Sự khác biệt giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

2.3 Sự khác biệt giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo

Thật vậy, những nhà lãnh đạo giỏi cũng là những nhà quản lý giỏi, tuy nhiên có nhiều nhà quản lý giỏi lại không thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Một nhà quản lý giỏi là một người có khả năng tổ chức, có tính kiên định, linh hoạt và làm việc hiệu quả. Mặt khác, một nhà lãnh đạo giỏi là một người có tầm nhìn, có khả năng thúc đẩy và khả năng truyền cảm hứng.

Một số đặc trưng so sánh giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý

Tiêu chí Lãnh đạo Quản lý

Bản chất Thay đổi Ổn định Tập trung Lãnh đạo con người Quản lý công việc

Có Người đi theo Cấp dưới/Nhân viên

Tìm kiếm Tầm nhìn Mục tiêu

Mức độ cụ thể Định hướng Lên kế hoạch cụ thể Quyền lực Uy tín cá nhân Quyền lực chuẩn tắc

Tác động đến Trái tim Trí óc

Năng lượng Đam mê Điều khiển Mức độ năng động Chủđộng đi trước Bị động, phòng vệ

Thuyết phục “Bán” ý tưởng “Bảo” người khác làm theo Phong cách Chuyển đổi tâm lý con

người

Áp đặt tâm lý con người

Trao đổi Niềm hăng say làm việc Tiền – Công việc Rủi ro Chấp nhận-tìm kiếm rủi ro Tối thiểu hóa rủi ro Nguyên tắc Phá bỏ nguyên tắc Lập ra nguyên tắc

Xung đột Sử dụng xung đột Tránh xung đột Định hướng Đường mới Đường đã có

Đổ lỗi Nhận lỗi về mình Đổ lỗi cho người khác

Khi quản lý, chúng ta cần phải giải quyết những công việc phải làm trong ngày, nỗ lực đem lại cho tổ chức nhiều hơn bằng cách duy trì các hoạt động. Dựa trên các nguyên tắc và quy trình để đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng kế hoạch và đồng bộ. Một nhà quản lý phải truyền đạt rõ ràng, cung cấp các chi tiết để

mọi người hiểu và thực hiện công việc có hiệu quả. Chú trọng tính chính xác và hiệu quả trong công việc, giảm thiểu rủi ro và tránh mắc sai lầm.

Mặt khác, một nhà lãnh đạo phải dự đoán trước những khả năng có thể xảy ra trong tương lai, cố gắng triển khai công việc một cách hiệu quả. Chia sẻ, lắng nghe, động viên nhân viên để có thể hiểu và thể hiện sự quan tâm của cấp trên đối với cấp dưới. Là người đưa ra hướng dẫn tổng thể và thỉnh thoảng kiểm tra các công việc của từng bộ phận. Phát huy tối đa lòng nhiệt huyết và dám chấp nhận thử thách của sự thay đổi. Chú trọng tính trung thực và chứng thực trong công việc.

Tóm lại, Nhà lãnh đạo và nhà quản lý: Nhà lãnh đạo được mô tả là người "tìm đường", nhà quản lý là người "đi đường", chức năng lãnh đạo là "bức tranh lớn", chức năng quản lý lại hẹp hơn. Trong doanh nghiệp, người đứng đầu thường giữ cả hai vai trò lãnh đạo và quản lý, trong tình huống này họ thực hiện công việc lãnh đạo, trong tình huống khác họ thực hiện công việc quản lý. Mọi người có thể gọi họ là nhà lãnh đạo hoặc nhà quản lý của doanh nghiệp, và điều này dẫn tới những nhầm lẫn giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo.

Theo tác giả của nhiều cuốn sách viết về lãnh đạo, John Maxwell thì điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý được phân biệt dựa vào khả năng gây

ảnh hưởng. Theo ông, để biết một người có thể lãnh đạo hay chỉ làm quản lý là đề nghị họ tạo ra những thay đổi tích cực. Nhà quản lý có thể tiếp tục duy trì phương hướng của tổ chức nhưng họ không đủ sức ảnh hưởng để đưa tổ chức tới một định hướng mới.

Điểm khác biệt thứ hai giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý là khả năng

tạo ra tầm nhìn. Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, hướng tới mục tiêu tương lai của tổ chức, còn nhà quản lý thì chỉ tập trung vào mục tiêu hiện tại của tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)