kỹ năng sư phạm đáng kể qua kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên để có thể tốn thời gian tích lũy trên mà có được năng lực truyền thụ kiến thức của học sinh được tốt họ cần được trang bị các kiến thức về sư phạm.
2.2.3. Những nguyên nhân khác ảnh hưởng chất lượng dạy học thực hành hành
- Nhìn chung hoạt động giảng dạy của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo chiều sâu ngành điện công nghiệp. Có nhiều nguyên nhân đã gây ra những bất cập như đã phân tích, tuy nhiên qua phiếu điều tra GV chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân khác ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của ĐNGV dạy thực hành nghề Điện cũng không kém phần quan trọng.
- Qua điều tra các CBQL và GV chúng tôi thống kê được các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng dạy học thực hành của ĐNGV như sau.
Bảng 2.9: Thống kê từ khảo sát thực tế những nguyên nhân ảnh hưởng tới tới chất lượng dạy học thực hành nghề Điện của GV
48
Bảng 2.9
ST
T I. Nguyên nhân chủ quan của GV Số ngƣời Tỷ lệ %
1 Công việc không phù hợp với ngành đào tạo
2 10
2 Không yêu nghề 0 0
3 Không thường xuyên nghiên cứu tài liệu 5 25
4 Hoàn cảnh gia đình khó khăn 4 20
II. Nguyên nhân do nhà trƣờng và XH
1 Phải giảng dạy quá nhiều môn trong một năm
9 45
2 Cơ sở vật chất và thiết bị còn thiếu thốn và lạc hậu
9 45
3 Tài liệu tham khảo còn hạn chế 5 25 4 Quản lý hoạt động giảng dạy chưa có hiệu
quả cao
10 50
5 Chế độ khen thưỏng chưa thỏa đáng cho cố gắng của giáo viên
10 50
6 Chế độ lương và phụ cấp còn thấp 11 55
Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV: (xem phụ lục số 3)
+ Như vậy chất lượng dạy học thực hành của GVDN chịu ảnh hưởng xấu từ nhiều phía, khắc phục được không đơn giản, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, khoa và cá nhân mỗi GV, cần xây dựng một kế hoạch cụ thể mang tính pháp lệnh để khắc phục dần từng khâu yếu kém.
Tóm lại: Thực trạng chất lượng dạy học thực hành nghề điện của ĐNGV dạy thực hành hiện nay có rất nhiều bất cập, họ được “đào tạo ban đầu” từ nhiều nguồn, dù số đông đã qua đào tạo chuẩn hóa nhưng năng lực giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành khác nhau như đã phân tích ở trên.
49
+ Từ những ảnh hưởng trên để việc quản lý chất lượng dạy của GV phải động viên, khen thưởng kịp thời, lôi cuốn được số GV đầu đàn làm lực lượng nòng cốt cho việc bồi dưỡng những GV yếu kém. Đồng thời qua việc quản lý chất lượng dạy học thực hành của ĐNGV dạy nghề mà định hướng những tư tưởng thái độ lệch lạc của GV đối với công tác đào tạo học sinh làm tăng chất lượng và hiệu quả đào tạo là một công việc quan trọng hàng đầu của quản lý khoa - nhà trường. Từ đó có kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV dạy thực hành nghề điện nói riêng và ĐNGV nhà trường nói chung.
2.2.4. Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động nhất là trong lĩnh vực của ngành Điện, đòi hỏi cần nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường luôn chú trọng việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho thực tập đáp ứng yêu cầu đặt ra, trang thiết bị được bổ sung mới tiên tiến cơ bản đáp ứng phục vụ cho thực tập và thực tập sản xuất.
Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hoá được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực cũ 1,8 ha, khu vực mới mở rộng thêm 7 ha bằng vốn vay của ngân hàng phát triển Châu Á và vốn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa.
