Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy “Giáo dục

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy môn học sinh học lớp 9 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện mê linh, TP hà nội (Trang 61)

dục hƣớng nghiệp” (GV hƣớng nghiệp)

Bộ môn sinh hoạt hướng nghiệp được đưa vào chương trình lớp 9 trường THCS với thời lượng 3 tiết/ tuần. Đây là con đường cơ bản để thực hiện GDHN cho học sinh, song thực tế đa số các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc thực hiện sinh hoạt hướng nghịêp ở trường phổ thông còn rất hạn chế do không có giáo viên chuyên trách, hầu hết các trường đều sử dụng các giáo viên bộ môn: V ăn, Toán, Lý... hoặc giáo viên chủ nhiệm dạy “Sinh hoạt hướng nghịêp”. Các giáo viên kiêm nhiệm này không có đủ hiểu biết về nghề, việc dạy bộ môn hướng nghiệp không hoàn toàn giống dạy các bộ môn khác, ở các trường phổ thông rất ít tài liệu về hướng nghiệp. Vì vậy với đặc thù bộ môn giáo viên dạy sinh có thể phối hợp với giáo viên phụ trách hướng nghiệp tổ chức “sinh hoạt hướng nghiệp”có hiệu quả hơn bằng cách cung cấp tư liệu về hướng nghịêp liên quan đến sinh học. Ví dụ trong các chủ đề sinh hoạt HN ở lớp 9 hiện hành có nội dung: Đặc điểm cơ bản của các nghề phổ biến về nông - lâm - ngư nghiệp, vị trí vai trò của những nghề đó trong xã hội và nền kinh tế quốc dân, yêu cầu của nghề giáo viên dạy sinh học có thể cung cấp tên, các công trình, hay cơ sở khoa học sinh học của việc ứng dụng trong các nghề cụ thể, giải thích cơ sở khoa học sinh học về yêu cầu về sức khoẻ, đặc điểme tâm sinh lý… của các nghề cụ thể thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp cho giáo viên bộ môn hướng nghịêp, một số website có liên quan.

Ví dụ: Với nghề thú y, yêu cầu người lao động không được mắc bệnh dị ứng đường hô hấp… nếu học sinh thắc mắc tại sao thì giáo viên không chuyên có thể không trả lời được chính xác, nhưng với giáo viên sinh học thì dễ dàng giải thích được lý do như lông súc vât, mùi của con vật.. dễ dàng là nguyên nhân gây khởi phát các bệnh dị ứng làm người lao động khó chịu, nghỉ làm thậm chí phải nhập viện..., giáo viên Sinh học phối hợp giới giáo viên phụ trách HN sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Sinh hoạt hướng nghịêp”góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GDHN.

giáo viên bộ môn Sinh có thể phối hợp với giáo viên phụ trách hướng nghịêp tổ chức tham quan ngoại khoá các cơ sở, viện nghiên cứu, trường dạy nghề, trường CĐ, ĐH… liên quan đến sinh học, vừa nâng cao chất lượng dạy học Sinh học, vừa nâng cao hiệu quả GDHN. Giáo viên cũng có thể cung cấp các tư liệu về chỉ định, chống chỉ định của các nghề cho giáo viên bộ môn sinh hoạt hướng nghiệp giải thích rõ cho học sinh khi tìm hiểu về các nghề, tìm hiểu năng lực thể chất của bản thân.

Trong việc phối hợp giảng dạy cần lưu ý:

- Giáo viên bộ môn: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết, ý nghĩa của các kiến thức Di truyền – Biến dị, sinh vật với môi trường đã học liên quan tới các nghề nghiệp trong thực tế (nhà khoa học - công nghệ gia, thương gia, kỹ sư môi trường, nhân viên bảo vệ thực vật, chuyên gia hoá chất, kỹ thuật viên xử lí chất thải, kỹ thuật viên về môi trường và an toàn sức khoẻ cộng đồng, thanh tra nông nghiệp - bảo nông, ngành công nghiệp lên men, công nghệ thực phẩm và dược phẩm, v.v…), qua đó giáo dục lòng yêu lao động và con người lao động. Khi giới thiệu một nghề cụ thể nào đó giáo viên cần lưu ý cung cấp cho học sinh đầy đủ các thông tin sau đây về nghề đó: Tên nghề, đặc điểm hoạt động của nghề (bao gồm: đối tượng lao động, nội dung lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động), các yêu cầu của nghề đối với người lao động, những chống chỉ định y học, nơi đào tạo nghề và triển vọng phát triển của nghề.

