2.4.1. Những điểm mạnh trong công tác quản lý ĐNGV dạy thực hành nghề Điện
- Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ về mọi mặt của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Tập thể nhà trường là một khối đoàn kết nhất trí cao, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tất cả phấn đấu vì sự phát triển của nhà trường.
- Trường đã thực hiện việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề, các đối tượng đào tạo, phát huy truyền thống trong công tác ĐTN nhằm ĐTN chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới.
58
- Ban Giám hiệu, các phòng, khoa luôn quan tâm và chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, hoạt động dạy thực hành nghề Điện đã có sự chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Đội ngũ CBQL, GV đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất, phòng học khang trang, thoáng mát, đảm bảo về số lượng, diện tích, ánh sáng phục vụ tốt HĐGD của GV và học tập của học sinh
Cán bộ, GV có nhận thức tốt về vị trí, vai trò của dạy học thực hành. Khoa chuyên môn đã tiến hành tổ chức thực hiện tốt quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, trang thiết bị học tập cho công tác dạy thực hành và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.
2.4.2 Những hạn chế khó khăn trong công tác quản lý ĐNGV dạy thực hành nghề Điện
Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, khoa chuyên môn đã có nhiều cố gắng và nổ lực để thực hiện tốt công tác đào tạo, trong HĐGD thực hành nghề điện đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau:
- Công tác quản lí ĐNGV dạy thực hành nghề Điện mặc dù đã có nhiều cố gắng song vẫn còn nhiều hạn chế nhất là trong công tác quản lí điều hành chung hoạt động của khoa chưa sâu sát, còn nặng về hành chính, chưa tập trung đi sâu vào hiệu quả chuyên môn, chưa có giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng HĐGD thực hành nghề Điện
- Công tác quản lí đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV đạt hiệu quả chưa cao. GV học cao học đúng chuyên ngành giảng dạy còn ít, chuyên gia đầu đàn ở các bộ môn còn thiếu về số lượng, so với quy mô hiện tại và tương lai. GV về thực tế khả năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ còn thấp, khó khăn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu chuyên ngành phục vụ cho công việc giảng dạy.
59
phù hợp, chưa theo kịp với tốc độ phát triển và yêu cầu thực tế, thời lượng môn học còn ít, một số nội dung giảng dạy không còn phù hợp chưa được thay đổi, cải tiến và điều chỉnh kịp thời đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội. Giáo trình các môn thực hành nghề Điện chưa thật sự tốt, cần phải có sự đầu tư hơn nữa về tính khoa học và sư phạm, cần xem xét lại về hình thức trình bày.
- Chưa thực sự gắn kết với các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, những công ty có vốn đầu tư nước ngoài để cán bộ GV và học sinh có cơ hội thăm quan học hỏi những dây chuyền tiên tiến, những tiến bộ mới của khoa học
- Số GV trẻ nhiều, kinh nghiệm chuyên môn, giảng dạy còn hạn chế mà phải đảm đương nhiều giờ, nhiều môn trong học kỳ và trong năm học. Do đó việc dự giờ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong giảng dạy, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó khoa và tổ bộ môn chưa có những giải pháp thiết thực trong việc tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Khoa chuyên môn chưa thường xuyên kiểm tra chất lượng giảng dạy bộ môn của GV thông qua dự giờ và các buổi sinh hoạt tổ bộ môn, chưa tập trung vào giải quyết vấn đề chất lượng học tập, chất lượng giảng dạy cũng như dành nhiều thời gian cho việc trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy và học tập
- Công tác quản lí việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV thực hiện đảm bảo đúng qui chế. Tuy nhiên công tác kiểm tra việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ít được chú trọng. Việc kiểm tra, đánh giá học tập của HSSV hiện nay chưa kết hợp nhiều hình thức, chưa đánh giá được thực chất kết quả học tập của HSSV
- Công tác quản lí CSVC, thiết bị phục vụ giảng dạy bộ môn thực hành nghề điện còn nhiều hạn chế chưa khai thác phát huy hết công suất và hiệu quả sử dụng, chưa đáp ứng theo kịp yêu cầu của thực tế. Chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức các trang thiết bị phục vụ HĐGD.
