Thanh Hoá có mạng lưới trường lớp dạy nghề phát triển nhanh và tương đối đồng bộ, từ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đến các cơ sở dạy nghề. Tính đến cuối năm 2015 Thanh Hóa có 103 cơ sở dạy nghề (5 trường CĐN, 18 trường TCN, 20 trung tâm dạy nghề, 08 trung tâm giáo dục thường xuyên - Dạy nghề cấp huyện, 41 cơ sở dạy nghề, 11 trường chuyên nghiệp có tham gia dạy
35
nghề), quy mô dạy nghề ngày càng tăng với nhiều hình thức đa dạng, gắn với nhu cầu thị trường và doanh nghiệp. Hàng năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 50 ngàn lao động, góp phần phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH.
2.2. Một số nét cơ bản về tình hình dạy học thực hành nghề điện ở trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
2.2.1. Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
2.2.2.1. Vài nét về quá trình phát triển của trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa
Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1985/QĐ- BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá. Trường có truyền thống hơn 54 năm đào tạo nghề, là trường dạy nghề trọng điểm Quốc gia. Tiền thân là Trường Công nhân Cơ khí thành lập năm 1961, với mô hình trường nghề bên cạnh xí nghiệp, được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tháng 12 năm 1961.
Năm 1997 trường Công nhân cơ khí Thanh Hoá được giao nhiệm vụ mở rộng ngành nghề đào tạo phục vụ sản xuất công nghiệp. Theo đó UBND tỉnh quyết định đổi tên thành trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hóa.
Ngày 29/12/2006 trường được nâng cấp thành trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa theo Quyết định số 1985/2007/BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Hiện nay, trường đang thực hiện đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: Sơ cấp nghề; Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Ngoài ra trường còn liên kết đào tạo với trường “Đại học Bách khoa Hà Nội” và trường “Đại học công nghiệp Hà Nội”. Các trung tâm dạy nghề và GDTX trong tỉnh. Đặc biệt Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất, thực hành sửa chữa trong quá trình học tập và rèn luyện để thực hiện mục tiêu đào tạo những công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước.
36
Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có những đóng góp lớn trong hoạt động đào tạo nghề. Trường đã đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động hơn 50.000 công nhân kỹ thuật lành nghề, góp phần cung cấp nguồn lao động chất lượng, có kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của đất nước nói chung. Với những thành tích nổi bật trong đào tạo nghề, những năm qua nhà trường đã được nhận nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng Cục dạy nghề và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất thời kỳ đổi mới.
Về cơ cấu tổ chức, trường có Ban Giám hiệu gồm 3 người: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng; có 07 phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Tài vụ, phòng Tổ chức-Hành chính, phòng Thiết bị-Vật tư, phòng Công tác Học sinh - sinh viên, phòng Khoa học và Kiểm định, phòng Tuyển sinh và tư vấn giới thiệu việc làm; có 10 khoa chuyên môn: khoa Công nghệ thông tin, khoa Công nghệ ô tô, khoa Điện, khoa Sư phạm dạy nghề, khoa Lý thuyết cơ sở, khoa Khoa học cơ bản, khoa Điện tử - điện lạnh, khoa Cơ khí, khoa Kinh tế, khoa May và thiết kế thời trang. Trường còn có các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Hội cựu chiến binh. Các đơn vị chịu sự quản lý, chỉ đạo của Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường.
37
(Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa)
HIỆU TRƢỞNG TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG TRTRƯỞNG K. ĐIỆN TỬ-ĐIỆN LẠNH K. CÔNG NGHỆ Ô TÔ K. ĐIỆN
K. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
K. KINH TẾ K. CƠ KHÍ K. LÝ THUYẾT CƠ SỞ K. KHOA HỌC CƠ BẢN K. SƢ PHẠM DẠY NGHỀ K. MAY VÀ TKTT CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN THANH NIÊN HỘI SINH VIÊN HỘI CỰU CHIẾN BINH
P. TÀI VỤ P. ĐÀO TẠO P. THIẾT BỊ-VẬT TƢ P. KHOA HỌC-KIỂM ĐỊNH P.CÔNG TÁC HSSV P.TUYỂN SINH VÀ TƢ VẤN, GTVL P. TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH ĐẢNG ỦY
38
2.2.1.2. Quy mô, số lượng
Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hoá là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào, có chất lượng tay nghề tốt cho các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn tỉnh và trên phạm vi toàn quốc. Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và phát triển, uy tín và vị thế của nhà trường ngày càng nâng cao. Cho đến nay trường CĐN Công nghiệp Thanh Hoá luôn dẫn đầu toàn tỉnh về quy mô và chất lượng ĐTN.
