Các biện pháp về phát triển chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa theo hướng chuẩn hóa (Trang 71)

3.2.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho ĐNGV dạy thực hành nghề điện

a. Mục tiêu

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV dạy thực hành nghề Điện ở trường CĐN Công

72

nghiệp Thanh Hoá, giúp cho đội ngũ này bắt kịp được với những thay đổi của khoa học và công nghệ, làm cho mỗi GV luôn có ý thức và thường xuyên phấn đấu trở thành GV giỏi toàn diện, tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và dạy nghề.

b. Nội dung

Chất lượng HĐGD và học tập phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhà giáo. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV dạy thực hành nghề Điện cần được thường xuyên quan tâm và coi trọng. Công tác bồi dưỡng ĐNGV là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bao gồm: bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, về năng lực chuyên môn, về năng lực sư phạm dạy nghề, về năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.

Để thực hiện tốt việc quản lí trình độ ĐNGV dạy thực hành nghề Điện, lãnh đạo nhà trường, khoa chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát đến việc tuyển chọn GV và luôn quan tâm đến trình độ, năng lực ĐNGV dạy thực hành nghề Điện đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy trong khoa và trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho ĐNGV dạy thực hành nghề Điện theo hướng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, nâng tỷ lệ GV có trình độ thạc sỹ trong từng năm học, từng thời kỳ đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.

Xây dựng chính sách hỗ trợ khuyến khích ĐNGV dạy thực hành nghề Điện đi học để nâng cao trình độ.

c. Điều kiện thực hiện

Cử GV tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng chương trình, dự án trong nước và nước ngoài cho ĐNGV dạy thực hành nghề Điện do tổng cục dạy nghề, các tổ chức hỗ trợ phát triển dạy nghề, các đơn vị có năng lực tốt tổ chức.

Khuyến khích các GV trẻ đi đào tạo Thạc sĩ; Tiến sĩ. Thúc đẩy, khích lệ các GV phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, phẩm chất năng lực, ngoại ngữ, tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

73

Tổ chức công tác dự giờ, thao giảng, giờ giảng mẫu và chỉ đạo việc rút kinh nghiệm kịp thời, có hiệu quả để GV có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Xây dựng mạng lưới GV giỏi nòng cốt cho khoa, tổ bộ môn. Phân công GV có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm, trực tiếp giúp đỡ GV mới ra trường, năng lực còn hạn chế thông qua các hình thức kèm cặp, giúp đỡ.

Duy trì thường xuyên việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ sao cho hiệu quả, thiết thực phục vụ cho việc nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong tổ, nhóm. Cùng nhau trao đổi về nội dung bài dạy, hướng dẫn cách soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng học tập, xử lý tình huống sư phạm…

Bên cạnh đó, tổ chức cho GV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học. Tổ chức phong trào thi đua phấn đấu trở thành GV giỏi các cấp, vận dụng và đổi mới phương pháp giảng dạy và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại

Hợp tác trong trao đổi chuyên môn kỹ thuật, tham gia lao động sản xuất thực tiễn, thăm quan học hỏi tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho ĐNGV

3.2.4.2. Đổi mới nội dung chương trình học thực hành nghề điện phù hợp với yêu cầu thực tế và theo chuẩn nghề nghiệp

a. Mục tiêu

Phát triển nội dung chương trình nghề Điện là cơ sở để đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng, nhằm hướng nội dung chương trình đến tính hiện đại, thực tiễn, theo chuẩn hóa phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp

b. Nội dung

Chương trình đào tạo là tài liệu mô tả mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Một chương trình học phải cung cấp thông tin cho cả 3 đối tượng: nhà quản lí, GV và học sinh. Đối với nhà quản lí, căn cứ vào chương trình để tổ chức đào tạo, để kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của học sinh. Đối với GV chương trình là căn cứ để giảng dạy đảm bảo chất lượng theo

74

mục tiêu, đối với học sinh căn cứ vào chương trình để lập kế hoạch học tập đạt mục tiêu môn học. Vai trò của chương trình rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dạy và học.

Để bắt kịp thời đại, chương trình đưa vào giảng dạy phải là luôn cập nhật những tiến bộ KHKT mới nhất, việc cải tiến nội dung chương trình cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế là vấn đề quan trọng và cần thường xuyên được thực hiện.

Việc phát triển đổi mới CTĐT phải theo một quy trình thống nhất, từ cách làm, nội dung và hình thức làm cho hiệu quả của CTĐT đáp ứng được mục tiêu đề ra. Qua đó, tạo điều kiện xác định được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng HSSV tốt nghiệp (chuẩn đầu ra). Xác định chuẩn đầu ra của CTĐT nghề Điện theo tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm trong môi trường lao động mới.

