“Trong bối cảnh hiện nay, từng doanh nghiệp phải có những giải pháp dự phòng riêng. Đây cũng là thời điểm rất cần đến năng lực nhận định, đánh giá biến động trên thị trường của lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực quản trị, điều hành về tài chính và nhân sự". Ông Phạm Tấn Công - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam bày tỏ quan điểm như vậy bên lề lễ phát động Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cụm đồng bằng sông Hồng năm 2008.
Thật ra, đâu chỉ những người làm bên bộ phận marketing mới cần rèn luyện và thể hiện tốt khả năng nghiên cứu, dự báo về thị trường của mình mà ngay cả những người làm công tác quản lý, những người làm ở bộ phận cấp cao cũng phải nâng cao khả năng nhận dạng tình hình biến động về nhu cầu, về sự cạnh tranh của thị trường,… Có như thế thì doanh nghiệp mới được định hướng phát triển ngay từđầu bởi một người quản trị am tường hay một người quản trị có kiến thức về thị trường, có khả năng dự báo tình hình biến động xung quanh hoạt động kinh doanh của công ty hoặc doanh nghiệp.
Và ngày nay, vấn đề đó được quan tâm và thể hiện rõ trong các cuộc thi lớn. Như giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” được đánh giá gồm hai tiêu chí là định tính và định lượng. Tiêu chí định lượng có tất cả 80 chỉ tiêu về doanh số, số nhân công, lợi nhuận, đóng góp ngân sách, lương công nhân,... Doanh nghiệp vượt qua vòng định lượng sẽ vào vòng định tính, hội đồng giám khảo gồm khoảng 40 người sẽ bỏ phiếu đánh giá. Một trong những tiêu chí chính là năng lực quản lý điều hành của người lãnh đạo. Người lãnh đạo được ví như là người cầm lái, ở anh ta phải đầy đủ tố chất như tầm nhìn, chiến lược phát triển. Chính vì thế lãnh đạo doanh nghiệp phải có các phương pháp quản trị hết sức khoa học để làm sao động viên được tập thể, từ tập thể lãnh đạo đến tập thể công nhân, đi theo anh ta thực hiện tốt các kế hoạch. Đồng thời anh ta phải có năng lực dự báo tốt tình hình biến động trong sản xuất kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường để có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình một cách chắc chắn hơn nữa.
Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà các doanh nghiệp phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm các chỉ tiêu tài chính, thì điều đó sẽ đụng chạm đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, cũng như đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Do vậy, chính thời điểm này rất cần đến năng lực về nhận định, đánh giá biến động trên thị trường, năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt là quản trị điều hành về tài chính và nhân sự của người lãnh đạo để giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn này.
Từ đầu năm 2008 tới nay, biến động về kinh tế, tài chính trên thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây thực sự là thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ mới hình thành, sức vóc chưa nhiều, dự trữ cũng chưa được bao nhiêu.
Phải thừa nhận rằng, chúng ta đang đứng trước bối cảnh tình hình có thể còn khó khăn hơn, vì vậy các giám đốc doanh nghiệp phải hết sức tỉnh táo trong việc triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Quốc hội đã điều chỉnh 5 chỉ tiêu phát triển của quốc gia, do vậy các lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải có những điều chỉnh phù hợp với tình hình đó. Gần hai chục năm qua, khi chúng ta áp dụng cơ chế thị trường, nói chung thuận lợi là chủ yếu và nền kinh tế tăng trưởng rất tốt, nhưng đặc điểm mang tính quy luật của kinh tế thị trường là bao giờ cũng có những đợt xáo động và đây là đợt xáo động đầu tiên mà chúng ta phải đối mặt. Cũng vì lần đầu tiên nên chúng ta thật sự chưa có kinh nghiệm. Do đó, không chỉ các cấp, các ngành mà các doanh nghiệp cũng phải hết sức cảnh giác và tỉnh táo để vượt qua đợt biến động này. Nếu cần thiết lãnh đạo doanh nghiệp phải điều chỉnh các mục tiêu phát triển, tăng cường quản lý tài chính, quản lý nhân sự tốt hơn, đảm bảo khả năng cân đối tài chính của doanh nghiệp để sẵn sàng cho những khó khăn còn lớn hơn nữa. Từng doanh nghiệp phải có giải pháp dự phòng riêng của mình nếu không muốn xảy ra những cú sốc. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải có sự liên kết với nhau để cùng vượt qua khó khăn.
Và Hội các doanh nghiệp trẻđã có những biện pháp nào để khuyến khích sự liên kết này? Thật ra đây chưa phải là thời kỳ khó khăn nhất mà đây chỉ là thời điểm bắt đầu xuất hiện những khó khăn rất lớn sau khi chúng ta áp dụng cơ chế thị trường.
lọc tự nhiên đầu tiên, qua đó xác định được bản lĩnh của các doanh nghiệp. Nhận định ngay từđầu năm 2008 rằng đây sẽ là năm đầy thử thách với các doanh nghiệp, do đó Ủy ban Trung ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã sớm thông tin, truyền tin, để cảnh báo về các điều kiện kinh doanh, để các doanh nghiệp không quá lạc quan, không tựđề ra những các chương trình, dự án quá lớn và chủđộng đề ra các biện pháp đề phòng những diễn biến xấu. Hội các doanh nghiệp trẻ cũng đã động viên các hội viên tăng cường chia sẻ với nhau, giảm thiểu khó khăn về tài chính, kịp thời thông báo để doanh nghiệp nhận thức được vấn đề.
Bản thân doanh nghiệp phải tự mình cố gắng, cộng với sự giúp đỡ của hội các doanh nghiệp trẻ Việt Nam, thì đồng thời phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và sựđiều hành của Chính phủđể giúp các doanh nghiệp đối phó, chống đỡ và tìm ra giải pháp trong tình hình kinh tế khó khăn cho chính doanh nghiệp mình.
Cụ thể là khi được hỏi: “Khó khăn có thể dẫn đến việc một số doanh nghiệp bị phá sản. Hội các doanh nghiệp trẻ có lường trước được kịch bản đó không?” thì ông Phạm Tấn Công - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã cho biết: “Là người hoạt động trong phong trào doanh nghiệp trẻ, có trách nhiệm giúp đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi luôn mong Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội sẽ có phối hợp nhịp nhàng để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nếu các doanh nghiệp đình đốn thì đó thực sự là một thảm họa cho nền kinh tế, không có hàng hóa, rồi tình trạng thất nghiệp do các doanh nghiệp sẽ phải sa thải công nhân,... Tôi cho rằng kịch bản xấu đó chưa xảy ra. Nhà nước sẽ nhìn nhận tất cả các kịch bản để có các biện pháp điều hành cụ thể và tôi cũng tin vào sựđiều hành của Chính phủ.