Các giải pháp thực hiện tích hợp GDHN

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy môn học sinh học lớp 9 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện mê linh, TP hà nội (Trang 56)

3.2.1. Dạy nội khoá thông qua bài lên lớp

- Bài lên lớp là hình thức dạy học cơ bản của quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông, được diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian xác định tại một địa điểm nhất định với một số lượng học sinh ổn định có cùng độ tuổi, cùng trình độ.

- Có 3 kiểu bài lên lớp: Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, bài lên lớp củng cố hoàn thiện tri thức, bài lên lớp kiểm tra đánh giá.

- Tác dụng của bài lên lớp: Trong bài học, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh lĩnh hội được các tri thức lý thuyết, những kỹ năng, kỹ xảo thực hành một cách có hệ thống và liên tục theo một chương trình xác định, rèn luyện được tư duy logic. Trên cơ sở đó học sinhphát triển toàn diện nhân cách xây dựng thế giới quan nhân sinh quan sẵn sàng tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội và đất nước.

- Để thực hiện được việc tích hợp GDHN hợp lý giáo viên cần xác định được mục tiêu, nội dung của bài, ngành nghề liên quan tới nội dung của bài đang tồn tại, phát triển ở địa phương, ngành nghề liên quan đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, từ đó xây dựng mức độ tích hợp hợp lý trong dạy học Sinh học 9. Để làm được điều này giáo viên phải hiểu về GDHN, giới thiệu chung về các nghề y, dược, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghịêp, môi trường, công nghệ sinh học….và xu thế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta và quốc tế.

- Nhìn chung trong bài lên lớp GDHN có thể được tích hợp trong dạy học Sinh học ở các khâu: kiểm tra bài cũ và bài làm ở nhà, trong dạy học bài mới, củng cố ôn tập cho bài làm ở nhà ở các mức độ khác nhau căn cứ vào nội dung bài học, đặc điểm địa phương, hứng thú sở thích cá nhân học sinh.

hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi cây trồng - Sinh học 9”.

Nhằm thực hiện tích hợp GDHN, mục tiêu bài học cần được xác định như sau:

* Mục tiêu: sau khi nghiên cứu bài học học sinh biết cách tìm hiểu, sưu tầm và trưng bày được tư liệu theo các chủ đề; Có ý thức tìm hiểu nghề trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương cùng những thành tựu đạt được trong chọn giống. Có thái độ tôn vinh công việc và thành tích của các nhà chọn giống. Có tình cảm yêu quý với “nghề”chọn giống. Để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên đặt vấn đề vào bài bằng các câu hỏi (mang tính GDHN) dưới đây:

Câu hỏi 1. Chọn giống vật nuôi và cây trồng có tầm quan trọng to lớn nhƣ thế nào trong sản xuất và đời sống của con ngƣời ? (.... có vai trò hết sức quan trọng vì nó quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng và vật nuôi).

Câu hỏi 2. Để có đƣợc những giống vật nuôi và cây trồng có năng suất và chất lƣợng tốt, đòi hỏi các nhà chọn giống phải tiến hành nhƣ thế nào? (...đòi hỏi các nhà chọn giống phải có kiến thức khoa học về chọn giống, phải tiến hành chọn giống theo đúng phương pháp, đúng quy trình, quy phạm).

Câu hỏi 3. Địa phƣơng em đã đạt đƣợc những thành tƣu đáng kể nào trong công tác chọn giống cây trồng và vật nuôi ?

* Chuẩn bị: GV cùng học sinh chuẩn bị các tư liệu (tranh, ảnh, sách báo) liên quan và giao cho HS các nhiệm vụ sau: Chia lớp thành hai nhóm lớn (một nhóm tìm hiểu về trồng trọt, một nhóm tìm hiểu về chăn nuôi). Mỗi nhóm lớn lại chia thành 4- 5 nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ tự chọn chủ đề sưu tập tìm hiểu tài liệu theo các chủ đề sau: Giống cây công nghiệp; Giống cây lương thực; Giống cây ăn quả; Giống cây cảnh, hoa; Giống gia súc: trâu bò; Giống gia cầm. Với các yêu cầu: Ghi rõ: Tên giống, hướng sử dụng, tính trạng nổi bật, nơi cung cấp, n ơi sử dụng giống.Học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ này tr ươc khi đên lớp.