- Phải bảo đảm nội dung và khung thời gian quy định trên cơ sở mục tiêu chung của nghề đào tạo, chương trình cần tích hợp lý thuyết với thực hành, phải chọn lọc kiến thức đưa vào chương trình, các kiến thức phải mang tính khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hướng nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp và theo chuẩn khu vực, thể hiện sự nối kết giữa các môn học, sự gắn kết giữa nội dung và cơ hội việc làm cũng như sự thăng tiến nghề nghiệp cho HSSV sau khi tốt nghiệp.

- Đào tạo để phục vụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nên khi xây dựng chương trình phải có sự tham gia thật sự của người sử dụng lao động, các chuyên gia nhằm cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh theo yêu cầu của người sử dụng, rút ngắn khoảng cách không nên có giữa đào tạo và sử dụng.

c. Điều kiện thực hiện

Thực hiện đầy đủ quy trình tổ chức thẩm định CTĐT tạo một cách khách quan. Áp dụng các tiêu chuẩn quản lí chất lượng đào tạo để xây dựng, thẩm định, trình duyệt, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện CTĐT.

Biện pháp này cần có công trình nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện từ Bộ LĐTB&XH, Tổng cục dạy nghề cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền

75

phê duyệt chương trình và nhà trường là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định chương trình phù hợp với đơn vị, tổ chức đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả.

3.2.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá HĐGD của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện

a. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá GV trong quá trình giảng dạy thực hành nghề Điện nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong khoa Điện và trong nhà trường. Giúp CBQL đánh giá đúng về năng lực, phẩm chất của GV. Đồng thời giúp GV rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

b. Nội dung

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy thực hành nghề Điện của GV. - Kiểm tra, đánh giá chất lượng soạn giáo án

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch

- Kiểm tra việc đánh giá kết quả học thực hành của GV đối với HSSV.

c. Điều kiện thực hiện

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của GV.

Thông qua dự giờ trên lớp, đánh giá theo tiêu chuẩn xếp loại giờ dạy của nhà trường. Kiểm tra bằng cách báo trước, không báo trước, sau khi kiểm tra phải tiến hành rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại chính xác. Thông qua dự giờ tổ kiểm tra nắm được trình độ chuyên môn của GV và trình độ nhận thức của học sinh trong giờ học, từ đó có những nhận xét chính xác, khách quan, giúp cho người dạy thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế, của mình trong giờ dạy để có hướng tìm ra được PPDH cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, để học sinh hứng thú với môn học của mình đồng thời cũng nâng cao được trình độ chuyên môn của mình.

+ Kiểm tra chất lượng soạn giáo án.

Lãnh đạo khoa, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra xem giáo án có đúng quy định, soạn đủ các bước, nội dung, được ký duyệt theo yêu cầu của khoa, bộ môn hay không. Giáo án có xác định đúng mục tiêu, phương pháp giảng dạy, đồ dùng

76

dạy học và các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung giảng dạy. Giáo án phải được trình bày rõ ràng khoa học, nội dung bài soạn phải đúng nội dung chương trình, đảm bảo tính chính xác khoa học, làm nổi bật được trọng tâm, có liên hệ thực tế, có hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học. Tăng cường sử dụng giáo án điện tử và các phương tiện dạy học hiện đại. Đánh giá chất lượng của giáo án cần thực hiện theo tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của nhà trường, tổng cục dạy nghề đã quy định.

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch.

Phải căn cứ vào nội dung chương trình môn học, trên cơ sở kế hoạch thời khóa biểu của nhà trường, sổ lên lớp và sổ tay GV để kiểm tra xem GV thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy có tiến độ hay không. Thông qua kiểm tra nắm được tình hình, nhắc nhở GV thực hiện đúng theo kế hoạch của nhà trường.

+ Kiểm tra việc đánh giá kết quả học thực hành của GV đối với HSSV.

Để công việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện tốt, lãnh đạo nhà trường, trưởng khoa chuyên môn chỉ đạo, kiểm tra GV thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá theo đúng quy chế của Bộ LĐTB&XH ban hành. Không được coi kiểm tra, đánh giá là một hoạt động để lấy điểm, chạy theo thành tích mà cần nhận thấy kiểm tra, đánh giá là một động lực thúc đẩy quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của GV, cần tiến hành xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra để việc tiến hành kiểm tra, đánh giá được thuận lợi và đảm bảo tính khách quan.

