Nội dung công tác hướng nghiệp tiến hành trong các bộ môn khoa học cơ bản sẽ tạo cho học sinh có điều kiện hiểu được sự vận dụng tri thức trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, thấy rõ tiềm năng và triển vọng của địa phương, của đất nước đối với sự phát triển kinh tế và tương lai của một số ngành nghề. Đồng thời hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi.
ngành, nghề khác nhau trong xã hội chứa đựng trong nội dung các môn học. Trong quá trình dạy - học các môn học, học sinh (HS) hiểu được những ứng dụng của các tri thức khoa học. Vì vậy, tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong các môn học ở trường phổ thông sẽ đạt được mục tiêu kép vừa nâng cao chất lượng dạy học môn học vừa góp phần làm cho học sinh định hướng nghề nghiệp sau này.
Do nội dung kiến thức GDHN chứa đựng trong các bài học, các môn học khác nhau nên nó không chỉ khác nhau về nội dung mà còn khác nhau cả về mức độ tích hợp. Vì vậy, giáo viên phải xác định được nội dung cần tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong kiến thức môn học; phải biết cách tự lựa chọn, phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp với các mức độ tích hợp khác nhau để đưa vào bài giảng. Việc đưa các kiến thức GDHN vào bài giảng không thể tuỳ tiện, mà phải dựa vào những nguyên tắc sư phạm cụ thể, rõ ràng.
Thứ nhất, Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học thành bài GDHN. Nghĩa là, các kiến thức GDHN được tiềm ẩn trong nội dung bài học phải có mối quan hệ lôgic chặt chẽ với các kiến thức sẵn có trong bài học.
Thứ hai, khai thác nội dung GDHN có chọn lọc, có tính hệ thống tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện. Theo nguyên tắc này, các kiến thức GDHN đưa vào bài phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn về hướng nghiệp, tránh sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.
Thứ ba, phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của của học sinh; tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với hướng nghiệp. Các kiến thức GDHN đưa vào bài phải phản ánh được hiện trạng về hướng nghiệp và tình hình phát triển kinh tế ở địa phương nơi trường đóng, giúp cho học sinh thấy vấn đề một cách cụ thể và sâu sắc, không xa lạ đối với họ.
1.4.3. Ý nghĩa của kiến thức sinh học 9 đối với đời sống và thế giới nghề nghiệp.
1.4.3.1. Phần kiến thức: Di truyền và Biến dị
Kiến thức sinh học ở phần này giúp cho học sinh nhận thấy hiện tượng di truyền và biến dị là những hiện tượng bình thường phổ biến trong tự nhiên gặp ở động vật, thực vật, nấm tảo, địa y, vi sinh vật và cả ở con người.
Hiện tượng di truyền có thể tuân theo các quy luật di truyền tương đối nghiêm ngặt được giải thích theo thuyết NST. Điều này giúp cho học sinh có cách nhìn khoa học các sự vật hiện t ượng trong tự nhiên, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các ngành nghề có đối tượng là sinh vật.
Trong mối quan hệ giữa AND ->ARN -> Prôtêin ->Tính trạng, học sinh sẽ nhận thấy mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình có sự tương tác với nhau. Để có được kiểu hình có lợi cần phải tác động không chỉ lên kiểu gen mà cần phải tạo điều kiện môi trường thuận lợi. Đây là kiến thức cơ sở của các nghề chăn nuôi, trồng trot, y học, giáo dục.
Không chỉ dừng lại ở kiến thức về di truyền, phần biến dị còn cung cấp kiến thức về biến dị di truyền, thường biến. Hiện tượng biến dị giúp học sinh thấy được nguyên nhân của sự phong phú đa dạng về số loài, kiểu gen, kiểu hình ở sinh vật trong đó có cả con người.
Học sinh cũng nhận thấy rõ đột biến tuy đa số là có hại cho sinh vật song cũng có nó trở thành có lợi cho sinh vật và con người, đó là nguyên liệu s ơ cấp cho quá trình tiến hoá trong sinh giới và chọn giống động, thực vật. Con người về cơ bản cũng là sinh vật nên cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị song vì lý do xã hội nên nghiên cứu sự di truyền biến dị của con người cũng có sai khác nhất định so với động thực vật nói chung. Đây là những kiến thức rất cần thiết cho ngành y, dược với các nghề như bác sỹ, y tá, chuyên gia tư vấn y học, các dược sỹ, các nhà nghiên cứu….
Và đối với mỗi cá nhân đặc biệt là lớp trẻ chưa lập gia đình những kiến thức về di truyền người, các bệnh tật về di truyền người cũng hết sức quan trọng bởi nó giúp con người có thể chủ động phòng ngừa các bệnh tật di truyền này, cách nhận biết các bệnh tật di truyền, từ đó tìm hướng chữa trị thích hợp. Mặt khác khi giới thiệu những bệnh tật di truyền này học sinh cũng biết được những đặc điểm cơ bản
của bệnh,và nếu khai thác hợp lý giáo viên có thể gợi ý cho HS thấy được những khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp của những người bệnh này từ đó thấy được tàm quan trọng của việc phòng tránh bệnh, tật di truyền này cũng như một số hướng lựa chọn nghề nghiệp cho họ.