* Cách tiến hành: Trong giờ học GV yêu cầu HS tự sắp xếp các tranh ảnh theo chủ đề (ghi số thứ tự) và gắn vào tờ giấy to (khổ A0). Tổ chức HS quan sát, phân tích; GV nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV phát phiếu học tập cho từng nhóm, HS hoàn thành phiếu học tập (theo phụ lục 6, bài 39).

Sau khi học sinh trao đổi và làm bài trong 10 phút, GV thu phiếu học tập, nhận xét, kết luận.

GV hướng dẫn HS về nhà viết báo cáo thu hoạch theo yêu cầu của phiếu học tập và SGK. Ngoài ra để nâng cao và khắc sau nhận thức về „nghề”, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành thêm một câu hỏi dưới đây:

Câu hỏi: Chọn giống cây trồng và vật nuôi có phải là một “nghề”hay không ? tại sao ? Hãy phát biểu cảm tƣởng của em đối với „nghề”này.

Sử dụng giải pháp nêu ở trên đây sẽ đạt được mục tiêu “kép”: vừa trang bị kiến thức khoa học, vừa thực hiện được mục tiêu GDHN (GD kiến thức “nghề”; GD kĩ năng “nghề”và GD tình cảm, sự trân trọng và yêu quý “nghề”).

3.2.2. Tích hợp giáo dục hƣớng nghịêp thông qua các hoạt động tham quan ngoại khoá liên quan quan ngoại khoá liên quan

* Tham quan

- Tham quan là hình thức tổ chức dạy học được tiến hành ở ngoài lớp, nhằm cho học sinh đi xem các đối tượng trong điều kiện tự nhiên hay nhân tạo giúp học sinh mở rộng hoàn thiện tri thức, góp phần giáo dục con người toàn diện.

- Các hình thức tham quan. + Tham quan thiên nhiên

+ Tham quan cơ sở sản xuất nông nghiệp, trung tâm nghiên cứu khoa học. +Tham quan viện bảo tàng, phòng triển lãm, vườn bách thú….

* Trong dạy Sinh học để tích hợp GDHN thì hình thức tham quan cơ sở sản xuất nông nghịêp, trung tâm nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao nhất.

* Các bước tiến hành tham quan:

Bước 1: Nghiên cứu nội dung chương trình bộ môn, lập kế hoạch tham quan Bước 2: Liên hệ với cơ sở định tham quan để chuẩn bị

Bước 3: Nêu mục đích nhiệm vụ của việc tham quan cho HS. Bước 4: Tiến hành tham quan.

Bước 5: GV tổng kết, nhận xét buổi tham quan và kết thúc tham quan.

* Bài tập ngoại khoá (BTNK)

do giáo viên hướng dẫn, nhằm phát triển hứng thú nhận thức và phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh.

- Các hình thức tổ chức bài tập ngoại khoá. + Tổ ngoại khoá

+ Ngoại khoá tập thể + Ngoại khoá cá nhân.

Các bài tập ngoại khoá rất đa dạng phong phú có tác dụng trí dục, giáo dục rất cao, bổ sung nhiều tri thức cho bài lên lớp. Tuy nhiên để tích hợp GDHN thì công tác ngoại khoá cá nhân là thích hợp nhất. Trong hình thức này học sinh tự nguyện tiến hành: đọc, quan sát, thí nghiệm….Nếu giáo viên yêu cầu cho học sinh đọc những bài đọc ngoại khoá như “công nghệ sinh học”, “Hỏi đáp về giải phẫu sinh lý người”, “Di truyền và ứng dụng”, “Hướng dẫn làm kinh tế gia đình phát triển VAC”, “Nghề môi trường”, “Nghề y”... sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, yêu thích bộ môn, yêu lao động, tôn trọng người lao động trong các ngành nghề, bước đầu có ý thức chuẩn bị lựa chọn nghề nghiệp tương lai..

3.2.3. Học sinh tự tìm hiểu về GDHN thông qua bài ở nhà, bài tập ngoài giờ

*Bài tập ở nhà:

Là hình thức tổ chức dạy học để học sinh tự lực hoàn thành các bài tập ở nhà, bài tập thực hành và bài tập theo SGK có liên quan đến bài lên lớp.

*Tác dụng của bài tập ở nhà

- Hoàn thiện tri thức của học sinh

- Giúp học sinh tự nghiên cứu để lĩnh hội tri thức mới. - Hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo nghiên cứu, thực hành bộ môn

*Các dạng bài tập ở nhà.

