Tình hình dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mai cổ phẩn sài gòn thương tín chi nhánh tân bình (Trang 46)

Bảng 3.4: Tình hình dư nợ cho vay trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ cho vay 1.628.548 1.588.477 2.652.160

(Nguồn: Sacombank – Chi nhánh Tân Bình)

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

2008 - 2007 2009 – 2008 2008 - 2007 2009 - 2008 Dư nợ cho vay -40.071 1.063.638 -2,46% 66,96%

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 48

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ cho vay trong 3 năm 2007–2008– 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Cuối năm 2008, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình là 1.588.477 triệu đồng, giảm 2,46% so với số dư đầu năm ( 1.628.548 triệu đồng). Dư nợ tín dụng chủ yếu là từ khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, cho vay các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất thấp.

Việc giảm dư nợ tín dụng trong năm 2008 là do những nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân khách quan: do khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong khi đó lãi suất thị trường lại khá cao (lãi suất cơ bản giữa năm 2008 lên đến 14%) đã làm giảm đáng kể nhu cầu tín dụng.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 49

- Nguyên nhân chủ quan: trong bối cảnh hoạt động SXKD của các doanh nghiệp bị đình trệ, Sacombank – Chi nhánh Tân Bình đã chủ động giảm quy mô về tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng, kết hợp với việc điều hành linh hoạt và cân nhắc trên nhiều khía cạnh để vừa giải quyết bài toán hiệu quả vừa giữ vững khách hàng truyền thống.

Bước sang năm 2009 nhằm hưởng ứng gói kích cầu của chính phủ, Sacombank – Chi nhánh Tân Bình đã đẩy mạnh việc cho vay lên khá cao ( tăng 66,96%) so với năm 2008. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh lại giảm nhẹ chứng tỏ khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng khá tốt.

3.3.1 Dư nợ theo kỳ hạn cho vay:

Bảng 3.5: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn vay trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 423.442 26% 379.119 25% 742.605 28% Nợ trung hạn 846.845 52% 810.123 51% 1.670.861 63% Nợ dài hạn 358.261 22% 399.235 24% 238.694 9%

Tổng 1.628.548 100% 1.588.477 100% 2.652.160 100%

(Nguồn: Sacombank – Chi nhánh Tân Bình)

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

2008 - 2007 2009 - 2008 2008 - 2007 2009 - 2008 Nợ ngắn hạn -44.323 363.486 -10,47% 95,88% Nợ trung hạn -36.722 860.738 -4,34% 106,24%

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 50

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ theo kỳ hạn cho vay trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Cho vay trung hạn luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình, đây cũng là lĩnh vực cho vay chủ yếu tại ngân hàng. Trong năm 2008, ảnh hưởng từ lạm phát làm cho lãi suất cho vay tăng lên khá cao, cộng với chủ trương giảm dư nợ tín dụng của Chi nhánh dẫn đến tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung hạn giảm (với tỷ lệ tương ứng là 10,47% và 4,34%).

Sang năm 2009, hưởng ứng gói kích cầu hỗi trợ lãi suất 4% của Chính phủ cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung hạn tăng lên rất lớn. Với tỷ lệ tín dụng ngắn hạn tăng 95,88% (tương ứng 363.486 tỷ đồng); tín dụng trung hạn tăng 106,24% (tương ứng 860.738 tỷ đồng) so với năm 2008.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 51

3.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế:

Bảng 3.6: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ DNNN 34.199,51 2,1% 52.419,74 3.3% 63.651,84 2,4% CTCP, TNHH, DNTN và liên doanh 887.558,66 54,5% 959.440,11 60.4% 1.593.948,16 60,1% Hợp tác xã 26.056,77 1,6% 41.300,4 2.6% 53.043,2 2% Kinh tế cá thể 680.733,06 41,8% 535.316,75 33.7% 941.516,8 35,5% Tổng 1.628.548 100% 1.588.477 100% 2.652.160 100% Đvt: Tỷ đồng (Nguồn: Sacombank – Chi nhánh Tân Bình)

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

2008 - 2007 2009 - 2008 2008 - 2007 2009 - 2008 DNNN 18.220,23 11.232,1 53,28% 21,23% CTCP, TNHH, DNTN và liên doanh 71.881,45 634.508,05 8,1% 66,13% Hợp tác xã 15.243,63 11.742,8 58,5% 28,43% Kinh tế cá thể -145.416,31 406.200,05 -21,36% 75,88%

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 52

Biểâu đồ 3.5: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Trong cơ cấu dư nợï tín dụng tại Chi nhánh, nhóm khách hàng CTCP, TNHH, DNTN và kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất, đóng góp nguồn thu nhập lớn cho Chi nhánh (tương ứng với tỷ lệ 60,1% và 35,5% trong năm 2009).