Trường có đầy đủ phòng học, xưởng thực hành khang trang, thoáng mát ở các khu nhà A, nhà B, nhà C, khu thực hành phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập, có thư viện, ký túc xá, khu hoạt động thể thao cho sinh viên. Nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, máy móc kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao bằng vốn chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường, nâng cao năng lực ĐTN. Bên cạnh đó nhà trường cũng được thụ hưởng các dự án nguồn vốn ODA của chính phủ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản cho mua sắm thiết bị dạy nghề. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện có cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động đào tạo, dạy và học của các nghề trong nhà trường, đáp ứng quy mô đào tạo khoảng gần 10.000 HSSV/năm.
Hiện tại trường trang bị cho khoa Điện 8 phòng học lý thuyết (diện tích mỗi phòng 80m2 cho các môn học chung); 16 xưởng thực hành và thí nghiệm điện (diện tích mỗi xưởng 80 – 100m2 cho các môn Truyền động điện, Trang bị điện, Máy
50
điện, Cung cấp điện và Đo lường điện, PLC, Khí nén - Thủy lực...), đồng thời các phòng học cũng được thiết kế theo hướng đa phương tiện phục vụ cho việc đào tạo theo tín chỉ. Tất cả những phòng này rất thuận tiện cho việc dạy học theo quan điểm mới - quan điểm tích hợp.
Hàng năm dựa theo kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị, nhà trường đã đầu tư và mua sắm các phương tiện dạy học cần thiết cho từng khoa như: máy tính xách tay, máy chiếu, phông chiếu và các phương tiện nghe nhìn khác. Để đẩy mạnh việc thực tập, nhà trường đã đầu tư hàng tỉ đồng để mua sắm bổ sung vật tư, trang thiết bị phục vụ cho quá trình thực tập của HSSV.
2.3. Thực trạng công tác quản lý ĐNGV dạy thực hành nghề điện ở trƣờng CĐN Công nghiệp Thanh Hóa
2.3.1. Thực trạng công tác quản lý hành chính, tài chính
2.3.1.1. Thực trạng về nguồn lực tài chính của trường
Trường CĐN Công nghiệp Thanh hóa là đơn vị hành chính sự nghiệp, nguồn tài chính chủ yếu để trang bị cơ sở vật chất, đầu tư phát triển, chi thường xuyên đáp ứng quy mô và chất lượng đào tạo từ 3 nguồn chính:
- Nguồn kinh phí ngân sách cấp cho chi phí thường xuyên; - Nguồn thu học phí;
- Nguồn thu từ liên kết đào tạo;
Tổng kinh phí đào tạo trong 3 năm trở lại đây - Năm 2012: 28.559.339.000 đ
- Năm 2013: 31.037.385.000 đ - Năm 2014: 34.300.000.000 đ
Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 3 năm trở lại đây
- Năm 2012: 7.693.454.000 đ - Năm 2013: 9.067.437.000 đ - Năm 2014: 11.300.000.000 đ.
Trong những năm qua, nhà trường đã triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách và pháp luật nhà nước, các quy định, hướng dẫn của cấp trên về chế độ
51
thu chi, quản lý tài chính, tài sản. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài chính tài sản theo tinh thần NĐ10 và NĐ43 của Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế, đưa công tác quản lý tài chính của Trường đi vào nề nếp, chủ động và tích cực. Tăng cường khai thác các nguồn thu từ các hoạt động đào tạo và hợp tác trong nước và quốc tế; sử dụng hợp lý nguồn thu ngân sách. Công tác quản lý tài chính đã thực sự phục vụ đắc lực cho các hoạt động đào tạo, NCKH, đầu tư phát triển và các hoạt động khác như văn nghệ, thể thao và các hoạt động xã hội khác... góp phần tích cực cho sự phát triển của trường.
Sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính để sửa chữa, nâng cấp và từng bước hiện đại dần CSVC như xây dựng thêm các xưởng học thực hành, mua sắm nhiều trang thiết bị, mô hình tiên tiến phục vụ dạy học, trang bị thêm nhiều máy chiếu projector, mạng internet tốc độ cao, bổ sung thêm nhiều đầu sách cho Thư viện... với kinh phí bình quân hàng năm hơn 30 tỷ đồng từ nguồn vốn tự cân đối của đơn vị, đã có tác dụng thiết thực đối với nâng cao chất lượng giảng dạy học tập, NCKH và công tác quản lý.