- Giáo viên hướng nghiệp: Tư vấn nghề (thực chất là căn cứ vào những giải pháp chuyên môn cho học sinh những lời khuyên về chọn nghề sát hợp và có cơ sở khoa học, giúp họ chọn được cho mình một nghề yêu thích, thực sự phù hợp với mình, để cống hiến tài năng và trí tuệ của mình, để có được tiến bộ nghề nghiệp và trụ vững trong cuộc đời…)

-Giáo viên chủ nhiệm: Hướng dẫn tổ chức ngoại khoá tham quan theo kế hoạch giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bộ môn, trong đó có GDHN.

Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cung cấp tư liệu sinh học có liên quan tới các nghề trong xã hội để góp phần xây dựng tốt phòng HN cho nhà trường. Trong đó, trách nhiệm của từng loại GV được thể hiện ở sơ đồ tổng quát sau:

Sơ đồ 3.1: Sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm, GV bộ môn và GV hƣớng nghiệp.

Việc dạy học Di truyền – Biến dị chưa hẳn đã là dạy học giáo dục hướng nghiệp. Có 2 vấn đề cần lưu ý: Một là không phải bất kỳ phương pháp nào khi dạy học phần Di truyền – Biến dị cũng có hiệu quả GDHN. Hai là kiến thức Di truyền – Biến dị, sinh vật với môi trường vốn tích hợp giá trị tri thức về hướng nghiệp, nhưng ở dạng tiềm năng mà không tự bộc lộ giá trị GDHN. Nó càng không thể bộc lộ khi giáo viên không có phương pháp dạy và học sinh không có cách học phù hợp, việc phân tích đối tượng trong phạm vi kiến thức trên theo tiếp cận hệ thống vừa tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, vừa cho phép tích hợp GDHN có hiệu quả, đó là mặt bên trong của các phương pháp dạy học Sinh học 9 tích hợp giáo dục hướng nghiệp. Vì vậy, nhận thức tri thức môn Sinh học lớp 9 là một yếu tố quy định kết quả nhận thức về thái độ và xu hướng hành vi giáo dục hướng nghiệp của học sinh.

3.2.5. Thực hiện dạy học theo dự án:

Trong vài năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã đưa dự án vào chương trình giáo dục phổ thông. Phương pháp dạy học dự án là con đường thực hiện tích hợp xuyên môn, đưa học sinh tới thực tiễn thông qua việc học sinh xác định chủ đề

Giáo viên chủ nhiệm GV bộ môn Sinh học Giáo viên HN

Cho HS làm quen với thế giới nghề nghiệp theo chương trình HN

tổng quát

Cho HS làm quen với thế giới nghề nghiệp theo ngành có liên quan với

môn học

Cho HS làm quen với các nghề cơ bản

tại các cơ sở sản xuất kinh doanh

Minh họa những nguyên tắc chung trên cơ sở những nghề cụ thể

Liên hệ với đại diện các DN và các trường chuyên nghiệp cho HStham quan

dự án, lập kế hoạch, thực hiện và tổng hợp kết quả dự án. Các chủ đề trong học theo dự án chủ yếu liên quan đến việc học và đời sống hàng ngày của học sinh, có thể nằm trong các môn học tích hợp hoặc nằm ngoài chương trình. Về cơ bản, học theo dự án được thực hiện theo quy trình ba bước lớn như sau:

- Lập kế hoạch: học sinh lựa chọn chủ đề dự án, xây dựng các tiểu chủ đề có thể nghiên cứu theo năng lực, sở trường và phù hợp với thời gian, nêu được những vấn đề nghiên cứu, lập kế hoạch các nhiệm vụ thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

- Thực hiện dự án: các thành viên đã được phân công theo kế hoạch tiến hành thu thập thông tin, thảo luận với các thành viên khác và với nhóm trưởng, trao đổi và xin ý kiến hỗ trợ của giáo viên.

- Tổng hợp và trình bày kết quả: trên cơ sở kết quả xử lý thông tin, học sinh xây dựng các sản phẩm trả lời cho vấn đề nghiên cứu, trình bày sản phẩm của nhóm, nhận thông tin phản hồi, rút ra những điều học được sau thực hiện dự án về kiến thức, kỹ năng, thái độ và bài học kinh nghiệm.

