Các hình thức bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mai cổ phẩn sài gòn thương tín chi nhánh tân bình (Trang 71)

Trường hợp không có đảm bảo bằng tài sản.

Ngân hàng cần lưu ý khi quyết định cho vay trong trường hợp này:

+ Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 73

+ Các biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp trên.

Trường hợp có đảm bảo bằng tài sản.

Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng cần có những biện pháp quản lý như:

+ Xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng.

+ Kiểm tra giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó.

4.2.2.6 Các biện pháp xử lý nợ khó đòi .

Là biện pháp cuối cùng của một hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiêt hại đã xảy ra. Đây là một vấn đề bức xúc đối với các NHTM Việt Nam hiện nay trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay quá hạn, đối với khoản nợ này, hầu như đã không còn khả năng thu hồi. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết ngay khi có dấu hiệu là những người vay đã gặp khó khăn về tài chính, Chi nhánh nên áp dụng kịp thời các biện pháp sau để điều chỉnh tình huống và bảo vệ lợi ích của mình.

+ Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê khai tài sản thế chấp để phát mãi.

+ Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ thu nợ thì ngân hàng buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 74

+ Đối với các khoản nợ tồn đọng quá lâu, Ngân hàng có thể khoanh nợ đối với các khoản nợ quá hạn này, tức là chỉ thu hồi dần vốn gốc. Ngoài ra, Ngân hàng có thể xử lý người vay theo đúng điều khoản của hợp đồng và Ngân hàng có thể phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Tuy vậy, đây là phương pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác.

+ Nếu là các khoản vay không có tài sản đảm bảo thì Ngân hàng có thể gán nợ cho một khách hàng khác nhằm thu hồi vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng phải chấp nhận thua thiệt.

4.2.2.7 Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ.

Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị và điều hành Ngân hàng, làm như thế để nhân viên thực hiện đúng những chính sách mà Sacombank – Chi nhánh Tân Bình, một mặt có thể quản lý những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.. Thực tế đã chứng minh nhiều đã gặp phải những tổn thất to lớn do không chú trọng tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng, các dịch vụ đa dạng phong phú, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là bắt buộc đối với mỗi Ngân hàng. Do vậy thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, thanh ta, kiểm soát nội bộ là tiền đề để nâng cao và phát huy hiệu quả của chi nhánh.

4.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình. ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

4.3.1 Kiến nghị với Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Thực hiện tổng kết công tác tín dụng qua các năm, đúc rút kinh nghiệm, qua thực tiễn và tổng hợp lại thành những bài học, phổ biến trong toàn ngành để hoạt

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 75

động tín dụng thực sự có bài bản từ đó nâng cao cả về số lượng và chất lượng của công tác này trong thời gian tới.

Cần trang bị thêm cho Chi nhánh cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, thu thập và xử lý thông tin.

4.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cấp Bộ, Ngành có liên quan.

Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn, phân theo nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Sẽ là không công bằng cho các doanh nghiệp phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn khi nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là các nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh...hay do những thay đổi của cơ chế chính sách của Nhà nước.

NHNN cần có những quy định cụ thể, biện pháp quản lí, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các NHTM Việt Nam cũng như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều phải tuân theo một cơ chế tín dụng thống nhất để hạn chế rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua hình thức giám sát từ xa và thành tra tại chỗ. NHNN cần nhận xét, đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTM đối với các lĩnh vực có rủi ro cao.

4.3.3 Kiến nghị với Chính phủ.

Xúc tiến việc thành lập công ty mua bán nợ để giải phóng nợ đọng cho các doanh ngiệp, lành mạnh hóa tình hính tài chính và đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường. Ban hành cơ chế kiểm tra giám sát tình hình nợ của các doanh nghiệp gắn với hiệu quả đầu tư nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 76

Nhà nước nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các NHTM và các tổ chức tín dụng. Nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu … đảm bảo tác dụng của các chính sách này.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 77 KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn đem lại hiệu quả cao hơn so với các hoạt động khác nhưng rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động này cũng rất lớn. Nếu một ngân hàng gặp rủi ro sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vì thế, rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu không những đối với Sacombank – Chi Nhánh Tân Bình mà còn là của toàn xã hội.

Nhìn chung, ta thấy Sacombank nói chung đã có quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, đề ra những mục tiêu tăng trưởng nhất định và Sacombank – Chi nhánh Tân Bình nói riêng đã thực hiện ngày càng tốt trong việc quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó đề tài còn cung cấp được những nguyên nhân thường dẫn đến rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng, các chiến lược phòng ngừa rủi ro tín dụng và lợi ích của quản trị rủi ro tín dụng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của Sacombank – Chi Nhánh Tân Bình nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tề, (2009), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

2. Nguyễn Đăng Dờn, (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Nguyễn Văn Tiến, (2005), Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh

ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Sacombank, (2010), Tài liệu tập huấn Thực tập viên tiềm năng.

5. Trang web chính thức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín www.sacombank.com.vn.

6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, (2008, 2009) Báo cáo thường niên năm (2008) – (2009).

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mai cổ phẩn sài gòn thương tín chi nhánh tân bình (Trang 71)