Công tác quản lý tài chính tài sản được thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định của nhà nước.
Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính nhằm điều hành tập trung các nguồn vốn, điều tiết sử dụng hợp lý các nguồn thu để đáp ứng yêu cầu về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động khác.
2.3.1.2. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên
Với chức năng và nhiệm vụ được giao, xác định rõ tầm quan trọng của công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo, cấp Ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã từng bước hình thành xây dựng quy chế quản lý giáo viên, quy chế HSSV nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản lý ĐNGV dạy nghề đã được tiến hành trên nhiều mặt: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đưa vào nghị quyết của Đảng bộ trường, bổ sung vào nội quy, quy chế nhà trường, tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của ĐNGV… Việc xây dựng
52
quy chế và quản lý dựa trên Điều lệ trường CĐN Công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt, hệ thống các văn bản của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB&XH... Mục đích đưa các hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường theo một hệ thống, để GV phát huy được năng lực của mình trong hoạt động giáo dục đào tạo. Công tác quản lý còn được thể hiện thông qua kiểm tra đánh giá, có khen chê kịp thời đúng mức, đồng thời chỉ ra phương pháp điều chỉnh, uốn nắn những sai sót lệch lạc trong hoạt động giáo dục đào tạo của GV, thường xuyên bổ sung hoàn thiện các quy chế nội bộ trong nhà trường, có chính sách đãi ngộ hợp lý, xem lao động và đãi ngộ là hai mặt của một chính sách, đây là mối quan hệ nhân quả, chúng vừa là động cơ vừa là mục đích của sự phát triển nhà trường.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý nhân sự và hoạt động giảng dạy
Công tác quản lí là một yếu tố có tính chất quyết định và không thể thiếu được trong bất cứ một tổ chức nào. Do đó, trong hoạt động giảng dạy (HĐGD) thực hành nghề Điện quản lí có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc đạt được mục tiêu.
Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lí và có cơ sở cho việc cải tiến công tác quản lí HĐGD thực hành nghề Điện, tác giả đã tham khảo ý kiến của CBQL trong trường, GV trong khoa về nhận thức của họ đối với công tác quản lí HĐGD thực hành nghề Điện tại trường. Kết quả được thể hiện qua các bảng 2.10 như sau:
53
Bảng 2.10. Nhận thức, đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lí HĐGD thực hành nghề Điện
TT Nội dung các lựa chọn Tổng cộng
Số lƣợng Tỷ lệ
1 Vai trò của công tác quản lí
Rất quan trọng 27 81.82%
Khá quan trọng 5 15.15%
Ít quan trọng 1 3.03%
Hoàn toàn không quan trọng 0 0%
2 Đánh giá về công tác quản lí HĐGD thực hành nghề Điện
Tốt 1 3.03%
Khá 5 15.15%
Trung Bình 24 72.73%
Yếu 3 9.09%
3 Có cần cải tiến công tác quản lí HĐGD thực hành nghề Điện
Rất cần thiết 21 63.64%
Khá cần thiết 10 30.30%
Ít cần thiết 2 6.06%
Hoàn toàn không cần thiết 0 0%
+ Theo giáo viên và cán bộ quản lí: Có 81.82% ý kiến giáo viên và CBQL cho rằng công tác quản lí HĐGD thực hành nghề Điện là rất quan trọng và 15.15% ý kiến cho rằng khá quan trọng. Điều đó chứng tỏ hầu hết GV và CBQL đều nhận thức rõ vai trò của công tác quản lí trong trường học nói chung, vai trò của công tác quản lí HĐGD thực hành nghề điện ở trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa nói riêng là rất quan trọng.