60
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lí phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện ở trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa cho thấy trong công tác quản lí ĐNGV dạy thực hành nghề Điện đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác quản lí, những nguyên nhân dẫn tới chất lượng ĐNGV dạy thực hành nghề Điện ở trường chưa đạt được hiệu quả cao tập trung chủ yếu ở các khâu
+ Tư duy và nhận thức của ĐNGV
+ Công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV + Chính sách đào tạo, bồi dưỡng GV + Các chính sách động viên, khích lệ GV + Các công tác quản lý ĐNGV
Kết quả điều tra khảo sát thực trạng cho thấy cần có những biện pháp quản lý phù hợp để khắc phục những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý ĐNGV dạy thực hành nghề Điện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nghề Điện
Đánh giá đúng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của thực trạng là cơ sở vững chắc để có thể đề xuất các biện pháp quản lí khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng bộ, có hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của CBQL, GV, HSSV. Triển khai các biện pháp đó trong thời gian sớm nhất nhằm đạt được mục tiêu đề ra là quản lý phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề điện ở trường CĐN Công nghiệp Thanh hóa theo hướng chuẩn hóa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH đất nước.
61
CHƢƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH NGHỀ ĐIỆN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp
Các biện pháp đề xuất quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề
điện ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa theo hướng chuẩn hóa cần được định hướng và phù hợp với các nguyên tắc sau đây:
3.1.1. Nguyên tắc phân cấp, phân nhiệm
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch trên cơ sở chung để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, sự phân cấp phân nhiệm khuyến khích sự tham gia tích cực của các cá nhân đồng thời buộc mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về công việc của mình. Giao trách nhiệm cụ thể tới từng cá nhân, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá ưu nhược điểm từ đó đúc rút bài học kinh nghiệm.
Thực hiện việc khen thưởng xứng đáng, kỷ luật nghiêm minh đối với tổ chức và cá nhân vi phạm
3.1.2. Nguyên tắc hệ thống
Các biện pháp đưa ra có tính hệ thống nó được xác định trên một trục chung là quản lý phát triển ĐNGV (giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thúc đẩy phát triển, nghiên cứu, phục vụ...). Các vấn đề tất yếu có liên quan như sử dụng nguồn nhân lực (tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động...) và môi trường nguồn nhân lực (tạo môi trường văn hóa, môi trường sẵn sàng làm việc, mở rộng quy mô công việc, phát triển tổ chức...) đều được đề cập.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn; một số biện pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều nơi áp dụng.
62
Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa và phát triển các kết quả của nghiên cứu đã có, đặc biệt là khoa học phát triển nguồn nhân lực nói chung.
3.2. Các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề điện theo hƣớng chuẩn hóa
- Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, phát triển KT-XH địa phương và khu vực đến năm 2015 định hướng năm 2020.
- Căn cứ vào quyết định của Bộ LĐTB&XH về phê duyệt nghề trọng điểm và trường trọng điểm được lựa chọn để hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2011 -2020. - Căn cứ vào thực tiễn điều tra, khảo sát, tham khảo ý kiến các chuyên gia, CBQL, GV trong trường và đảm bảo các nguyên tắc đề xuất các biện pháp.
Luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề điện ở trường CĐN công nghiệp Thanh Hóa như sau.
3.2.1. Các biện pháp về nhân sự
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người GV và công tác quản lý phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện
a. Mục tiêu
Nhằm quán triệt và nâng cao nhận thức trong lãnh đạo, quản lý, cán bộ GV về vai trò, trách nhiệm của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện đối với nhiệm vụ dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực có sức cạnh tranh cao của thị trường lao động
b. Nội dung
-Tăng cường các nội dung giáo dục, tuyên truyền thông tin làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ GV dạy thực hành Điện về vai trò, trách nhiệm của mình; về yêu cầu nâng cao trình độ toàn diện, chuẩn hóa, những cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp đào tạo nhân lực kỹ thuật trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
- Các cấp quản lý xác định phát triển ĐNGV dạy thực hành Điện là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nghị quyết lãnh đạo và quản lý, có kế hoạch
63
theo giai đoạn, năm học, nêu rõ chủ trương, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện để làm tốt công tác tuyên truyền quán triệt trong CBQL nhà trường, trong tập thể cán bộ GV
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống Đảng, đoàn thể, các đơn vị Phòng, Khoa, Bộ môn trong giáo dục, tuyên truyền thông tin quán triệt nhiệm vụ phát triển ĐNGV. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức như: hội thảo, tuyên truyền, học tập, thông tin. Tổng kết rút kinh nghiệm công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục, khen thưởng, khuyến khích động viên các cá nhân, tập thể đã nổ lực vươn lên trong học tập, giảng dạy đạt thành tích tốt, góp phần phát triển ĐNGV dạy nghề Điện đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực.
c. Điều kiện thực hiện
Để biện pháp tăng cường giáo dục, tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của ĐNGV dạy nghề đạt kết quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục, tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức trong lãnh đạoCBQL các phòng, khoa và tập thể cán bộ GV trong trường
- Phải tạo được một bầu không khí dân chủ, cởi mở, trách nhiệm, ý chí nghị lực, quyết tâm và tính tự giác trong ĐNGV.