- Bài tập ở nhà theo SGK

SGK là nguồn tri thức quan trọng, nên cần hướng dẫn học sinh sử dụng SGK và tập cho học sinhthói quen làm việc với sách. Ví dụ như cho HS đọc và làm theo sách, làm dàn bài, làm đề cương tóm tắt, đặc biệt là học sinhcuối cấp.

thức và có thời gian sử dụng các phương tiện trực quan hay dạy học theo phương pháp nêu vấn đề - giải quyết vấn đề. Để sử dụng SGK có hiệu quả giáo viên cần cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau mỗi bài, mỗi chương. Ở đây giáo viên cũng có thể soạn thêm các câu hỏi đặc biệt với việc tích hợp GDHN trong dạy học bộ môn thì giáo viên cần đưa thêm các câu hỏi có nội dung GDHN liên quan đến kiến thức đã học hoặc vận dụng kiến thức trả lời các vấn đề thực tế để kích thích hứng thú, tư duy tích cực của học sinh

Ví dụ: ở bài 39: Thực hành tìm hiểu thành tựu giống vật nuôi cây trồng sinh học 9 SGK chỉ yêu cầu học sinh tìm hiểu tên giống vật nuôi, hướng sử dụng và tình trạng nổi bật nhưng để tích hợp GDHN, kích thích hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên yêu cầu thêm cả cây trồng và thêm các yêu cầu như: Cho biết nơi sản xuất, nơi nuôi hoặc trồng giống vật nuôi hoặc cây trồng đó.

- Bài tập thực hành ở nhà.

Đây là bài bắt buộc đối với học sinh nhằm củng cố đào sâu tri thức hay rèn luyện kỹ n ăng, đây cũng là những bài tập thực hành đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp và dễ làm. Tuy nhiên nó đòi hỏi học sinh phải thao tác độc lập trên các đối tượng tự nhiên tự nhận xét và rút ra kết luận. Do đó giáo viên cần phải lưu ý cho học sinh làm đầy đủ để thực hiện chương trình và được mục tiêu dạy học trong đó có mục tiêu giáo dục KTTH và hướng nghịêp.

Bài tập thực hành ở nhà thường gặp là các bài tập quan sát, bài tập thí nghiệm, bài tập rèn luyện kỹ năng, tuỳ từng nội dung của bài mà có thể sử dụng các dạng này trong dạy học bộ môn sinh học có tích hợp GDHN.

*Bài tập ngoài giờ

Là hình thức tổ chức dạy học để học sinh hoàn thành ngoài giờ lên lớp những công tác thực hành bắt buộc có liên quan đến bài lên lớp. Các dạng bài tập ngoài giờ: bài tập ngoài giờ ở góc sinh giới, phòng sinh học và ngoài thiên nhiên, bài tập ngoài giờ ở vườn trường, thường tương đối phức tạp cần nhiều thời gian quan sát, không thể tiến hành ở trên lớp được, ví dụ chăm sóc vật nuôi, cây trồng cũng có tác dụng GDKTTH và hướng nghiệp, tuy nhiên đòi hỏi phải đủ điều kiện về thời gian địa điểm, kinh phí. Giáo viên đưa thêm địa chỉ cung cấp các thông tin về nghề

nghịêp đặc biệt là trên mạng Internet để học sinh tự tìm hiểu.

3.2.4. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy “Giáo dục hƣớng nghiệp” (GV hƣớng nghiệp) dục hƣớng nghiệp” (GV hƣớng nghiệp)

Bộ môn sinh hoạt hướng nghiệp được đưa vào chương trình lớp 9 trường THCS với thời lượng 3 tiết/ tuần. Đây là con đường cơ bản để thực hiện GDHN cho học sinh, song thực tế đa số các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc thực hiện sinh hoạt hướng nghịêp ở trường phổ thông còn rất hạn chế do không có giáo viên chuyên trách, hầu hết các trường đều sử dụng các giáo viên bộ môn: V ăn, Toán, Lý... hoặc giáo viên chủ nhiệm dạy “Sinh hoạt hướng nghịêp”. Các giáo viên kiêm nhiệm này không có đủ hiểu biết về nghề, việc dạy bộ môn hướng nghiệp không hoàn toàn giống dạy các bộ môn khác, ở các trường phổ thông rất ít tài liệu về hướng nghiệp. Vì vậy với đặc thù bộ môn giáo viên dạy sinh có thể phối hợp với giáo viên phụ trách hướng nghiệp tổ chức “sinh hoạt hướng nghiệp”có hiệu quả hơn bằng cách cung cấp tư liệu về hướng nghịêp liên quan đến sinh học. Ví dụ trong các chủ đề sinh hoạt HN ở lớp 9 hiện hành có nội dung: Đặc điểm cơ bản của các nghề phổ biến về nông - lâm - ngư nghiệp, vị trí vai trò của những nghề đó trong xã hội và nền kinh tế quốc dân, yêu cầu của nghề giáo viên dạy sinh học có thể cung cấp tên, các công trình, hay cơ sở khoa học sinh học của việc ứng dụng trong các nghề cụ thể, giải thích cơ sở khoa học sinh học về yêu cầu về sức khoẻ, đặc điểme tâm sinh lý… của các nghề cụ thể thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp cho giáo viên bộ môn hướng nghịêp, một số website có liên quan.

