V. Mô hình kinh doanh – Thực hiện trình tự chiến lược hợp lý
V.4. Bước 4: Sự chấp nhận thanh toán
Ba đối tượng lo ngại và chống đối với chiến lược gây cản trợ chấp nhận thanh toán
- Nhân viên : Nếu chiến lược công ty thay đổi mà nhân viên không nắm được rõ ràng. Khi đó, nhân viên sẽ làm cản trở sự chấp nhận thanh toán.
Ví dụ : Khi Viettel đưa ra chính sách mới mà nhân viên chưa hiểu rõ, lúc đó khách hàng muốn tìm hiểu và sử dụng sẽ không được nhân viên giải thích rõ ràng thì khách hàng có thể không sử dụng sản phẩm của Vietel. Như vậy, nhân viên đã cản trở sự chấp nhận thanh toán.
- Đối tác kinh doanh : Nếu công ty tìm ra chiến lược đại dương xanh, nghĩa là sẽ tạo ra tăng trưởng cao. Khi đó, mối quan hệ giữa công ty và đối tác sẽ thay đổi. Nếu mối quan hệ này không còn là win – win ( 2 bên cùng có lợi) thì khi đó, đối tác kinh doanh sẽ trở thành vật cản cho sự chấp nhận thanh toán
Ví dụ: Nếu Coop Mart và Big C đều nhận hàng hóa từ 1 nhà cung cấp, khi đó, nếu 1 trong 2 tạo ra được đại dương xanh, thì mối quan hệ giữa nhà cung cấp này với Coop Mart hoặc Big C sẽ thay đổi. Họ có thể trở thành đối tượng cản trở sự chấp nhận thanh toán.
- Công chúng : Nếu công ty của bạn tung ra sản phẩm phù hợp với luật pháp nhưng lại không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng,… của công chúng thì chính công chúng trở thành đối tượng cản trở chấp nhận thanh toán
Ví dụ : Tại quận 5 thành phố HCM thì đa phần cộng đồng người Hoa sống. Nếu doanh nghiệp bán hàng ở đây theo phong cách cộng đồng người kinh thì có thể không được công chúng chấp nhận thanh toán.
Ví dụ : Sản phẩm không được chấp nhận theo tín ngưỡng tôn giáo
( nhưng không vi phạm pháp luật) thì sẽ không được những người theo tôn giáo đó chấp nhận thanh toán.
• BOI : Chỉ số ý tưởng đại dương xanh kiểm tra mức độ thành công mô hình 4 bước
Ví dụ : Mua sản phẩm phong thủy tại các cửa hàng hoặc qua mạng : vatphamphongthuy.com