Trong năm 2008 trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hình lạm phát cao nên Chi nhánh đã chủ động hạ thấp dư nợ tín dụng nhằm giảm rủi ro, chú trọng giữ lại nhữùng khách hàng doanh nghiệp thân thiết. Dư nợ kinh tế cá thể đã giảm 21,63% so với năm 2007 nhưng dư nợ khách hàng doanh nghiệp vẫn tăng nhẹ ở mức 8,1%. Đây là một nỗ lực rất lớn của Chi nhánh nhẵm hỗ trợ các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 53

Sang năm 2009, hưởng ứng gói hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ lệ dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tăng lên khá cao ở mức 66,13%.

Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay:

Bảng 3.7: Tình hình nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng huy động 2.274 2.433 3.584

Dư nợ cho vay 1.628 1.588 2.652

(Nguồn: Sacombank – Chi nhánh Tân Bình)

Chênh lệch 2008 - 2007 2009 - 2008 2008 - 2007 2009 - 2008 Tuyệt đối Tương đối Tổng huy động 159 1.151 6,99% 32,11%

Dư nợ cho vay -40 1.064 2,46% 67%

Qua bảng trên, ta thấy tổng huy động và tổng cho vay của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình nhìn chung đều có tăng qua các năm. Tuy nhiên trong năm 2008, lãi suất cho vay khá cao, điều này dẫn đến dư nợ của ngân hàng đã giảm 40 tỷ trong năm 2008. Sang năm 2009, nền kinh tế dần dần được phục hồi kèm theo các gói hỗ trợ lãi suất từ chính phủ đã làm cho tổng dư nợ của Chi nhánh tăng 67% (tương đương 1.064 tỷ đồng).

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 54 3.4 Tình hình n quá hn:

Bảng 3.8: Tình hình nợ quá hạn trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ cho vay 1.628 100% 1.588 100% 2.652 100% Nợ quá hạn 16,76 1,03% 15,56 0,98% 15,84 0,60% Nợ xấu 12,21 0,75% 10,8 0,68% 11,4 0,43%

(Nguồn: Sacombank – Chi nhánh Tân Bình)

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình qua 3 năm đều được giữ ở mức an toàn cao. Nợ quá hạn giảm nhẹ từ 16,76 năm 2007 tỷ xuống còn 15,84 tỷ đồng năm 2009 mặc dù dư nợ tín dụng trong 3 năm đã tăng đến 63%. Điều này cho ta thấy được Sacombank – Chi nhánh Tân Bình cũng đã có quy trình kiểm soát tín dụng chặt chẽ, có các biện pháp ngăn ngừa và xử lý NQH hiệu quả, kiểm soát rủi ro tín dụng tốt. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cũng giảm từ 0,75% xuống còn 0,43% một phần do Sacombank – Chi nhánh Tân Bình đã thu hồi được nợ của những năm trước.

Trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của khách hàng, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn được duy trì ở mức an toàn là 0,98% tại thời điểm 31/12/2008. Đây là một nỗ lực rất lớn trong việc quản lý tín dụng tại Chi nhánh Tân Bình.

Trong năm 2009, với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm xuống mức thấp là 0,6% cho thấy công tác xử lý nợ tại Chi nhánh được quản lý rất tốt.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 55

Phân loại nợ theo nhóm cơ cấu nợ:

Việc phân nhóm loại nợ quá hạn thành 5 nhóm theo đúng Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN bao gồm:

• Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

• Nhóm 2: Nợ cần chú ý

• Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

• Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

• Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Bảng 3.9: Phân loại nợ theo cơ cấu nhóm nợ trong 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Đvt: Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 1.628.548 1.588.477 2.652.160

Nhóm 2 739 874 947 Nhóm 3 14 7 11

Nhóm 4 484 590 122 Nhóm 5 15.523 14.089 14.760

Việc phân loại nhóm nợ quá hạn này là để trích lập dự phòng chung. Theo đó, Sacombank – Chi nhánh Tân Bình trích lập mức dự phòng chung bằng 0,658% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 tại ngày 31/12/2009.

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 56 3.5 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

3.5.1 Nhận diện rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng. Trên thực tế hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và khách quan, rủi ro tín dụng vẫn phát sinh gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình được thể hiện dưới các dạng: Nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ giãn và nợ khoanh.

Nợ chưa đến hạn:

Đó là những khoản nợ mới phát sinh, mới cho vay chưa đến hạn thu nợ. Nợ chưa đến hạn cũng tiềm ẩn rủi ro. Theo quy định của thống đốc ngân hàng Nhà nước, loại nợ chưa đến hạn thì tỷ lệ trích nộp dự phòng rủi ro là 0% tức là chưa đến hạn được tạm coi là chưa có rủi ro, chưa trích lập dự phòng rủi ro.

