Các biện pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa theo hướng chuẩn hóa (Trang 62)

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người GV và công tác quản lý phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện

a. Mục tiêu

Nhằm quán triệt và nâng cao nhận thức trong lãnh đạo, quản lý, cán bộ GV về vai trò, trách nhiệm của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện đối với nhiệm vụ dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực có sức cạnh tranh cao của thị trường lao động

b. Nội dung

-Tăng cường các nội dung giáo dục, tuyên truyền thông tin làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ GV dạy thực hành Điện về vai trò, trách nhiệm của mình; về yêu cầu nâng cao trình độ toàn diện, chuẩn hóa, những cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp đào tạo nhân lực kỹ thuật trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

- Các cấp quản lý xác định phát triển ĐNGV dạy thực hành Điện là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nghị quyết lãnh đạo và quản lý, có kế hoạch

63

theo giai đoạn, năm học, nêu rõ chủ trương, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện để làm tốt công tác tuyên truyền quán triệt trong CBQL nhà trường, trong tập thể cán bộ GV

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống Đảng, đoàn thể, các đơn vị Phòng, Khoa, Bộ môn trong giáo dục, tuyên truyền thông tin quán triệt nhiệm vụ phát triển ĐNGV. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức như: hội thảo, tuyên truyền, học tập, thông tin. Tổng kết rút kinh nghiệm công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục, khen thưởng, khuyến khích động viên các cá nhân, tập thể đã nổ lực vươn lên trong học tập, giảng dạy đạt thành tích tốt, góp phần phát triển ĐNGV dạy nghề Điện đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực.

c. Điều kiện thực hiện

Để biện pháp tăng cường giáo dục, tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của ĐNGV dạy nghề đạt kết quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục, tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức trong lãnh đạoCBQL các phòng, khoa và tập thể cán bộ GV trong trường

- Phải tạo được một bầu không khí dân chủ, cởi mở, trách nhiệm, ý chí nghị lực, quyết tâm và tính tự giác trong ĐNGV.

- Cần đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để công tác giáo dục, tuyên truyền thông tin đạt kết quả tốt.

3.2.1.2. Quy hoạch phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện

a. Mục tiêu

Mục tiêu của qui hoạch phát triển ĐNGV dạy thực hành nghề Điện là nhằm xây dựng, phát triển ĐNGV theo chuẩn, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực đến năm 2020. Đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lực lượng GV trên chuẩn làm nòng cốt (GV đầu ngành) ở các bộ môn

64

- Qui hoạch về cơ cấu của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện nhằm tạo ra sự đồng bộ và cân đối ĐNGV trong khoa, nhà trường thể hiện ở các mặt độ tuổi, giới tính, trình độ, nghành nghề.

- Qui hoạch về chất lượng ĐNGV dạy thực hành nghề Điện nhằm đảm bảo ĐNGV có trình độ, năng lực, phẩm chất theo chuẩn và đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương, vùng đến năm 2020; tạo ra sự kế tục giữa các thế hệ GV, không bị hụt hẫng về chất lượng ĐNGV.

b. Nội dung

- Xác định chức năng và mục tiêu nhiệm vụ của khoa, của nhà trường, điều tra, khảo sát, phân tích đặc điểm của khoa, nhà trường, điều kiện hoàn cảnh và thực trạng khả năng của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện để xây dựng kế hoạch phát triển đến 2020, trong từng năm học phù hợp với yêu cầu phát triển nhà trường, yêu cầu phát triển KT -XH của địa phương.