Quy mô đào tạo của Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hoá đến năm 2016 là từ 4.000 - 4.500 HSSV, dự kiến đến năm 2018 là trên 6.000 HSSV, tầm nhìn đến năm 2020 là trên 8.000 HSSV Hệ đào tạo 2014 2015 2016 2018 2020 Cao đẳng nghề 1.065 1.306 1.875 2.500 3.760 Trung cấp nghề 2.347 2.483 2.196 3.275 4.130 Sơ cấp nghề 167 200 315 390 500 Tổng cộng: 3.579 3.989 4.386 6.165 8.390 (Bảng 2.1)
(Nguồn Đề án mở rộng trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa)
Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính, tính đến ngày 30/1/2016, tổng số cán bộ GV của Nhà trường là: 198 cán bộ, giảng viên trong đó 29 người có trình độ thạc sỹ chiếm 14,65%; 133 người có trình độ đại học chiếm 67,16%; 21 người có trình độ cao đẳng chiếm 10,61%; 15 người có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật tay nghề cao chiếm 7,58%
39 Tổng số CBGV Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 198 29 14,65% 133 67,16% 21 10,61% 15 7,58% (Bảng 2.2)
(Nguồn phòng Tổ chức - Hành chính Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa)
2.2.1.3 . Ngành nghề đào tạo
TT Nghề đào tạo Ghi chú
1. Điện công nghiệp 2. Điện tử công nghiệp
3. Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí 4. Kỹ thuật lắp đặt điện nước
5. Công nghệ Hàn 6. Cắt gọt kim loại 7. Nguội chế tạo, lắp ráp 8. Công nghệ Ô tô
9. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) 10. Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
11. Quản trị mạng máy tính 12. May và thiết kế thời trang 13. Kế toán doanh nghiệp 14. Quản trị doanh nghiệp
40
2.2.1.4. Hình thức và thời gian đào tạo
- CĐN: thời gian từ 2 năm đến 3 năm
- TCN: từ 1 năm đến 2 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 3 năm đến 3.5 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Sơ cấp nghề: đào tạo từ 2 - 6 tháng, tùy theo mức độ phức tạp kỹ thuật của nghề. Ngoài ra bồi dưỡng nâng cao, thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp, Bồi dưỡng, đào tạo cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề, tùy theo mức độ phức tạp của nghề để định thời gian đào tạo, thường từ 1 đến 2 tháng.
2.2.2. Chất lượng ĐNGV dạy học thực hành nghề điện
2.2.2.1. Năng lực chuyên môn
Hiện tại số lượng cán bộ GV khoa Điện gồm 20 người
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 100% GV có trình độ đại học trở lên, trong đó: có 07 Ths, 13 Đại học (có 12 GV đang theo học cao học). Tất cả giáo viên đều được học, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Khoa có 2 tổ bộ môn: Tổ môn điện công nghiệp và tổ môn tự động hóa
Nhìn chung ĐNGV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Về cơ bản, số lượng GV đáp ứng được yêu cầu giảng dạy
Năm học
Trình độ chuyên môn
Cao học Đại học Cao đẳng
SL % SL % SL %
2012-2013 2 10 18 90 0 0
2013-2014 7 35 13 65 0 0
2014-2015 19 95 1 5 0 0
(Bảng 2.4)
41
ĐNGV dạy thực hành trong các trường dạy nghề là người trực tiếp và quyết định việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, Hiện nay mặc dù khoa Điện đã được bổ sung thêm GV song vẫn chưa “chuyên môn hóa” môn dạy, hàng năm mỗi GV phải dạy quá nhiều môn, nhiều giờ, trung bình hàng năm mỗi GV phải lên lớp từ 600 đến 850 tiết cho 3 đến 4 môn học khác nhau, điều này làm cho khả năng hiểu sâu sắc từng bài giảng của GV không cao và chất lượng lên lớp của GV cũng không đạt hiệu quả (đặc biệt với GV trẻ)
2.2.2.2. Năng lực dạy học thực hành
Khác nhiều với các ngành khác. Ở ngành điện nếu giáo viên không hiểu sâu về lý thuyết sẽ không thể sửa chữa được các sự cố về điện, trong quá trình xử lý sự cố trên máy móc thiết bị điện. Cần kết hợp cả lý thuyết và năng lực thực hành trong quá trình dạy học. Để chuyển hoá quá trình đó người GVDN tốn không ít thời gian, sức lực và "kinh phí" cho những thiết bị thực hành mới có thể đạt được những kĩ năng xử lý tất cả sự cố diễn ra trên máy móc thiết bị vừa nhanh và đảm bảo an toàn.
