Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mai cổ phẩn sài gòn thương tín chi nhánh tân bình (Trang 33)

Cho vay sản xuất kinh doanh: Tài trợ cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu bổ

sung vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, nguyên liệu sản xuất, thương mại…

Cho vay lãi cấn trừ doanh nghiệp khu công nghiệp: Cung cấp các giải pháp

làm giảm thiểu chi phí lãi vay của quý doanh nghiệp thông qua việc cấn trừ vốn vay với số dư tiền gửi tại ngân hàng.

Cho vay đầu tư dự án: Đáp ứng vốn cho khách hàng có nhu cầu đầu tư mở rộng

hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư dự án mới nhưng chưa đủ nguồn lực tài chính để thực hiện.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 35

Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn ủy thác: Phối

hợp triển khai các dự án hỗ trợ tài chính, phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như nguồn: SMEFP II (JBIC2), SMEDF, FMO II ... với chính sách về lãi suất và thời hạn vay ưu đãi.

Cho vay ứng trước tiền bán hàng: Đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động tạm

thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ thu hộ qua Sacombank.

Cho vay VND theo lãi suất USD: Đáp ứng cho các doanh nghiệp hoạt động xuất

khẩu có nguồn thu USD, đang có nhu cầu vốn lưu động để thu mua nguyên vật liệu chế biến hàng xuất khẩu theo hợp đồng xuất khẩu được ngân hàng tài trợ.

Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời: Đáp ứng nhanh,

kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời của quý khách hàng.

Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ: Giúp khách

hàng có nhu cầu vay bổ sung nguồn vốn kinh doanh nhưng mong muốn việc trả nợ vay được chia nhỏ và trả theo nhiều kỳ hạn nhằm giảm áp lực trả vốn khi đáo hạn đồng thời có thể sử dụng một phần lợi nhuận để bổ sung dần vào vốn kinh doanh.

Bảo lãnh: Đảm bảo nghĩa vụ tài chính của khách hàng với đối tác và cần một

ngân hàng cam kết với đối tác thực hiện thay nghĩa vụ này trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết.

Tài trợ L/C xuất khẩu trả ngay: Hỗ trợ khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu

động mua hàng hoá/nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình tập kết/ sản xuất thành phẩm trước khi xuất khẩu theo phương thức thanh toán L/C trả ngay/trả chậm.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 36

Tài trợ nhập khẩu: Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bổ sung vốn lưu động thiếu

hụt trong quá trình nhập hàng hoá/nguyên liệu phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu: Hỗ trợ khách hàng bổ sung nguồn vốn

lưu động giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và có thể khai thác tối đa các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp …

2.3.2 Các sản phẩm tín dụng các nhân:

Cho vay mua xe ôtô: Là hình thức cho vay phục vụ đời sống nhằm đáp ứng cho

khách hàng có nhu cầu mua xe ôtô và dùng chính chiếc xe được mua để đảm bảo cho khoản vay.

Cho vay "Bảo tín tiêu dùng": Đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân để mua sắm, sinh hoạt tiêu dùng, tổ chức đám cưới, du lịch nước ngoài ... Đây là loại hình cho vay KHÔNG CẦN TÀI SẢN ĐẢM BẢO, mức vay tối đa lên đến 500 triệu đồng.

Cho vay sản xuất kinh doanh: Là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay

vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nước.

Cho vay chuyển nhượng bất động sản: Là hình thức cho vay phục vụ đời sống

nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để chuyển nhượng bất động sản.

Cho vay du học: Là hình thức cho vay phục vụ đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu

cho chính khách hàng hoặc cho người thân của khách hàng đi du học ở nước ngoài hoặc du học trong nước.

Cho vay cán bộ nhân viên: là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 37 2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình:

2.4.1 Thuận lợi:

• Có chính sách tín dụng rõ ràng và thống nhất đối với từng dòng sản phẩm riêng biệt. Có quy trình cấp tín dụng rõ ràng.

• Đội ngũ nhân sự dồi dào, trẻ có chuyên môn, năng lực và nhiệt huyết.