- Soạn thảo kế hoạch tổng thể, đề ra các mục tiêu, hình thành các chương trình, đề ra những ưu tiên và thiết kế chương trình thực hiện. Ở nội dung này, Hiệu trưởng trường cần có một kế hoạch tổng thể ở tầm vĩ mô để đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV dạy nghề Điện đáp ứng yêu cầu (đặc biệt đối với đào tạo cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế), chú ý đào tạo, bồi dưỡng những GV nòng cốt (đầu ngành) về thực hành nghề Điện làm hạt nhân trong quá trình đào tạo để bồi dưỡng GVDN cho khoa. - Trưởng khoa, tổ trưởng Bộ môn căn cứ vào định hướng phát triển ĐNGV của trường đến năm 2020, định hướng từng năm học, căn cứ vào tình hình cụ thể của Khoa, Bộ môn để xem xét đánh giá về năng lực của từng GV dạy thực hành nghề Điện để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Kế hoạch của khoa, bộ môn, cần cụ thể về nội dung, hình thức và thời gian tiến hành. Đồng thời khoa, bộ môn tư vấn hướng dẫn cho GV dạy thực hành trong Khoa. Bộ môn xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cụ thể thiết thực với điều kiện và nhu cầu của bản thân GV dạy thực hành Điện nhưng cũng phải đảm bảo những nguyên tắc và đạt được những chỉ tiêu đã định ra trong từng giai đoạn của nhà trường.

65

- Nhà trường căn cứ vào kết quả đăng ký đào tạo, bồi dưỡng của từng GV, Bộ môn, Khoa để xây dựng kế hoạch; tuyển dụng; đào tạo; bồi dưỡng phát triển ĐNGV và ĐNGV đầu ngành chung cho toàn trường; dự trù kinh phí và các điều kiện đảm bảo (phê duyệt của UBND Tỉnh, Thành phố). Sau đó lập kế hoạch hành động thực hiện chi tiết.

c. Điều kiện thực hiện

- Phải đánh giá đúng thực trạng của từng GV và ĐNGV dạy thực hành nghề Điện, dự báo phát triển ĐNGV và ĐNGV đầu ngành căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo, qui mô phát triển nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương, vùng để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch từng năm học phù hợp.

- Phải phát huy dân chủ trong xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ. Hình thành ý thức trách nhiệm trong các cấp quản lý, ở từng bộ môn và từng GV dạy thực hành nghề Điện đối với việc xác định nhu cầu, nội dung và hình thức đào tạo bồi dưỡng một cách phù hợp, khả thi.

3.2.1.3. Đổi mới tuyển chọn và sử dụng hợp lý ĐNGV a. Mục tiêu

- Nhằm bổ sung, bố trí, sử dụng hợp lý lực lượng GV dạy thực hành nghề Điện đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng và trẻ hóa ĐNGV đáp ứng mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Bộ môn, Khoa và nhà trường định hướng đến 2020. Công việc này chủ yếu thực hiện ở cấp trường.

- Việc tuyển chọn GV phải nhằm hướng đến mục tiêu sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn theo chuẩn qui định, đảm bảo điều kiện môi trường chuyên môn để họ ra sức dạy tốt, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng GV dạy thực hành nghề Điện hỗ trợ bổ sung giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phát huy thế mạnh, hạn chế khiếm khuyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Nội dung

66

số lượng đủ để đảm bảo qui mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho địa phương, vùng, đồng thời có tính đến sự kế thừa đối với số GV nghỉ hưu trong giai đoạn 2011 -2015 định hướng đến 2020.

- Tổ chức nắm chắc nhu cầu GV thừa, thiếu ở từng Bộ môn, Khoa (kể cả số GV không đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong giai đoạn mới),cụ thể trong từng năm học để kịp thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tuyển chọn, sử dụng.

- Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn chung qui định của chức danh và một số chuẩn cụ thể đối với từng vị trí, từng Bộ môn có nhu cầu sử dụng.