Khoa Điện cũng đã mạnh dạn bố trí những GV mới xuống dạy thực hành, tuy nhiên, chất lượng công việc hướng dẫn HS của số này rất hạn chế, HS chủ yếu là thực hành trên mô hình, ít được xử lý trên máy móc thiết bị thực tế, đây là bất cập lớn nhất trong thực trạng hiện nay của khoa. Điều tra tình hình dạy thực hành của 14 môn chuyên ngành Điện chỉ có 11 GV xử lý tất cả sự cố hỏng hóc trên thiết bị, 6 GV xử lý được 85% các sự cố và 3 GV chỉ xử lý được 70% những sự cố hư hỏng trên thiết bị. Chính năng lực hạn chế của GV khi hướng dẫn thực hành làm cho khả năng xử lý sự cố trên thiết bị trong quá trình thực hành 5 môn chuyên ngành Điện quan trọng cho kết quả sau :
42
Bảng 2.5 Thống kê khả năng xử lý sự cố trong quá trình thực hành của HSSV
Môn học
Tỷ lệ % số học sinh có khả năng xử lý sự cố trong quá trình thực hành theo các mức
Sửa đƣợc tất cả Sửa tốt Khá TB Yếu Kém 1.Máy điện 0 15 34 26 20 5 2.Truyền động điện 0 24 25 26 21 4 3. Trang bị điện 0 25 25 31 17 2
4.Vận hành sửa chữa thiết bị điện
0 16 20 26 29 14
5.Kỹ thuật lập trình PLC 0 10 23 26 34 7
Số liệu thống kê từ phiếu điều tra học sinh: (xem phụ lục số 2)
Thống kê đánh giá của HSSV về nguyên nhân dẫn tới kết quả thực hành trên thiết bị của học sinh không cao, có 45% học sinh cho rằng do bản thân, 39% do trang thiết bị thực hành, 16% do năng lực hạn chế của GV. Trong các nguyên nhân do GV có 35% học sinh cho rằng GV không giải thích việc xảy ra các sự cố trên thiết bị bằng lý thuyết, 43% cho rằng GV không có hoạt động sửa thiết bị trong thực tế vì vậy việc tạo ra sự cố trên thiết bị quá xa lạ so với những hư hỏng của thiết bị xảy ra trong thực tế, 20% do GV sợ hỏng thiết bị vì vậy không cho học sinh xử lý nhiều.
Kết quả điều tra 17 GV và 3 CBQL về năng lực giảng dạy thực hành của ĐNGV dạy nghề Điện như sau:
43
(Bảng 2.6): Thống kê các đánh giá về năng lực dạy thực hành của GV
Mức độ đánh giá
Ngƣời đánh giá Tốt % Khá % TB % Yếu %
Cán bộ quản lý 25 35 25 15
Giáo viên 30 35 25 10
Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV và cán bộ quản lý khoa: “xem phụ lục số 1 và phụ lục số 3”
Nhìn chung năng lực dạy thực hành là một yêu cầu mang tính quyết định và quan trọng nhất của một GVDN (Đặc biệt là GVDN thuộc lĩnh vực này). Vì ngày nay học sinh ra trường xin vào các cơ quan nhà máy xí nghiệp rất khó khăn. Chính vì vậy mà giáo viên cần có năng lực thực hành cao thì mới đáp ứng được việc truyền thụ các kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Những GVDN giỏi sẽ có uy tín cao đối với học sinh học nghề, tuy nhiên đây cũng là yêu cầu khó đạt nhất bởi vì lý thuyết và thực hành phải liên hệ với nhau chặt chẽ. Muốn có được “tay nghề giỏi” buộc người GV phải nắm vững về lý thuyết chuyên môn và tốn nhiều thời gian để luỵên tập trên các thiết bị thực hành.
