Sơ đồ chiến lược

Một phần của tài liệu Tiểu luận xây dựng chiến lược đại dương lý thuyết và ứng dụng vào sản phẩm ebook (Trang 26 - 31)

III.1. Phác thảo sơ đồ chiến lược công ty

III.1.a. 4 bước hình thành chiến lược Bước 1 : Hình

thành nhận thức

Bước 2 : Khảo sát Bước 3 : Trình bày chiến lược

Bước 4 : Truyền đạt trong tổ chức -So sánh hoạt động

kinh doanh của bạn với đối thủ cạnh tranh thông qua việc phác thảo sơ đồ chiến lược hiện tại

-Tìm hiểu xem chiến lược bạn cần điều chỉnh ở đâu?

- Khảo sát 6 con đường dẫn tới đại dương xanh -Quan sát lợi thế sản phẩm thay thế - Tìm ra các giá trị cần loại bỏ, hình thành hoặc thay đổi ( giảm bớt hoặc gia tăng)

-Phác thảo sơ đồ chiến lược tương lai dựa trên những gì thu thập được từ việc khảo sát -Nhận phản hồi từ khách hàng của bạn, đối thủ cạnh tranh và người không sử dụng -Sử dụng phản hồi đề xây dựng chiến lược tốt nhất -Trình bày chiến lược trước và sau trên cùng 1 trang giấy để dễ so sánh -Chỉ ủng hộ những dự án và quyết định hành động đưa công ty tới gần hơn với quá trình thực hiện chiến lược mới.

- Ví dụ 1 : Phác thảo sơ đồ chiến lược cho dòng điện thoại “ đạp đá” của Nokia Việt Nam

+ Bước 1: Hình thành nhận thức

NOKIA Việt nam so sánh giá trị mà dòng điện thoại hiện có trên thị trường Việt nam

Với xu thế tích hợp, các điện thoại của Sam sung, Sony, Motorola thường có nhiều chức năng ngoài chức năng cơ bản của một chiếc điện thoại. Đó là chức năng chụp hình, quay phim,… và thường với độ phân giải thấp. Vì tình hình phát triển viên thông trước giai đoạn 2000- 2005 là thấp cho nên, nhu cầu kết nối mạng từ các điện thoại di động là không cao. Đồng thời, nhu cầu làm việc với sự giúp đỡ của mạng internet chưa thực sự phát triển.

Nokia nhận thấy những chiếc điện thoại tích hợp giá thường cao, nhưng những chức năng tích hợp : quay phim, chụp hình,… đã không thực sự đáp ứng nhu cầu của những người có đủ tiền mua chiếc điện thoại này. Họ sẵn sảng bỏ ra một khoản tiền tương đương hay thấp hơn để sở hữu một chiếc

ĐƯỜNG GIÁ TRỊ DÒNG ĐIỆN THOẠI PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐoẠN 2000 -2005 TẠI VIỆT NAM

máy ảnh phổ thông, có độ phân giải,… tốt hơn hẳn một chiếc điện thoại tích hợp, và với nhiều hiệu ứng sử dụng hơn.

Khách hàng sở hữu điện thoại thường là những người có mức sống tương đối tốt. Họ sẵn sàng sở hữu cả một chiếc điện thoại và một chiếc máy ảnh. Khi đó, chức năng chụp ảnh của điện thoại thực sự không cần thiết. Các chức năng tích hợp khác cũng thế.

Nokia nhận thấy, nếu loại bỏ chức năng tích hợp có thể giảm giá thành sản phẩm và khách hàng cũ vẫn chấp nhận, đồng thời, với mức giá thấp có thể thu hút được nhóm khách hàng khác : học sinh, sinh viên,…

Trong khi đó, những giám đốc thường có những chuyến công tác dài ngày, cho nên yêu cầu thường sử dụng lâu dài với số lần sạc ít do họ không có nhiều thời gian. Họ luôn trong tình trạng liên lạc chứ không phải “ chết máy”. Nhận thấy điều này nên dòng điện thoại mới có khả năng sử dụng dài mỗi lần sạc. Có thể sử dụng từ 5 đến 6 ngày cho mỗi lần sạc đầy pin. Nokia cũng thấy, lúc này, những người sử dụng điện thoại thường là những người có tuổi, nên họ thường thích các loại điện thoại có thể sử dụng một cách dễ dàng, không quá khó khăn. Do đó, Nokia cũng thiết kế dòng điện thoại mới này thật đơn giản, dễ sử dụng.