Cuối phần Di truyền và Biến dị là kiến thức ứng dụng di truyền học. ở đây học sinh sẽ thấy được những ứng dụng to lớn của Di truyền học trong đời sống, trong chăn nuôi trồng trọt, những h ướng nghiên cứu mới đã đang rất phát triển trở thành ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới như công nghệ gen, công nghệ tế bào với những giá trị to lớn về kinh tế, xã hội và nó đang còn rất nhiều tiềm n ăng chưa được khai phá, nó có giá trị đặc biệt quan trọng trong y học, dược phẩm, chăn nuôi, trồng trọt… nó có thể giúp con người tạo được lượng sản phẩm sinh vật cần thiết, quý giá với số lượng rất lớn, với quy mô công nghiệp.
Các kiến thức về gây đột biến, ưu thế lai, các phương pháp chọn lọc giống, hiện tượng thoái hóa giống do tự thụ phấn và giao phối cận huyết, tuy không quá mới thậm chí đã có từ lâu như: các phương pháp chọn lọc giống, hiện tượng thoái hoá giống, ưu thế lai…. Song vẫn rất quan trọng và có ý nghĩa đối với đời sống con
người như: giao phối cận huyết ⇒ thoái hoá giống là cơ sở khoa học của việc xây
dựng luật hôn nhân và gia đình cấm kết hôn trong vòng 4 đời... Hay đối với chăn nuôi, trồng trọt việc áp dụng các phương pháp chọn lọc giống vẫn được nông dân áp dụng kết quả cao, cho năng suất cao phẩm chất tốt, có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế. Nó được áp dụng trong rất nhiều nghề từ truyền thống đến hiện đại: nghề trồng lúa, trồng rau, nuôi lợn, trâu bò, gà, vịt, nuôi ong, nuôi cá…
Qua các thành tựu ứng dụng này, học sinh sẽ thấy được tầm quan trọng của môn Sinh, ý nghĩa của môn Sinh với cuộc sống cá nhân và các ngành nghề liên quan trong xã hội có ứng dụng của sinh học. Cũng qua phần kiến thức này giáo viên có thể khai thác các tấm gương từ nông dân đến giáo viên, bác sỹ, dược sỹ, nhà khoa học, bác học… để học sinh biết, yêu các ngành nghề này cũng như thái độ yêu quí,trân trọng lao động và tuỳ vào đặc điểm cá nhân, xã hội, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước để các cá nhân HS lựa chọn nghề, ngành hay lựa chọn phân
ban thích hợp.
1.4.3.2. Phần kiến thức: Sinh vật và môi trƣờng
- Sinh thái học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống. Mọi sinh vật, trong đó có cả con người, đến sống trong môi trường sống, chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên cơ thể và ngược lại sinh vật cũng ảnh hưởng trở lại đối với môi trường trong quá trình sống của mình. Đó không phải là phép cộng giản đơn tác động của loài sinh vật lên môi trường hay các tác động của các yếu tố sinh thái lên sinh vật mà mối quan hệ tương hỗ này tuân theo những quy luật riêng gọi là các quy luật sinh thái. Mọi tác động của con người như chăn nuôi, trồng trọt khai phá rừng, biển, quy hoạch hay xây dựng, chữa bệnh… nếu không tuân theo những quy luật sinh thái này thì sẽ gặp thất bại sớm hoặc muộn, thậm chí còn để lại những hậu quả nặng nề như mất cân bằng sinh thái môi trường, phá huỷ môi trường biến đổi khí hậu ở phạm vi toàn cầu…. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ, bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả thế hệ con cháu. Việc khắc phục những hậu quả trên rất tốn kém, mất thời gian, thậm chí không thể phục hồi. Ví dụ việc nhập một số loài sinh vật mà không nghiên cứu kỹ ảnh hưởng của chúng đối với môi trường địa phương có thể gây “nạn dịch”cho cả khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống các sinh vật tại địa phương như nhập ốc bươu vàng, cây mai dương…. ở nước ta hiện nay thậm chí còn làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng của địa phương đó, việc nhập cừu Mông Cổ đem nuôi ở Quảng Ninh do không hợp khí hậu đàn cừu rụng lông nên không thể phát triển dự án nuôi cừu ở Việt Nam được.
Đây là những kiến thức tối thiểu các ngành nông, lâm, ngư nghiệp với các nghề: chọn, lai tạo, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra các kiến thức về quần thể, quần xã, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường cũng giúp học sinh hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa cá thể - quần thể - quần xã- hệ sinh thái trong sinh quyển. Sự tác động mà chủ yếu là do con người, một loài sinh vật đặc biệt trong các loài sinh vật có thể làm thay đổi môi trường theo hướng tốt hoặc xấu, diễn ra nhanh hay chậm. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nếu tình trạng ô nhiễm không được cải thiện, ngăn chặn thì con ng ười phải gánh chịu hậu quả nặng nề gây nguy hiểm tới sức khoẻ
tính mạng của con người, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Phần kiến thức này giúp cho học sinh thấy được nếu không bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường thì con người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Ví dụ như sự nóng lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, làm mực nước biển dâng lên giảm diện tích đất, hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, lỗ thủng tầng ôzon làm tăng lượng tia cực tím -> tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, ô nhiễm môi tr ường đất, nước, không khí làm tăng các bệnh nh ư bệnh đường hô hấp, tiêu hoá, ung thư. Nếu con ng ười biết bảo vệ giữ gìn, khai thác môi trường hợp lý sẽ nâng cao chất lượng môi trường, giảm bớt bệnh tật, tăng cường sức khoẻ. Phần kiến thức này rất có ích cho ngành môi trường - một ngành khoa học tổng hợp đang phát triển mạnh với chức năng chuyên nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với sinh vật và môi trường xung quanh để bảo vệ, cải thiện môi trường với rất nhiều lĩnh vực như: quản lý môi trường, công nghệ môi trường, sinh thái môi trường.