô phỏng

Có nhiều quan điểm xung quanh khái niệm mô phỏng: Theo từ điển tiếng Việt mô phỏng là phỏng theo. Một cách tổng quát (có thể hiểu theo nghĩa thuật ngữ) mô phỏng là thực nghiệm quan sát được và điều khiển trên mô hình của đối tượng khảo sát.

Phương pháp mô phỏng trong dạy học là phương pháp nhận thức thế giới thực thông qua nghiên cứu mô hình mà ta quan tâm[11].

3.2.3.2. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học

* Đúng lúc (thời điểm và trình tự sử dụng)

- Sử dụng đúng lúc PTDH có nghĩa là trình bày các phương tiện vào lúc cần thiết, lúc người học mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất (mà trước đó giáo viên đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị), đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó.

* Đúng chỗ

- Sử dụng PTDH đúng chỗ tức là tìm vị trí để giới thiệu hợp lí nhất, giúp cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phần mềm mastercam x5 để thiết kế và gia công chi tiết máy và xây dựng bài giảng, giảng dạy phần mềm mastercam x5 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)