Tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong quá trình dạy môn Sinhhọc ở

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy môn học sinh học lớp 9 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện mê linh, TP hà nội (Trang 25 - 27)

trƣờng phổ thông.

1.4.1. Cơ sở pháp lý của việc tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong quá trình dạy môn Sinh học ở trƣờng phổ thông.

- Căn cứ vào công văn 9012/BGD-ĐT- GDTH ngày 24/8/2007 về việc phân phối chương trình THCS và THPT năm học 2007-2008 có môn Giáo dục hướng

nghiệp và khung chương trình môn GDHN THCS và THPT. Cụ thể:

CHỦ

ĐỀ THÁNG TÊN CHỦ ĐỀ

SỐ TIẾT

1 9 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có

cơ sở khoa học 1

2 10 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước và địa phương 1

3 11 Thế giới nghề nghiệp quanh ta 1

4 12 Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương 1

5 1 Thông tin về thị trường lao động 1

6 2 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống

nghề nghiệp của gia đình 1

7 3

Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương ( Tuyển sinh trình độ THCS trở lên)

1

8 4 Các hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở 1

9 5 Tư vấn hướng nghiệp 1

- Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” mà Bộ GDĐT vừa hoàn thành đang thu hút sự chú ý của dư luận. Trong đó đề cập đến sự đổi mới hai nội dung lớn, căn bản của giáo dục là “Chương trình học và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông” và “Thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học”.

Về việc đổi mới chương trình và SGK sau năm 2015, theo Bộ GDĐT, song song với việc xây dựng Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, Bộ đã triển khai hàng loạt các nghiên cứu cụ thể nhằm xác định việc đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông (GDPT) sau năm 2015. Đó là việc đánh giá hệ thống GDPT trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và

chuẩn GDPT; tích hợp và phân hóa trong chương trình GDPT - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam; tổng kết dạy và học ở nhà trường phổ thông và hướng phát triển sau năm 2015 cho một số môn học ...

Bộ GDĐT đề xuất chương trình mới tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Ưu tiên những kiến thức cơ bản, hiện đại nhưng gắn bó, thiết thực với đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày; tránh hàn lâm, kinh viện. Ưu tiên thực hành, vận dụng, tránh lý thuyết suông; tăng cường hứng thú học tập, hạn chế quá tải. Đặc biệt ở bậc THCS từ 13 môn học và 3 hoạt động giảm xuống còn 8 môn học và 4 hoạt động trong đó có việc tích hợp liên môn.

- Về định hướng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Mặt khác dự báo tình hình có sự biến đổi về thế giới nghề nghiệp nói chung và các nghề liên quan đến sinh giới nói riêng ở trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XXI [10]

Những nghề liên quan đến sinh giới như: nông nghịêp, lâm nghiệp, công nghiệp nông thôn, chế biến nông lâm sản, công nghiệp, xây dựng giao thông vận tải, dịch vụ sẽ có sự thay đổi và yêu cầu thiếu nhân lực. Cũng theo Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” thì hết lớp 9, học sinh có thể sang học nghề

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy môn học sinh học lớp 9 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện mê linh, TP hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)