CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG LÃNH ĐẠO
3.2.1 Phương pháp 6 sigma
Đây là một phương pháp quản trịđã trở nên rất quen thuộc với những nhà quản trị cấp cao ở các nước phát triển từ những năm 1980 nhưng khái niệm này còn rất mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các tổ chức ở Mỹđều đang hoạt động ở mức độ chất lượng trong khoảng 3 đến 4 sigma. Từđó cho thấy họ thất thoát khoảng 25% tổng doanh thu vì những thiếu sót của mình, vậy làm cách nào để áp dụng triệt để phương pháp này cũng như tối thiểu hóa các khiếm khuyết trong hoạt động của doanh nghiệp?
Thực tế, 6 Sigma là cơ sở đo lường thống kê (giúp ta hạn chế khiếm khuyết còn từ 3 đến 4 sai sót đối với 1 triệu cơ hội). Đây là một phương pháp luận đồng thời là một biểu tượng của chất lượng với phương châm: hoạt động càng hoàn hảo càng tốt. Áp dụng phương pháp 6 sigma trong hoạt động quản lý có các bước sau:
+ Xác định các dự án, mục tiêu và những gì ta có thể cung cấp cho khách hàng (cả nội dung và hình thức, từ sản phẩm đến dịch vụđi kèm).
+ Nhận dạng khiếm khuyết và nhanh chóng phân tích, làm rõ nguyên nhân khiếm khuyết một cách chính xác nhất.
+ Cải tiến quá trình để loại bỏ dần các khiếm khuyết. + Kiểm soát việc thực hiện quá trình.
Khi thực hiện hoạt động này, ta lưu ý, phân tích, kiểm soát các yếu tố sau:
+ Khiếm khuyết: Một đặc điểm có thểđo lường của quá trình hay kết quả của quá trình mà khách hàng không chấp nhận. Mức độ sigma của một quá trình đựơc tính theo số lượng khiếm khuyết so với số lượng cơ hội của khiếm khuyết.
+ Sự biến thiên: Chênh lệch có thểđịnh lượng giữa một kích thước hay tiêu chuẩn cụ thể với độ lệch so với kích thước hay tiêu chuẩn đó ở kết quả của một quá trình. Sự biến thiên về kết quả có thể là kết quả do nhiều nguyên nhân trong quá trình thực hiện chức năng và quản lý các quá trình. Mục đích quan trọng của cải tiến quá trình là giảm bớt mức biến thiên về kết quả.