• Chất lượng tín dụng được nâng cao, đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả và bền vững.

• Chú trọng đến chất lượng khách hàng.

• Coi trọng khâu thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.

• Quản lý nhân viên chặt chẽ, hoạt động minh bạch.

• Công nghệ hiện đại.

2.4.2 Khó khăn:

• Lãi suất cho vay một số sản phẩm của Chi nhánh còn khá cao so với các ngân hàng khác.

• Nguồn nhân lực phụ trách nghiệp vụ còn khá ít, số lượng công việc nhiều kèm theo áp lực làm việc cao nên về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 38 CHƯƠNG 3: TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH TÂN BÌNH.

3.1 Quy trình tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Sơ đồ quy trình:

Trách nhiệm Bước Quá trình

Chứng từ/tài liệu liên quan Thời gian thực hiện NV.QHKH NV.TV NV.TĐ Cấp thẩm quyền NV.HT NV.KSTD, NV.TTQT, GDV.TD, GDV Quỹ NV.QLN NV.QHKH (nợ nhóm 1&2) NV.TĐ, NV.QLN (nợ xấu) B1 B2 B3 B4 B5 Quy trình bán hàng Quy trình thẩm định Quy trình phán quyết cấp tín dụng Quy trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết Các quy định về quản lý và thu hồi

nợ Tiếp thị, thu thập hồ sơ

và đề xuất nhu cầu

Thẩm định

Phê duyệt

Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 39 NV.QHKH GDV.TD, NV.TTQT NV.QLN NV.QHKH NV.TĐ, NV.KSTD, NV.TTQT, NV.QLN B6 B7 Quy trình tất toán hồ sơ cấp tín dụng Quy trình quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo Bộ hồ sơ tín dụng

Diễn giải sơ đồ:

Bước 1: Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu.

Theo mô hình bán hàng tại Sacombank đối với nghiệp vụ cấp tín dụng ở bước này NV QHKH chịu trách nhiệm chính trong công tác tìm kiếm và tiếp thi khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, NV.QHKH hướng dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ thủ tục theo quy định.

• Tại PGD:

- Hồ sơ thuộc hạn mức của PGD, NV.QHKH lập Tờ trình cấp tín dụng thực hiện thẩm định và trình Trưởng PGD duyệt cấp tín dụng.

- Hồ sơ vượt hạn mức PGD, NV.QHKH lập Tờ trình cấp tín dụng (phần dành cho NV.QHKH) trình Trưởng PGD có ý kiến trước khi chuyển về phòng Thẩm định Chi nhánh và trình cấp phán quyết tín dụng.

Tất toán

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 40

• Tại Chi nhánh:

NV.QHKH lập Tờ trình cấp tín dụng phần dành cho NV.QHKH trình Trưởng phòng Doanh nghiệp/Trưởng phòng DVKH có ý kiến trước khi chuyển phòng Thẩm định Chi nhánh thẩm định và cấp phán quyết tín dụng.

NV.QHKH luôn là đầu mối thông tin giữa Sacombank và khách hàng trong quá trình phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan tại Chi nhánh cung cấp sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng cho khách hàng. Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp phán quyết NV.QHKH tiếp nhận kết quả, lập thông báo trình Ban Giám Đốc Chi nhánh/Trưởng PGD ký và phát hành thông báo về việc cấp/không cấp tín dụng đến khách hàng.

Bước 2: Xác minh thẩm định.

Ơû bước này NV.TĐ hoặc NV.QHKH chịu trách nhiệm xác minh và thẩm định hồ sơ của khách hàng làm cơ sở tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt, ghi ý kiến vào Tờ trình cấp tín dụng phần dành cho NV.TĐ. Việc xác minh thực tế và thẩm định hồ sơ tín dụng được hướng dẫn chi tiết tại Quy trình thẩm định.

Bước 3: Phê duyệt.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ theo hạn mức phán quyết cấp tín dụng quy định tại Quy chế phán quyết cấp tín dụng hiện hành chi tiết thực hiện theo Quy trình phán quyết cấp tín dụng.