Thông qua nghiên cứu như vậy, Nokia VN đã xây dựng mô hình 4 khuôn khổ: LOẠI BỎ -Khả năng kết nối mạng -Khả năng mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ -Chức năng tích hợp GIA TĂNG -Độ bền máy

-Độ chai pin ( sử dụng pin) -Thao tác sử dụng

CẮT GIẢM -Giá

-Thiết kế

HÌNH THÀNH

Và từ đó đã vẽ được đường giá trị cho dòng điện thoại “ đập đá” với sản phẩm đầu tiên là Nokia 1110

Khi dòng điện thoại này xuất hiện trên thị trường ( 2005 – 2008) , người sử dụng không chỉ là học sinh, sinh viên mà ngay cả những giám đốc họ cũng sử dụng. Lúc này, những giám đốc,… thường có xu hướng sử dụng hai điện thoại. Một chiếc là “ đập đá ” và một chiếc khác thường là sản phẩm cao cấp của Nokia VN.

 Chiến lược này đã đưa Nokia VN thành nhà cung cấp sản phẩm điện thoại đi động số 1 Việt nam trong giai đoạn trước năm 2010.

III.1.b. Mục đích của phác thảo sơ đồ chiến lược:

+ Để các đơn vị kinh doanh và bộ máy trung tâm của công ty đối thoại được với nhau.

+ Tăng cường trao đổi những ứng dụng kinh doanh tốt nhất giữa các đơn vị kinh doanh.

III.1.c. Khi nào nên phác thảo sơ đồ chiến lược : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi người đứng đầu các đơn vị kinh doanh trong công ty thiếu sự hiểu biết về các đơn vị khác

+ Khi việc truyền đạt những quyết định chiến lược của công ty không được thực hiện hiệu quả

+ Khi các đơn vị hoạt động hiệu quả thấp đổ lỗi cho cạnh tranh

III.2. Sơ đồ PMS

- PMS là gì

+ P (Pioneer ) – Người mở đường : là những đơn vị kinh doanh đưa ra được giá trị chưa từng có từ trước đến nay. Là những người làm thay đổi hình dạng của đường giá trị

+M ( Migator) – Người di cư : là những đơn vị kinh doanh gia tăng giá trị cho khách hàng với mức giá thấp hơn. Họ không thay đổi hình dạng cơ bản của đường giá trị

+S ( Settler) – Người định cư : là những đơn vị kinh doanh chìm đắm trong đại dương đỏ. Họ có đường giá trị giống với hình dạng đường giá trị cơ bản trong ngành.

 Ví dụ về PMS: SamSung Viêt Nam với sản phẩm thuộc loại thiết bị di động : điện thoại phổ thông, điện thoại thông minh, Galaxy.

+Người mở đường (P) : Galaxy,

+Người di cư ( M): Điện thoại thông minh ( điện thoại đa chức năng ) +Người định cư ( S) : Điện thoại phổ thông

- Ý nghĩa của PMS:

+ Công ty gồm chủ yếu những nhà định cư sẽ có đường tăng trưởng với độ dốc thấp, hoạt động giới hạn trong đại dương đỏ  đẩy mạnh việc đổi mới giá trị.

+Công ty gồm chủ yếu là người di cư sẽ có tốc độ tăng trường ở mức trung bình. Công ty chưa khai thác được tiềm năng tăng trưởng, có nguy cơ bị các công ty theo chiến lược đổi mới giá trị đẩy ra ngoài rìa.

+ Một ngành có nhiều nhà định cư là cơ hội tốt cho sự đổi mới giá trị nhằm tạo ra đại dương xanh với khoảng thị trường mới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận xây dựng chiến lược đại dương lý thuyết và ứng dụng vào sản phẩm ebook (Trang 26 - 31)