Ví dụ bài 39 (phụ lục 6) có được biến chuyển thành bài dạy học theo dự án như sau:

- Học sinh tự lập kế hoạch (Lớp trưởng chủ trì họp bàn để phân công các nhóm và nhóm trưởng):

+ Nhóm 1 tìm hiểu chủ đề: Thành tựu chọn giống gia súc. + Nhóm 2 tìm hiểu chủ đề: Thành tựu chọn giống gia cầm.

+ Nhóm 3 tìm hiểu chủ đề: Thành tựu chọn giống cây lương thực.

+ Nhóm 2 tìm hiểu chủ đề: Thành tựu chọn giống cây thực phẩm, cây cảnh. - Thực hiện dự án: Các nhóm tìm hiểu tài liệu và sưu tập tranh ảnh theo các chủ đề đã chọn. HS tự sắp xếp các tranh ảnh theo chủ đề (ghi số thứ tự) và gắn vào tờ giấy to (khổ A0), công việc này được tiến hành trước khi vào bài học.

- Tổng hợp và trình bày kết quả: Hoàn thành phiếu học tập giáo viên giao, nhóm trưởng các nhóm trình bày trên lớp kết quả thu được của nhóm.

Giáo viên tổ chức HS quan sát, phân tích; GV nhận xét, bổ sung.

Kết thúc dự án, các nhóm có bài thu hoạch, nộp cho giáo viên (bài được giáo viên chấm và cho điểm hệ số 1 đối với mỗi học sinh)

Kết luận chƣơng 3

Các giải pháp thực hiện tích hợp giáo dục hướng nghiệp như: Dạy nội khoá thông qua bài lên lớp; Giáo dục hướng nghịêp thông qua các hoạt động tham quan ngoại khoá liên quan; Tự tìm hiểu về GDHN thông qua bài ở nhà, bài tập ngoài giờ; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên hướng nghiệp; Xây dựng bài giảng theo phương pháp dự án là những giải pháp tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THCS.

Để thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS thì đỏi hỏi các nhà trường, các cơ sở giáo dục cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cấp chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể địa phương để cùng nhau thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh.

CHƢƠNG 4

KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 4.1. Thực nghiệm sƣ phạm

4.1.1. Mục đích

Bước đầu đánh giá hiệu quả của việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học 9 (Giới hạn ở một số bài trong chương V và VI phần Di truyền học và Biến dị).

- Xác định tính khả thi của việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học.

4.1.2. Chọn trƣờng, lớp thực nghiệm:

Tác giả tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 9 ở các trường THCS sau trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội:

+ Trường THCS Trưng Vương. + Trường THCS Mê Linh. + Trường THCS Thanh Lâm A. + Trường THCS Liên Mạc A. + Trường THCS Thạch Đà.

Dựa vào kết quả khảo sát và phân loại học sinh trong sổ điểm lớp 8, tác giả chọn: Trường THCS Trưng Vương 02 lớp 9, trong đó: 1 lớp thực nghiệm (TN) và 1 lớp đối chứng (ĐC) có trình độ tương đương nhau đều do GV Hoàng Thị Hoa dạy Sinh học.

Trường THCS Mê Linh 04 lớp 9, trong đó 2 lớp ĐC và 2 lớp TN dều do GV Nguyễn Thị Hồng Yên dạy Sinh học.

Trường THCS Thanh Lâm A 02 lớp 9: 1 lớp ĐC và 1 lớp TN đều do GV Lê Thu Nga dạy Sinh học.

Trường THCS Liên Mạc A 02 lớp 9 gồm 1 lớp ĐC và 1lớp TN đều do GV Nguyễn Nam Chinh dạy Sinh học.

Trường THCS Phạm Hồng Thái 04 lớp 9 gồm 1 lớp ĐC và 1lớp TN đều do GV Lê Thị Xuân Dung dạy Sinh học.

Trong các trường được chọn để thực nghiệm trên thì trường trường THCS Trưng Vương là trường THCS “chất lượng cao” của huyện, 04 trường còn lại đều

có đặc điểm chung là ở các xã thuộc khu vực nông thôn, nằm trên địa bàn các xã trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2012 (xã Liên Mạc) và năm 2013 của huyện, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, các lớp TN và ĐC đều có số lượng học sinh, chất lượng, trình độ kiến thức và năng lực tư duy như nhau.