54
Theo GV và CBQL đánh giá công tác quản lí HĐGD thực hành nghề Điện hiện nay ở trường đang ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 72.73%. Đặc biệt, công tác quản lí HĐGD thực hành nghề điện theo họ đánh giá vẫn còn yếu 9.09% so với yêu cầu. Với kết quả này, để đáp ứng được yêu cầu phát triển cũng như công tác đào tạo của nhà trường trong lĩnh vực thực hành nghề điện cần phải nhanh chóng cải tiến công tác quản lí, theo ý kiến GV và CBQL 63.64% rất cần thiết và 30.30% khá cần thiết.
Như vậy, cải tiến công tác quản lí HĐGD thực hành nghề Điện là cần thiết. CBQL cần có tầm nhìn mới, tư duy mới, nhận thức mới trong việc thực hiện các giải pháp quản lí, phải đáp ứng nhu cầu học hỏi cái mới của GV, khả năng áp dụng kiến thức đã học vào công việc của HSSV, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thực hành nghề Điện, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội và sự phát triển bền vững của nhà trường.
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV khoa điện
(Sơ đồ 2.2 )
Phòng Đào tạo
Trưởng Khoa
Đội ngũ giáo viên dạy nghề Phó khoa phụ trách dạy lý thuyết Phó khoa phụ trách dạy thực hành Tổ trưởng tổ môn tựđộng hóa Tổ trưởng tổ môn điện
55
- Phòng đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể về tiến độ giảng dạy cho cả năm học, dựa vào đó khoa lập kế hoạch chi tiết cho từng kỳ học, môn dạy, số tiết và thời gian thực hiện cho từng lớp. Từ đó, trưởng khoa giao cho các phó khoa và tổ trưởng tổ môn phân công kế hoạch, nhiệm vụ giảng dạy cho từng GV, để GV biết nhiệm vụ và công việc của mình được phân công.
- Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy tổ trưởng báo cáo lãnh đạo khoa mà đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng GV.
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý các hoạt động chuyên môn
Trong những năm qua nhà trường đã rất chú trọng phát triển ĐNGV có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, có năng lực chuyên môn, có năng lực sư phạm dạy nghề, có năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học. ĐNGV đều nhận thức được vai trò quan trọng của họ đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bởi chính họ là lực lượng trực tiếp thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động đào tạo.
Hiện nay khoa Điện trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa có tổng số 20 GV. + Về tuổi đời Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ % Dưới 30 02 10% Từ 31 đến 40 13 65% 41 đến 50 04 20% Trên 50 01 5% Tổng cộng 20 100% (Bảng 2.11)
(Nguồn Khoa Điện- Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa)
Kết quả cho thấy phần lớn GV giảng dạy môn điện công nghiệp ở trường đang còn trẻ, tuổi từ 31 đến 40 chiếm tỷ lệ khá cao (65%). Điều này cho thấy khả năng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của GV ở đây còn dài và rất thuận lợi trong việc tiếp tục học và nghiên cứu với trình độ chuyên môn cao hơn. GV trẻ nên có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, nhiệt tình trong mọi hoạt động, mọi phong trào.
56
Đây vừa là một lợi thế của nhà trường và của khoa chuyên môn nhưng cũng là một khó khăn trong công tác quản lí bởi vì họ chưa trải nghiệm nhiều trong cuộc sống cũng như trong công tác giảng dạy, năng lực sư phạm cũng còn có những hạn chế nhất định.
+ Về thâm niên giảng dạy:
Tuổi nghề Số lƣợng Tỷ lệ % Dưới 5 năm 02 10% Từ 6 đến 15 năm 13 65% Từ 16 đến 25 năm 05 25% Tổng cộng 20 100% (Bảng 2.12)
(Nguồn Khoa Điện- Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa)
Kết quả cho thấy: Thời gian giảng dạy từ 6 đến 15 năm chiếm tỷ lệ khá cao 65%, số giáo viên trên 15 năm có nhiều kinh nghiệm trong nghề chiếm tỷ lệ ít 25%. Đây là một khó khăn cho nhà trường vì thiếu giáo viên lâu năm có trình độ tay nghề