Lưu ý: Ý kiến phán quyết phải ghi rõ số tiền, thời hạn cho từng hình thức và khoản mục cấp tín dụng. Trường hợp không đồng ý cấp tín dụng phải ghi rõ lý do. Yù kiến phán quyết được thể hiện bằng các hình thức sau:

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 41

• Trưởng PGD/Giám đốc Chi nhánh ghi ý kiến phán quyết vào Biên bản phán quyết cấp tín dụng.

• Ban Tín dụng Chi nhánh ghi ý kiến phán quyết vào biên bản phán quyết cấp tín dụng.

• Giám đốc khu vực ghi ý kiến phán quyết vào Báo cáo Tái thẩm định của Tổ thẩm định khu vực.

• Hợp đồng tín dụng ghi ý kiến phán quyết vào Báo cáo tái thẩm định của Phòng Thẩm định Hội sở (trường hợp họp qua điện thoại) hoặc Biên bản phán quyết cấp tín dụng (trường hợp họp trực tiếp).

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết.

Ơû bước này hướng dẫn và quy định rõ trách nhiệm của từng nhân viên thuộc bộ phận Quản lý tín dụng phối hợp với các nhân viên thuộc Phòng/Bộ phận khác tại Chi nhánh thực hiện các thủ tục cần thiết trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết sau khi đề xuất cấp tín dụng được phê duyệt. Chi tiết thực hiện theo

Quy trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết và các sản phẩm tín dụng hiện

hành tại Sacombank. Các công việc chính gồm:

- NV.KSTD kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng (nếu có). Lập hợp đồng tín dụng/hợp đồng bảo lãnh/hợp đồng bảo đảm tiền vay, lập thủ tục giải ngân/phát hành chứng thư bảo lãnh.

- NV.HT thực hiện công chứng đăng ký giao dịch đảm bảo nhận hồ sơ tài sản đảm bảo bản gốc từ khách hàng.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 42

- GDV.TD thực hiện các thủ tục giải ngân trên hệ thống, phối hợp với các bộ phận liên quan, phát hành thư bảo lãnh, thu phí và theo dõi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu có.

- Bộ phận Thanh toán quốc tế phối hợp với các Bộ phận có liên quan thực hiện các thủ tục có liên quan như: chiết khấu bộ chứng từ, giải ngân cho khách hàng, nhận bộ chứng từ, theo dõi báo có từ nước ngoài …

- Thủ quỹ/Phụ quỹ thực hiện giải ngân.

Bước 5: Quản lý và thu hồi nợ.

Sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, bộ phận Quản lý tín dụng phối hợp với các phòng/bộ phận nghiệp vụ liên quan khác tại Chi nhánh thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ theo các quy định hiện hành của Sacombank về quản lý và thu hồi nợ.

Các công việc chính gồm:

- NV.QLN theo dõi danh mục dư nợ phát sinh, lập danh sách khách hàng đáo hạn vốn lãi trong 10 ngày tới và khách hàng đã trễ hạn, quá hạn vốn lãi gửi. NV.QHKH đôn đốc thu nợ.

- NV.QHKH tiến hành kiểm tra sau khi cấp tín dụng. Trường hợp có phát sinh nợ xấu (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) cần phối hợp với NV.TĐ để kiểm tra.

Bước 6: Tất toán.

Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ (bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh) NV.QHKH, NV.KSTD, GDV, nhân viên quản lý hồ sơ,

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 43

tài sản đảm bảo tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng theo Quy trình tất toán hồ sơ cấp tín dụng.

Bước 7: Lưu hồ sơ.

Các bộ phận liên quan lưu các hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình.

Việc quản lý và hoàn trả hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng thực hiện theo

Quy trình quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo hiện hành.

Bộ phận quản lý tín dụng lưu hồ sơ tất toán tại Chi nhánh trong một năm, sau đó chuyển về kho lưu trữ theo thứ tự lưu quy định tại phần VI của quy trình này.

