Với thực trạng quy mô ở trên, huyện Mê Linh có 06 trường THPT và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) nhưng mỗi xã thị trấn lại có 1 - 2 trường THCS, toàn huyện có 23 trường THCS. Như vậy số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS mà không theo học tiếp THPT hằng năm chiếm khoảng hơn 20%. Học sinhlại ở tuổi vị thành niên, nếu không có định hướng rất dễ bị lệch chuẩn trong lối sống và việc chọn nghề.
Sau khi tốt nghiệp THCS, ngoài việc tiếp tục học THPT hay học tại TTGDTX, học sinh còn có thể theo học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất. Trong số học sinh không học tiếp THPT, phần lớn là do học sinhbị hổng nhiều kiến thức cơ bản nên không thi vào được. Nhưng có một thực tế là khi học sinhthi trượt, không vào được THPT, nhiều phụ huynh vẫn không muốn cho con em vào học nghề, mà vẫn mong muốn con mình học ôn để thi lại năm sau. Vì vậy mà công tác hướng nghiệp rất cần thiết đối với học sinh lớp 9 tại các trường THCS.
- Về chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 chỉ được “biên chế” chính thức 01 tiết/tháng được phân bổ như sau:
Nội dung chủ đề Thời lƣợng (tiết)
Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học 02
Thế giới nghề nghiệp quanh ta 03
Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của
trung ương và địa phương (Tuyển sinh trình độ THCS trở lên) 02
Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS 02
Các chủ đề còn lại được tích hợp vào nội dung Hoạt động GDNGLL lớp 9. Các trường căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, lập kế hoạch tổ chức thực hiện.
Qua tìm hiểu thực trạng GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, tác giả nhận thấy: 100% các trường THCS đều có bộ môn “Sinh hoạt hướng nghiệp”dành cho học sinh lớp 9 với thời lượng 3 tiết/tháng. Tuy nhiên cũng theo điều tra thì 100% số giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên kiêm nhiệm (có thể là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn công nghệ, thậm chí là
giáo viên toán, lý hoặc Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng …). Điều này cũng là tình trạng chung của GDHN trên phạm vi toàn thành phố.
Do giáo viên không có chuyên môn cho nên việc dạy học bộ môn này còn gặp nhiều khó khăn. Qua phỏng vấn học sinh, tác giả nhận thấy học sinhđều nhận thức được vai trò của GDHN song do giờ sinh hoạt hướng nghịêp được tổ chức chưa thật hào hứng hấp dẫn nên học sinhchưa hứng thú với bộ môn này.
* Ví dụ, câu hỏi phỏng vấn tại nội dung I (Phụ lục I):
- Với câu hỏi 1 “Nghề tương lai mà em định lựa chọn là gì? Vì sao lại chọn nghề đó”? Có tới 170/566 = 30,03 % học sinh trả lời sai, đa số học sinhtrả lời là học lên THPT, điều này chứng tỏ học sinhchưa hiểu khái niệm nghề nghiệp.
Với câu hỏi “vì sao lại chọn nghề đó?” Có 370/566 = 65,37% học sinh cho rằng tự thích, 144/566 = 25,44% cho rằng do nghề có thu nhập cao, còn do bố mẹ gợi ý hay mong muốn chiếm tỷ lệ 52/566 = 9,19 %
Còn những lý do khác rất quan trọng trong việc chọn nghề như năng lực bản thân, nhu cầu xã hội… thì ít được học sinhđể ý (chỉ 12/566 = 4,51%) lựa chọn các ý này.
Điều đó thể hiện học sinhchưa nhận thức được nguyên tắc chọn nghề, miền chọn nghề tối ưu. Sự lựa chọn nghề của học sinhmang nhiều tính chất chủ quan do cá nhân tự thích, do thu nhập cao chứ chưa căn cứ vào năng lực bản thân, yêu cầu xã hội, yêu cầu của ngề nghiệp.
Còn ở câu hỏi 6 “Theo em, các nguồn thông tin có thể giúp học sinhtìm hiểu các nghề liên quan đến sinh giới là nguồn nào? ”
Có 295/566 = 52,12% học sinh lựa chọn từ hoạt động GDHN điều đó chứng tỏ GDHN chưa thực sự giúp học sinh tìm hiểu đầy đủ các ngành nghề có trong xã hội vì có rất nhiều ngành, nghề liên quan đến sinh giới có trong các hội.
* Ở nội dung II (Phụ lục I):
- Với câu hỏi số 2, tác giả đưa ra là: “Bạn có những chuẩn bị gì cho nghề mà bạn định chọn?
Có 215/566 học sinh (37,98%) học sinh đưa ra phương án không chuẩn bị gì. Như vậy nếu học sinhkhông học tiếp lên THPT thì việc chọn nghề, chọn trường để học nghề sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Còn câu hỏi 4: “Nếu nhà trường có tổ chức những hoạt động ngoại khoá để hướng nghiệp thì em có thích hoạt động không? ”
Có 198/566 = 34,98% học sinh trả lời không thích hoạt động ngoại khóa để GDHN.
Điều đó cũng có nghĩa hoạt động này ở THCS chưa có sự hấp dẫn thu hút sự quan tâm của học sinh.
Qua tìm hiểu thực trạng GDHN ở THCS của một số trường trên địa bàn huyện Mê Linh, tác giả nhận thấy GDHN là công tác đã được triển khai 8 năm qua nhưng giáo viên phụ trách không có chuyên môn nghịêp vụ… nên hiệu quả GDHN cho học sinh còn nhiều hạn chế.
2.3. Nội dung Chƣơng trình môn sinh học 9 2.3.1. Đặc điểm môn Sinh học 9