Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đà nẵng (Trang 28 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.6.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

a. Nguồn vốn đầu tư

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về cơ sở

vật chất, hạ tầng kỹ thuật, máy móc, thiết bị làm việc, đầu tư về phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi các ngân hàng phải có sự lựa chọn tốt về công nghệ và phần mềm ứng dụng, vì nó quyết định

đến hiệu quả của hoạt động. Do đó, yêu cầu về vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đối với ngân hàng.

Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính của mỗi ngân hàng.

b. Nguồn nhân lực

Dịch vụ ngân hàng điện tử cũng cần có đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình và được đào tạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông để cung

ứng các dụng cụ cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Thiếu các kỹ năng để làm việc trên internet và làm việc với các phương tiện hiện đại khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh – ngôn ngữ căn bản của internet cũng là những trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Đòi hỏi ngân hàng trước khi triển khai dịch vụ

muốn nâng cao tính cạnh tranh thì phải sử dụng nhiều chiến lược khác nhau, trong đó phải kể đến năng lực phục vụ của nhân viên. Có thể nói đây là yếu tố

quyết định đến việc khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm dịch vụ nào của ngân hàng để sử dụng. Năng lực phục vụ bao gồm nhiều khía cạnh như: trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ phục vụ, khả năng truyền đạt và sự giúp đỡ của nhân viên đối với khách hàng. Thiết nghĩ, ngày nay các ngân hàng cần chú trọng yếu tố này để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng mình.

c. Công tác đảm bảo an toàn bảo mật và phòng ngừa rủi ro

Giao dịch dựa trên các phương tiện thông tin điện tử đặt ra các đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn. Khi làm việc với các phương tiện điện tử như điện thoại, internet, máy rút tiền nhiều khách hàng lo sợ thông tin dễ bị đánh cắp như mã số tài khoản cá nhân, mật khẩu, mã PIN,… điều đáng lo sợ đó là có căn cứ, vì số vụ tấn công vào internet hay các vụ làm và sử dụng thẻ ngày càng gia tăng bởi nhiều thủ đoạn của tin tặc. Do đó cần có hệ thống an ninh

điện tử đảm bảo an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

d. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá và tiếp thị

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một dịch vụ mới mẻ ở Việt Nam rất nhiều người không quan tâm thậm chí chưa hề biết đến sự tồn tại của dịch vụ này. Vì vậy để phát triển dịch vụ ngày cần có các hoạt động quảng cáo để

tạo sự quan tâm cũng như chấp nhận sử dụng của khách hàng. Ngân hàng cần có chính sách marketing tốt với nhiều phương thức quảng cáo, tuyên truyền khác nhau.

e. Khả năng cung ứng dịch vụ

Ngân hàng phải tạo cho khách hàng cảm nhận được sự sẵn sàng phục vụ dịch vụ của ngân hàng. Điều đó thể hiện thông qua sự nhiệt tình và sẵn

sàng của nhân viên trong việc giúp đỡ cũng như giải quyết các vấn đề nhanh gọn và kịp thời cho khách hàng. Khi số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng đông thì hệ thống máy ATM và hệ thống các mạng kết nối sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử có đủ đểđáp ứng cho các giao dịch của khách hàng hay không cũng là vấn đề đáng quan tâm. Có thể

nói, khả năng đáp ứng của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sử

dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đà nẵng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)