3.2 Tình hình huy động vốn: 3.2.1 Theo hình thức huy động:

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn theo nội tệ, ngoại tệ và vàng trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nội tệ 1.273.699 1.520.936 2.344.356 Ngoại tệ 386.658 389.359 595.051 Vàng 614.106 523.203 645.236 Tổng cộng 2.274.463 2.433.498 3.584.643

(Nguồn: Sacombank – Chi nhánh Tân Bình)

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

2008 - 2007 2009 - 2008 2008 - 2007 2009 - 2008 Nội tệ 247.237 823.420 19,41% 54,14% Ngoại tệ 2.701 121.320,22 -1,31% 75,83% Vàng 49.745 519.997 20,21% 251,28%

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 44

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện Tình hình huy động vốn theo nội tệ, ngoại tệ và vàng trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Nội tệ luôn chiếm đa số trong tổng nguồn huy động của ngân hàng trong 3 năm gần đây. Bên cạnh đó, trong năm 2008 tỷ lệ huy động từ ngoại tệ (chủ yếu là USD) giảm 1,31% so với năm 2007 nguyên nhân chính là do năm 2008 lãi suất huy động USD khá thấp trong khi lãi suất huy động VND lại cao. Điều này dẫn đến xu hướng chuyển sang gửi bằng VND để hưởng lãi suất cao.

Sang năm 2009, giá vàng biến động đột ngột dẫn đến tâm lý đầu tư tích trữ bằng vàng để sinh lợi về sau làm cho tổng lượng vàng huy động tăng 251,28% so với năm 2008.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 45 3.2.2 Theo đối tượng huy động:

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng TCTD 198.561 8,73 % 206.848 8,5% 82.447 2,3% TCKT & dân cư 2.041.785 89,77% 2.192.581 90,1% 3.440.899 95,99%

Khác 34.117 1,5% 34.069 1,4% 61.297 1,71% Tổng cộng 2.274.463 100% 2.433.498 100% 3.584.643 100%

(Nguồn: Sacombank – Chi nhánh Tân Bình)

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

2008 - 2007 2009 - 2008 2008 - 2007 2009 - 2008 TCTD 8.287 124.401 4,17% -60,14% TCKT & dân cư 870.796 1.248.318 42,64% 56,93% Khác -492 26.688 -1,44% 7,71%

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 46

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động trong 3 năm 2007–2008–2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình. Nguồn vốn huy động của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Trong năm 2009 tỷ trọng từ các tổ chức kinh tế chiếm 95,99% trong tổng vốn huy động, tăng 5,89% so với năm 2008 và 6,22% so với năm 2007.

Trong năm 2009 Chi nhánh đã huy động được 3.584.643 triệu đồng, tăng 47,03% so với năm 2008, điều này có được là do Chi nhánh Tân Bình đã tạo được uy tín khá lớn trên thị trường nên thu hút được nguồn vốn huy động từ khu vực TCKT và dân cư, bên cạnh đó với mạng lưới hoạt động rộng lớn gồm 1 Chi nhánh và 8 PGD đã phát huy tác dụng tạo lòng tin ở khách hàng.

3.2.3 Tình hình huy động vốn theo nguồn:

Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn theo nguồn huy động trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền gửi tiết kiệm 341.169 535.369 379.972 Tiền gửi thanh toán 1.865.059 1.849.458 3.145.524 Kỳ phiếu, trái phiếu 68.235 48.671 59.147

(Nguồn: Sacombank – Chi nhánh Tân Bình)

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

2008 - 2007 2009 - 2008 2008 - 2007 2009 - 2008 Tiền gửi tiết kiệm 194.200 -155.397 56,92% -29,03% Tiền gửi thanh toán -15.601 1.296.066 -0,84% 70,08% Kỳ phiếu, trái phiếu -19.564 10.476 -28,67% 21,52%

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 47

Trong cơ cấu huy động của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình thì tiền gửi thanh toán luôn chiếm đa số, kế đến là tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu và trái phiếu chiếm một tỷ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mai cổ phẩn sài gòn thương tín chi nhánh tân bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)