- Cần đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để công tác giáo dục, tuyên truyền thông tin đạt kết quả tốt.
3.2.1.2. Quy hoạch phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện
a. Mục tiêu
Mục tiêu của qui hoạch phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện là nhằm xây dựng, phát triển ĐNGV theo chuẩn, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực đến năm 2020. Đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lực lượng GV trên chuẩn làm nòng cốt (GV đầu ngành) ở các bộ môn
64
- Qui hoạch về cơ cấu của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện nhằm tạo ra sự đồng bộ và cân đối ĐNGV trong khoa, nhà trường thể hiện ở các mặt độ tuổi, giới tính, trình độ, nghành nghề.
- Qui hoạch về chất lượng ĐNGV dạy thực hành nghề Điện nhằm đảm bảo ĐNGV có trình độ, năng lực, phẩm chất theo chuẩn và đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương, vùng đến năm 2020; tạo ra sự kế tục giữa các thế hệ GV, không bị hụt hẫng về chất lượng ĐNGV.
b. Nội dung
- Xác định chức năng và mục tiêu nhiệm vụ của khoa, của nhà trường, điều tra, khảo sát, phân tích đặc điểm của khoa, nhà trường, điều kiện hoàn cảnh và thực trạng khả năng của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện để xây dựng kế hoạch phát triển đến 2020, trong từng năm học phù hợp với yêu cầu phát triển nhà trường, yêu cầu phát triển KT -XH của địa phương.
- Soạn thảo kế hoạch tổng thể, đề ra các mục tiêu, hình thành các chương trình, đề ra những ưu tiên và thiết kế chương trình thực hiện. Ở nội dung này, Hiệu trưởng trường cần có một kế hoạch tổng thể ở tầm vĩ mô để đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV dạy nghề Điện đáp ứng yêu cầu (đặc biệt đối với đào tạo cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế), chú ý đào tạo, bồi dưỡng những GV nòng cốt (đầu ngành) về thực hành nghề Điện làm hạt nhân trong quá trình đào tạo để bồi dưỡng GVDN cho khoa. - Trưởng khoa, tổ trưởng Bộ môn căn cứ vào định hướng phát triển ĐNGV của trường đến năm 2020, định hướng từng năm học, căn cứ vào tình hình cụ thể của Khoa, Bộ môn để xem xét đánh giá về năng lực của từng GV dạy thực hành nghề Điện để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Kế hoạch của khoa, bộ môn, cần cụ thể về nội dung, hình thức và thời gian tiến hành. Đồng thời khoa, bộ môn tư vấn hướng dẫn cho GV dạy thực hành trong Khoa. Bộ môn xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cụ thể thiết thực với điều kiện và nhu cầu của bản thân GV dạy thực hành Điện nhưng cũng phải đảm bảo những nguyên tắc và đạt được những chỉ tiêu đã định ra trong từng giai đoạn của nhà trường.
65
- Nhà trường căn cứ vào kết quả đăng ký đào tạo, bồi dưỡng của từng GV, Bộ môn, Khoa để xây dựng kế hoạch; tuyển dụng; đào tạo; bồi dưỡng phát triển ĐNGV và ĐNGV đầu ngành chung cho toàn trường; dự trù kinh phí và các điều kiện đảm bảo (phê duyệt của UBND Tỉnh, Thành phố). Sau đó lập kế hoạch hành động thực hiện chi tiết.
c. Điều kiện thực hiện
- Phải đánh giá đúng thực trạng của từng GV và ĐNGV dạy thực hành nghề Điện, dự báo phát triển ĐNGV và ĐNGV đầu ngành căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo, qui mô phát triển nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương, vùng để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch từng năm học phù hợp.
- Phải phát huy dân chủ trong xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ. Hình thành ý thức trách nhiệm trong các cấp quản lý, ở từng bộ môn và từng GV dạy thực hành nghề Điện đối với việc xác định nhu cầu, nội dung và hình thức đào tạo bồi