Ví dụ: Với nghề thú y, yêu cầu người lao động không được mắc bệnh dị ứng đường hô hấp… nếu học sinh thắc mắc tại sao thì giáo viên không chuyên có thể không trả lời được chính xác, nhưng với giáo viên sinh học thì dễ dàng giải thích được lý do như lông súc vât, mùi của con vật.. dễ dàng là nguyên nhân gây khởi phát các bệnh dị ứng làm người lao động khó chịu, nghỉ làm thậm chí phải nhập viện..., giáo viên Sinh học phối hợp giới giáo viên phụ trách HN sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Sinh hoạt hướng nghịêp”góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GDHN.

giáo viên bộ môn Sinh có thể phối hợp với giáo viên phụ trách hướng nghịêp tổ chức tham quan ngoại khoá các cơ sở, viện nghiên cứu, trường dạy nghề, trường CĐ, ĐH… liên quan đến sinh học, vừa nâng cao chất lượng dạy học Sinh học, vừa nâng cao hiệu quả GDHN. Giáo viên cũng có thể cung cấp các tư liệu về chỉ định, chống chỉ định của các nghề cho giáo viên bộ môn sinh hoạt hướng nghiệp giải thích rõ cho học sinh khi tìm hiểu về các nghề, tìm hiểu năng lực thể chất của bản thân.

Trong việc phối hợp giảng dạy cần lưu ý:

- Giáo viên bộ môn: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết, ý nghĩa của các kiến thức Di truyền – Biến dị, sinh vật với môi trường đã học liên quan tới các nghề nghiệp trong thực tế (nhà khoa học - công nghệ gia, thương gia, kỹ sư môi trường, nhân viên bảo vệ thực vật, chuyên gia hoá chất, kỹ thuật viên xử lí chất thải, kỹ thuật viên về môi trường và an toàn sức khoẻ cộng đồng, thanh tra nông nghiệp - bảo nông, ngành công nghiệp lên men, công nghệ thực phẩm và dược phẩm, v.v…), qua đó giáo dục lòng yêu lao động và con người lao động. Khi giới thiệu một nghề cụ thể nào đó giáo viên cần lưu ý cung cấp cho học sinh đầy đủ các thông tin sau đây về nghề đó: Tên nghề, đặc điểm hoạt động của nghề (bao gồm: đối tượng lao động, nội dung lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động), các yêu cầu của nghề đối với người lao động, những chống chỉ định y học, nơi đào tạo nghề và triển vọng phát triển của nghề.

- Giáo viên hướng nghiệp: Tư vấn nghề (thực chất là căn cứ vào những giải pháp chuyên môn cho học sinh những lời khuyên về chọn nghề sát hợp và có cơ sở khoa học, giúp họ chọn được cho mình một nghề yêu thích, thực sự phù hợp với mình, để cống hiến tài năng và trí tuệ của mình, để có được tiến bộ nghề nghiệp và trụ vững trong cuộc đời…)

-Giáo viên chủ nhiệm: Hướng dẫn tổ chức ngoại khoá tham quan theo kế hoạch giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bộ môn, trong đó có GDHN.

Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cung cấp tư liệu sinh học có liên quan tới các nghề trong xã hội để góp phần xây dựng tốt phòng HN cho nhà trường. Trong đó, trách nhiệm của từng loại GV được thể hiện ở sơ đồ tổng quát sau:

Sơ đồ 3.1: Sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm, GV bộ môn và GV hƣớng nghiệp.

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy môn học sinh học lớp 9 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện mê linh, TP hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)