* Trước khi tiến hành thực nghiệm, tác giả cung cấp tư liệu về GDHN cho

các GV dạy Sinh học 9 về các vấn đề sau: + Ý nghĩa, nội dung của GDHN.

+ Yêu cầu, nhiệm vụ của GV dạy Sinh về GDNH trong dạy học bộ môn. + Các giải pháp, mức độ tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học.

+ Các tư liệu về các nghề Y, Dược, Môi trường, Nông lâm, tài liệu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS.

Sau đó yêu cầu các GV nghiên cứư tài liệu, trao đổi ý kiến, thống nhất nội dung, phương pháp dạy học Sinh học 9 có tích hợp GDHN, phương tiện daỵ học, thống nhất các giáo án mẫu gợi ý, có trao đổi thảo luận trong cả quá trình thực nghiệm.

4.1.3. Tổ chức thực nghiệm:

* Các lớp TN:

- Bài lên lớp được thiết kế theo hướng tích hợp GDHN (gồm 3 bài trong chương V và VI phần Di truyền học và Biến dị).

- GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu các tư liệu về GDHN đặc biệt tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sinh giới có cơ sở khoa học liên quan đến Sinh học như các ngành Y, Dược, Nông lâm, Môi trường với nhiều nghề như bác sỹ, y tá, dược sỹ, kỹ sư nông nghiệp, bác sỹ thú y, nghề làm vườn, nuôi cá, nuôi lợn...bằng cách GV cung cấp tư liệu, các địa chỉ trên mạng Internet, các địa chỉ nhà máy, xí nghiệp, trang trại, các trường đào tạo các ngành nghề trên tại địa phương để các cá nhân HS tự tìm hiểu và cho HS đọc trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ.

- GV bộ môn cung cấp thêm tư liệu cho GV phụ trách môn hướng nghiệp của lớp về các ngành ngh ề liên quan đến Sinh học, giải thích cơ sở khoa học của chỉ định và chống chỉ định về tình trạng sức khoẻ của một số ngành nghề trong các ngh

ề có ở nội dung của bộ môn “Sinh hoạt hướng nghiệp 9”.

* Các lớp ĐC: Bài học được thiết kế như hướng dẫn ở sách giáo viên.

- Các lớp TN và ĐC ở mỗi trường cùng một giáo viên dạy, cùng thời gian, đồng đều về nội dung kiến thức và điều kiện dạy học.

4.1.4. Tiến hành thực nghiệm

- Thời gian: Từ ngày 26 tháng 11 năm 2012 đến ngày 29 tháng 12 năm 2012. - Mỗi lớp dạy 5 bài. Sau các bài, GV đều kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức. Các lớp TN và ĐC đều được kiểm tra cùng thời gian cùng một đề. Các bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC được chấm theo thang điểm 10 và chấm cùng một biểu điểm, đáp án.

- Cuối đợt thực nghiệm, kiểm tra độ bền kiến thức của học sinh ở mỗi nhóm lớp bằng 2 bài kiểm tra.

- Cuối cùng, tiến hành điều tra lần 2 bằng phiếu “Điều tra xã hội học”cho cả lớp ĐC và TN nhằm đo hiệu quả GDHN trong dạy học Sinh học 9.

4.1.5. Kết quả

Vì khuôn khổ của luận văn và thời gian có hạn, tác giả xin trình bày kết quả thực nghiệm qua 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm và 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm, cụ thể:

4.1.5.1. Với các bài kiểm tra:

Trong thực nghiệm số bài được kiểm tra là 1698 bài gồm 855 bài ở nhóm lớp TN và 843 bài ở nhóm lớp ĐC.

Sau thực nghiệm số bài được kiểm tra là 910 bài gồm 570 bài ỏ nhóm lớp TN và 562 bài ở nhóm lớp ĐC.

Kết quả kiểm tra trong thực nghiệm được trình bày ở các bảng 1,2 và biểu đồ 1. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm được trình bày ở các bảng 3,4 và biểu đồ 2.

a. Trong quá trình thực nghiệm: Lần KT PA Tổng bài KT Điểm dưới 5 Điêm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 1 TN 285 4.2 10.2 24.6 23.9 20.7 12.3 4.2 ĐC 281 7.5 12.5 26.7 25.6 17.1 8.9 1.8 2 TN 285 2.8 9.5 19.6 26.3 22.8 13.7 5.3

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy môn học sinh học lớp 9 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện mê linh, TP hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)