- Công khai tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng để tất cả thành viên nhà trường đếu biết, phối hợp với các ngành, các cấp để hong tin tuyển dụng rộng rãi. - Ưu tiên tạo nguồn kế thừa và trẻ hóa đội ngũ, tuyển chọn, sử dụng số HSSV tốt nghiệp các trường ĐHSPKT loại khá, giỏi, tuyển dụng lực lượng GV, cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn sản xuất về trường. - Xây dựng qui trình tuyển chọn GV dạy thực hành nghề Điện nhằm đảm bảo tính công khai, khách quan, công bằng và hiệu quả.

c. Điều kiện thực hiện

- Phải làm tốt công tác rà soát ĐNGV và dự báo phát triển ĐNGV chính xác. - Phải tuyển dụng GV đúng chuẩn theo quy định, bố trí sử dụng GV đúng chuyên môn đào tạo và phù hợp với từng vị trí tuyển dụng. Công khai, dân chủ, phát huy trách nhiệm của Bộ môn, Khoa trong tham gia đánh giá năng lực chuyên môn người dự tuyển và kèm cặp bồi dưỡng trong thời gian thử việc của GV mới tuyển.

- Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để tuyển được người giỏi về làm GV dạy thực hành nghề Điện

3.2.2. Biện pháp về nguồn lực vật chất kỹ thuật

Tăng cường xây dựng, quản lí và sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học a. Mục tiêu

67

Tăng cường xây dựng, quản lí và sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động dạy thực hành nghề Điện để nâng cao chất lượng giảng dạy của khoa và chất lượng giáo dục trong nhà trường.

b. Nội dung

Khoa chuyên môn và bộ phận quản lí CSVC, trang thiết bị nhà trường phải có kế hoạch định kì cho việc kiểm kê, đánh giá CSVC, phương tiện phục vụ dạy thực hành nghề điện, tổng hợp báo cáo lãnh đạo nhà trường. Từ đó lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung CSVC, thiết bị dạy thực hành nghề Điện trình Ban giám hiệu phê duyệt.

Xây dựng nội quy, quy chế sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị, mô hình, các thiết bị dạy học khác. Khuyến khích GV khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị và mô hình sẵn có. Quản lí tốt công tác sử dụng, bảo quản CSVC theo tinh thần thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, sử dụng tối đa công suất các phương tiện, thiết bị hiện có. Tuyên truyền vận động GV, HSSV, nhân viên có ý thức giữ gìn và bảo vệ CSVC thiết bị dạy học, đồng thời gắn nghĩa vụ, trách nhiệm tới mỗi thành viên, bộ phận trong việc sử dụng, bảo quản CSVC thiết bị dạy học

Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tiếp cận các chương trình, dự án để tăng cường đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ dạy thực hành nghề Điện.

c. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng phòng học, nhà xưởng đúng tiêu chuẩn đồng bộ, hiện đại, với đầy đủ các trang thiết bị, mô hình phục vụ việc dạy học theo quan điểm mới (dạy tích hợp).

- Cung cấp các thiết bị hỗ trợ dạy thực hành nghề Điện như mô hình tiên tiến về Điện, máy chiếu projector, laptop, bút trình chiếu… Xây dựng tủ tài liệu, giáo trình bộ môn để GV, học sinh tham khảo, tiếp cận với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ

Để thực hiện được điều này cần sự quan tâm đầu tư của Tổng cục dạy nghề, UBND tỉnh Thanh Hóa về kinh phí cho việc tăng cường CSVC thiết bị dạy học. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các tổ chức xã hội, các dự án hỗ trợ nhà trường

68

về các nguồn lực, vật lực, giúp tăng cường CSVC của nhà trường theo tinh thần xã hội hoá giáo dục. Sự quản lí chặt chẽ của CBQL nhà trường và các GV được phân công phụ trách.

Khuyến khích các GV dạy thực hành nghề Điện chế tạo các mô hình dạy học.