Việc triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Để quản lí tốt công tác kiểm tra và đánh giá cần đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV theo phương hướng sau:

- Trước hết để đổi mới kiểm tra, đánh giá cần bồi dưỡng cho GV nhận thức về đổi mới kiểm tra đánh giá và các kỹ năng trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.

- Thứ hai, cần phải đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá: nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện về mục tiêu môn học, mức độ nhận thức của học sinh và nội

77

dung kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi học xong môn học.

- Thứ ba cần tiến hành đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Cuối cùng là phải tổ chức tốt, hiệu quả kiểm tra, đánh giá ở các khâu: ra đề, coi, chấm kiểm tra, thi.

3.2.5. Mối quan hệ của các biện pháp

Các biện pháp nêu trên là một chỉnh thể thống nhất nhằm phát triển ĐNGV theo hướng chuẩn hoá. Tuy mỗi biện pháp phản ánh từng mặt của công tác phát triển ĐNGV song nó không đứng riêng rẽ mà đan xen vào nhau, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau đem lại hiệu quả cho việc xây dựng và phát triển ĐNGV.

Không thể thực hiện một biện pháp mà không tính đến kết hợp các biện pháp khác. Chẳng hạn biện pháp "Nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của ĐNGV" là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện tốt các biện pháp khác. Biện pháp "Quy

hoạch phát triển ĐNGV" giúp các nhà quản lý nhìn rõ tổng thể bức tranh của nhà

trường về quy mô, số lượng, chất lượng GV. Do vậy, nếu quy hoạch, kế hoạch phù hợp sẽ mở ra những điều kiện thuận lợi cho các biện pháp tiếp theo. Biện pháp “Tạo

môi trường công tác và tạo động lực phát triển cho ĐNGV” Đề cập tới những vấn

về tạo dựng môi trường làm việc và học tập tích cực vừa có ý nghĩa thực hiện chế độ chính sách theo quyền lợi, vừa tạo điều kiện cho GV hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, học tập, bồi dưỡng … GV có đời sống vật chất và môi trường làm việc học tập tốt, thu hút được những người "tài giỏi" về làm GV và khắc phục được thiếu nguồn GV dự tuyển. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ khai thác được tiềm năng chất xám, năng lực sáng tạo của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện, đặc biệt là nó kích thích và tác động mạnh đến các biện pháp khác.

Có thể nói, mỗi biện pháp có thể xem như một bộ phận, một thành tố không thể thiếu trong hoạt động quản lý của nhà quản lý. Kết hợp đồng bộ, hài hoà giữa các biện pháp sẽ giúp nhà quản lý sớm thực hiện thành công mục tiêu quản lý phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện.

78

3.3 . Kiểm nghiệm các biện pháp.

3.3.1. Tổ chức kiểm nghiệm

Việc khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã được thực hiện thông qua phiếu phỏng vấn với thang đánh giá theo 3 bậc: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; Rất khả thi, khả thi, không khả thi. Số người trả lời phiếu phỏng vấn là 168 người trong đó:

- Cán bộ quản lý: 36 người - Giáo viên: 114 người

- Chuyên gia (ngoài trường): 18 người Đối tượng được trưng cầu ý kiến có đặc điểm:

- Trình độ đào tạo: + Thạc sĩ: 16 người + Đaị học: 133 người + Cao đẳng: 11 người + Trung cấp: 06 người - Thâm niên công tác: + Thời gian công tác trung bình: 15 năm

+ Thâm niên cao nhất: 26 năm + Thâm niên thấp nhất: 04 năm

Đây là đội ngũ có nhiều năm kinh nghiệm (quản lý chỉ đạo, trực tiếp giảng dạy) trong trường và những chuyên gia đang trực tiếp quản lý và sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn. Những đánh giá và ý kiến của họ về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện đặt ra trong luận văn sẽ có tính thuyết phục và tham khảo khá cao.

3.3.2. Kết quả kiểm nghiệm

79

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp (Đơn vị tính: %) Biện pháp Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của ĐNGV và công tác quản lý phát triển ĐNGV dạy nghề Điện.

2. Quy hoạch phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện

3. Đổi mới tuyển chọn và sử dụng hợp lý ĐNGV dạy nghề Điện

4. Tăng cường xây dựng, quản lý và sử dụng CSVC trang thiết bị dạy học

5. Tăng cường công tác quản lý HĐGD 6. Tạo môi trường công tác và tạo động lực phát triển cho ĐNGV

7. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV

8. Đổi mới nội dung chương trình học TH phù hợp với Y/c thực tế và theo chuẩn nghề nghiệp

9. Tăng cường công tác kiểm tra – đánh giá HĐGD của ĐNGV dạy nghề Điện

118 115 110 78 95

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa theo hướng chuẩn hóa (Trang 71)