Nợ quá hạn:

Là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng như trong hợp đồng tín dụng, cũng không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, do đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn có nhiều mức độ rủi ro khác nhau nên khả năng thu hồi cũng khác nhau.

Nợ được giãn (gọi tắt là nợ giãn):

Là khoản vay đã đến hạn trả nợ những khách hàng chưa trả được. Sacombank Chi nhánh Tân Bình đã gia hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không trả được vì những

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 57

lý do khách quan, ngân hàng đã thông báo lên ngân hàng cấp trên và cấp trên (Chính phủ) dùng quyền hạn của mình để xem xét và cho phép giãn nợ.

Nợ được khoanh (gọi tắt là nợ khoanh):

Là một dạng của rủi ro tín dụng, có những lý do khách quan nên được phép của cấp trên cho khoanh lại, tách ra, theo dõi riêng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

3.5.2 Nguyên nhân của các rủi ro tín dụng.

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Một trong những cách phân loại thông dụng là phân tích nguyên nhân gây ra từ phía người cho vay và người đi vay.

Nguyên nhân từ phía người cho vay có thể bao gồm:

+ Ngân hàng chưa thực hiện nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay.

+ Ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng.

Nguyên nhân từ phía người vay thường được sắp xếp theo hai nhóm sau:

+ Nhóm nguyên nhân khách quan, là những tác động ngoài ý chí của khách hàng, như do thiên tai, hoả hoạn, do sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch ngành vùng, do hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động của thị trường trong và ngoài nước, cung cầu hàng hoá thay đổi ...

+ Nhóm nguyên nhân chủ quan, là nguyên nhân nội tại của mỗi khách hàng. Đó có thể là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 58

đáp ứng nhu cầu; năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và thông tin về các đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh; công nghệ sản xuất không tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao; hoặc khách hàng thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay.

Trong các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin về khách hàng vay và thông tin về môi trường kinh tế mà khách hàng đó hoạt động, là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến rủi ro tín dụng.

Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài:

Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh

doanh của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ được cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hoá bị ứ đọng điều này ảnh hưởng tới các khoản nợ của các ngân hàng.

Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô có tác động tới hoạt động của ngân hàng. Chính phủ sẽ ưu tiên hơn về luật pháp, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển và ngược lại. Chính những chính sách kinh tế của chính phủ đã làm giảm bớt khách hàng đến với ngân hàng từ các lĩnh vực nhà nước không khuyến khích phát triển.

Môi trường pháp lý: Nếu như một đất nước xây dựng được một hành lang pháp lý thông thoáng và có hiệu lực sẽ thu htú được đông đảo các nhà đầu tư vào

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 59

đầu tư phát triển đây là điều tất yếu của nền kinh tế thị trường. Và ngược lại nếu hành lang pháp lý lỏng lẻo tạo ra nhiều khe hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau từ đó nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cho ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.

3.5.3 Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình:

Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đang được áp dụng tại

Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

Một trong các biện pháp hữu hiệu để quản lý rủi ro tín dụng là sử dụng “Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng”. Trong việc thẩm định một hồ sơ tín dụng, sự tín nhiệm và đáng tin cậy của người đi vay là vô cùng quan trọng. Do vậy, việc không có bất kỳ một nghi ngờ nào về sự liêm chính của người đi vay là điều cần thiết. Hiện có một số nhóm chỉ tiêu thẩm định tín dụng. Sacombank – Chi nhánh Tân Bình sử dụng nhóm 8 tiêu chí thẩm định (8C) gồm:

3.5.3.1 Tính cách người đi vay (Character):

Tính cách được hiểu là phẩm chất của người đi vay mà khiến người đó sẵn lòng trả tiền khi món nợ đến hạn. Những nhân tố xác định tính cách của người đi vay như sau:

- Tính trung thực

- Tính biết suy nghĩ

- Tinh thần trách nhiệm

- Quan điểm đúng đắn

SVTH: Nguyễn Tường Lân Trang 60 3.5.3.2 Tư cách của người đi vay (Capacity):

Tư cách của người đi vay được định nghĩa là tình trạng hợp pháp của người đi vay khi tham gia hợp đồng.

3.5.3.3 Khả năng trả nợ (Capability):

Khả năng trả nợ được định nghĩa là khả năng của người đi vay để hoàn trả nợ vay. Nhìn chung, điều này được thể hiện qua thu nhập của người đi vay. Đối với

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mai cổ phẩn sài gòn thương tín chi nhánh tân bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)