3.2.3. Các biện pháp hành chính và tổ chức thực hiện

3.2.3.1. Tăng cường công tác quản lí hoạt động giảng dạy thực hành nghề Điện

a. Mục tiêu

Trong quá trình quản lí, việc hoạch định chiến lược, mục tiêu và các yếu tố liên quan tới việc thực hiện mục tiêu đã định là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng quản lí HĐGD thực hành nghề Điện sẽ nâng cao hiệu quả quản lí về mọi mặt, giúp công tác quản lí khoa học và các tổ môn phù hợp với thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành nghề Điện trong nhà trường.

b. Nội dung

Trên cơ sở kế hoạch năm học và sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, trưởng khoa chuyên môn tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch quản lí HĐGD thực hành nghề Điện gồm có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kế hoạch quản lí toàn diện HĐGD thực hành nghề điện của lãnh đạo khoa chuyên môn

+ Kế hoạch quản lí chuyên môn của tổ trưởng 2 tổ môn + Kế hoạch giảng dạy của GV

c. Điều kiện thực hiện

Để có thể quản lí HĐGD thực hành nghề Điện một cách hiệu quả cần phải xây dựng kế hoạch quản lí theo từng tuần, từng tháng, học kỳ trong năm học. Trong đó các vấn đề trọng tâm cần được quan tâm quản lí bao gồm quản lí thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, quản lí phân công giảng dạy, quản lí công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lí hoạt động của tổ bộ môn, quản lí công việc chuẩn bị của GV trước giờ lên lớp, quản lí hoạt động dạy học của GV trên lớp, quản lí

69

công tác bồi dưỡng GV, quản lí CSVC thiết bị dạy học, quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi sắp xếp thứ tự các nội dung quản lí cần thể hiện sự ưu tiên do tính chất quan trọng của công việc theo từng khoảng thời gian.

Việc quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề Điện bao gồm các bước sau: + Tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tế: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV. Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Chất lượng, ý thức và học lực của HSSV.

+ Xác định mục tiêu: Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, căn cứ tình hình thực tiễn trong và ngoài trường để xác định các nội dung mục tiêu phấn đấu về chuyên môn của khoa, tổ bộ môn, của từng cá nhân, của toàn trường. Từ đó có cơ sở xác định mục tiêu của mỗi khóa, mỗi lớp, mỗi học sinh. Mục tiêu xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học.

+ Tổ chức sắp xếp phân công chuyên môn một cách hợp lí, cần tạo ra sự ổn định cần thiết ban đầu với các nhóm, tổ chuyên môn về số lượng, về cơ cấu tuổi tác, về chất lượng, chuyên môn , bố trí GV. Những GV có kinh nghiệm lâu năm kèm GV trẻ.

+ Phân công đúng người, đúng việc: Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong bộ máy cán bộ quản lí khoa, phân công lãnh đạo khoa phụ trách từng mảng hoạt động, từng nhóm nói trên. Lựa chọn và phân công trách nhiệm quản lí tổ, nhóm chuyên môn cho các cá nhân có trình độ, năng lực chuyên môn, có khả năng quản lí, có uy tín. Phân công hợp lí GV phụ trách bộ môn và tham gia các hoạt động chuyên môn theo các nhóm đã lập trên cơ sở năng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân. Quá trình tổ chức sắp xếp phân công phân nhiệm cần đảm bảo nguyên tắc dân chủ và có sự thống nhất cao trong đơn vị. Thường xuyên kiểm tra giám sát HĐGD của GV.

3.2.3.2. Tạo môi trường công tác và tạo động lực phát triển cho ĐNGV dạy

thực hành nghề Điện a. Mục tiêu

70

Theo lý thuyết tạo động lực thì người quản lý phải tạo ra môi trường để mỗi thành viên cống hiến hết khả năng của họ. Phải biết cổ vũ động viên cấp dưới tham gia toàn diện vào những công việc quan trọng, không ngừng mở rộng ngưỡng tự định hướng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho ĐNGV của mình. Để thực hiện được ý tưởng đó, phải tạo được môi trường thuận lợi cho ĐNGV dạy thực hành nghề Điện

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa theo hướng chuẩn hóa (Trang 62)