Tóm lại: Năng lực thực hành đối GVDN Điện là rất quan trọng. Để đạt được theo yêu cầu chuẩn hóa đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề thì mới có thể thường xuyên luyện tập nghiên cứu, điều mà không phải giáo viên dạy thực hành nào cũng có. Bên cạnh đó việc luyện tập tay nghề cần đòi hỏi có nhà xưởng, thiết bị thực hành, các phương tiện, dụng cụ đồ nghề…
Vì vậy các nhà quản lý cần đánh giá đúng vấn đề để kết hợp giữa các hình thức bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng và động viên, tạo điều kiện cho giáo viên dạy thực hành nghề Điện thường xuyên luyện tập tay nghề và góp ý dự giảng để vươn lên.
44
Năng lực sư phạm như một công cụ hữu hiệu giúp GV có khả năng truyền thụ kiến thức. Phần lớn GVDN của trường được đào tạo từ các trường đại học kỹ thuật khi đựợc nhận về trường họ phải lên lớp ngay. Các khái niệm của nghiệp vụ sư phạm như tâm lý học, phương pháp, phương tiện dạy học vv… họ chỉ hiểu qua những năm là học sinh và kinh nghiệm cuộc sống thực tế.
- Sau khi có quyết định 1672/ TH - DN ngày 18/8/1992 về việc ban hành bồi dưỡng sư phạm bậc I và quyết định 1988/ GD - ĐT ngày 28/12/1993 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc II của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức các lớp học hè hàng năm nhằm bồi dưỡng chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm cho các GVDN của trường. Đa số ĐNGV dạy nghề của khoa đều tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để có chứng chỉ sư phạm bậc I và bậc II.
- Trong những số GV tốt nghiệp Đại học sư phạm chính quy được đào tạo tương đối bài bản về nghiệp vụ sư phạm. Qua dự giờ và tham khảo một số giáo án của GV tác giả nhận thấy có tới 30% GV chưa hiểu hết mình đã sử dụng và kết hợp phương pháp dạy học nào khi lên lớp. Phần đông không lựa chọn được nội dung, dạy tràn lan (biết gì, dạy đó), vì vậy những kiến thức cần cho học sinh thực tập thì ít, đa số dạy nguyên lý một cách chung chung, phân tích những đặc tính, công thức một cách khó hiểu. Quá trình giảng dạy phân tích không đi sâu vào áp dụng vào thực tế (đối với học sinh dạy nghề). Qua khảo sát tiếp thu tình hình tiếp thu trên lớp của học sinh có tới 60% học sinh chỉ hiểu được 1/3 kiến thức GV truyền đạt, điều này rất đáng lo ngại, đành rằng kiến thức thuộc lĩnh vực kết hợp cả lý thuyết và thực hành, nhưng cần phải có sự lựa chọn để học sinh có thể hiểu được vì họ là những học sinh học nghề, việc đọc sách và tự nghiên cứu thêm có phần hạn chế, hơn nữa thư viện trường số đầu sách còn hạn chế và chưa có điều kiện cho học sinh mượn sách.
Kết quả đánh giá của 3 CBQL và 17 GV về năng lực sư phạm của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện như sau (Bảng 2.7)
45 Mức độ đánh giá Ngƣời đánh giá Tốt % Khá % T. Bình % Kém % Cán bộ quản lý 22 35 33 10 Giáo viên 30 35 25 15 (Bảng 2.7)
Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV và CBQL: xem phụ lục số 1 và 3.