Chiến lược quản trị thời gian

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG LÃNH ĐẠO

3.2.3Chiến lược quản trị thời gian

Thời gian một ngày 24h là bất biến đối với tất cả mọi người. Nhưng không phải khối lượng công việc của ai cũng như nhau.

Vì thế, bạn cần phải có chiến lược quản lý thời gian của riêng mình. Khi nói về cuộc sống của các nhà quản lý, ta nhận thấy rằng lúc nào họ cũng vô cùng bận rộn: Lúc nào cũng phải chạy vội vã từ cuộc họp này đến cuộc họp khác, hoặc dán mắt vào màn hình BlackBerry như những kẻ đang cầu nguyện và làm việc thâu đêm suốt sáng để trả lời cả núi thưđiện tử.

Tình trạng này dẫn đến một vấn đề mà từ lâu trong lĩnh vực học thuật được gọi là “thời gian không tạo thêm giá trị” (non value-added time).

Nhiều năm trước, các Giáo sư Steven Wheelwright và Kim Clark (nguyên Hiệu trưởng) của trường Kinh tế Havard đã nhận thấy khoảng thời gian làm việc hiệu quả của con người giảm mạnh khi cùng một lúc họđược giao cho nhiều hơn hai nhiệm vụ.

Vào thời điểm mà những người được khảo sát trong nghiên cứu này phải phụ trách cùng một lúc bảy dự án, thời gian làm việc hiệu quả của họ giảm xuống chỉ

còn khoảng 15%. Có một điều nghịch lý là một người càng phải thực hiện nhiều công việc một lúc thì số việc mà họ hoàn thành lại càng ít đi. Vậy, làm thế nào để bạn có thêm nhiều thời gian làm việc hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày? Dưới đây là một vài gợi ý:

ƒ Xây dựng một danh sách hoặc đầu mục để giúp bạn có thể chọn lọc có hệ thống những cơ hội hấp dẫn từ vô số những cơ hội khác kém hấp dẫn hơn. Cố gắng hoàn thành những dự án cũ, trước khi thêm những dự án mới vào danh sách này.

ƒ Cố gắng dành thời gian để suy nghĩ về chiến lược để thực hiện các dự án đó, nhưng những công việc không quá gấp (như suy nghĩ hay viết lách) cần được thay thế bằng những yêu cầu công việc cấp bách hơn.

ƒ Kiểm tra email hai lần một ngày (đảm bảo rằng sẽ không quá mất thời gian của bạn).

ƒ Cố gắng làm cho những người như sếp hay đồng nghiệp - những người có thể mang lại khối lượng công việc vượt trội cho bạn - hiểu rõ hậu quả của việc bạn phải đánh đổi thời gian để làm thêm việc khác ngoài các công việc chính của mình.

KẾT LUẬN

Một đất nước muốn giàu mạnh hay một doanh nghiệp muốn thành công đòi hỏi rất nhiều ở một nhà lãnh đạo giỏi. Thế nhưng một thực trạng cho thấy nhân tài nước ta một ngày một ít, một phần do sự quản lý thiếu chặt chẽ của Nhà nước, phần khác do doanh nghiệp không biết giữ chân nhân viên. Trước câu hỏi đặt ra: vai trò của người lãnh đạo trong công cuộc đổi mới đất nước, càng làm nhiều người phải quan tâm. Nhìn những công ty thành danh trên thế giới như: IBM, Microsoft, Wal-Mart, Intel,… họ đều có một nhà lãnh đạo tài năng, am hiểu nhân viên của mình cả về “phần cứng lẫn phần mềm”. Khi người ta hỏi David Glass liệu "Năng lực truyền tải

nhiệt huyết" có phải là sự mô tảđúng nhất về Sam Walton đã quá cố không, ông đã trả lời không hề do dự: "Có lẽ Sam là người phù hợp với cách mô tảđó hơn bất cứ người nào khác mà tôi biết. Từđó thực sựđã lột tảđược Sam". Glass còn nói thêm rằng: "Xét trên khía cạnh chiến lược, anh có thể đưa ra những quyết định lớn lao nhưng điều đó chưa hẳn đã giúp được nhiều cho anh trừ khi anh là một người lãnh đạo có khả năng truyền cảm. Tôi đã thấy có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập dựa trên điều này hoặc điều kia. Nhưng nếu muốn có một công ty vĩ đại thì cần phải có cả hai. Và đó chính là những gì chúng tôi có ở Wal-Mart". Những người thành danh trên thế giới họđều xem khách hàng là cánh tay phải, còn nhân viên của mình là cánh tay trái, tất cả đều rất quan trọng và không thể thiếu cho sự thành danh của một cá nhân hay của một tổ chức nào đó. Nhìn thế giới mà ngẫm lại Việt Nam, những nhà lãnh đạo trong nước, hay những nhà quản trị tương lai, trí thông minh và tầm nhìn xa chưa đủ mà cần phải có cả sự nhạy cảm - một nhân tố không thể thiếu trong tư cách lãnh đạo. Được như vậy trong tương lai chúng ta có thể hi vọng sẽ có một Bill Gate, Sam Walton, Michael Dell,… được sinh ra trên đất nước Việt Nam với phong cách lãnh đạo đầy tài năng và cuốn hút và sẽ có những câu nói bất hủđể đời về nghệ thuật lãnh đạo như: "Du thuyền mới thật là nhàm chán. Em có biết điều hành một công ty trị giá một tỷđôla thú vịđến thế nào không?" (Michael Dell).

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://lanhdao.danhthieptoi.com 1. http://lanhdao.danhthieptoi.com 2. http://lanhdao.net/vn/kynangld/phamchatld/123636/index.aspx 3. http://www.saga.vn/Vanhoadoanhnghiep/Vaitronguoilanhdao.saga 4. http://vietnamnet.vn/bandocviet/2006/04/561997/ 5. kinhtehoc.com

6. “Nghệ thuật lãnh đạo” - Nguồn: Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý. 7. Sách “Quản lý chiến lược” – Phạm Lan Anh, NXB khoa học và kỹ thuật 8. Sách “Quản trị học” - PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp.

9. Trang web: www.doanhnghiep.com

10. Trang web: http://lanhdao.net/

11. Trang web: www.vietbao.vn

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 42 - 46)