Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn cơ khí đại cương ở khoa sư phạm kỹ thuật đại học sư phạm hà nội (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn:

3.2.Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Kết quả lĩnh hội tri thức.

Để kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng quan điểm sư phạm tương tác ứng dụng dạy môn cơ khí cơ bản của trường, tác giả đã thực nghiệm, kiểm tra học sinh ở lớp

thực nghiệm và lớp đối chứng, kết quả thu được trong quá trình lính hội tri thức của học sinh như sau:

Bảng 1: Kết quả thực nghiệm ở Khoa Sư phạm kĩ thuật - trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Điểm số

Lớp thực nghiệm A Lớp đối chứng B

Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm 10 1 10 2 20 1 10 1 10 9 1 9 3 27 1 9 2 18 8 3 24 8 64 2 16 4 32 7 4 28 5 35 3 21 4 28 6 7 42 1 6 5 30 8 48 5 2 10 1 5 4 20 1 5 4 1 4 0 0 2 8 0 0 3 1 3 0 0 2 6 0 0 Tổng số 20 130 20 157 20 120 20 141 Điểm trung bình 6,5 7,85 6 7,05 Sx 3,34 1,49 3,47 1,78 Độ lệch điểm Trung Bình 1,35 1,05

Điểm trung bình (x) và độ lệch chuẩn (Sx) được tính theo công thức: = =

Trong đó: là tần số xuất hiện của điểm N là điểm tổng số học sinh thực hiện.

Nhìn vào bảng ta thấy, trước thực nghiệm điểm trung bình kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước khi thực nghiệm xấp xỉ bằng nhau, độ lệch chuẩn Sx không đáng kể. Nhưng sau khi thực nghiệm lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng môt cách rõ rệt.

Xtn =7,85 > 7,05 = Xđc Xtn : là lớp thực nghiệm Xđc : là lớp đối chứng

Ngược lại, độ lệch chuẩn Sx của lớp thực nghiệm lại bé hơn độ lệch chuẩn lớp đối chứng, cụ thể là:

Sxtn = 1,49 < 1,78 = Sxdc

Sxtn: độ lệch chuẩn lớp thực nghiệm Sxdc: độ lệch chuẩn lớp đối chứng

Độ lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm cũng cao hơn độ lệch điểm trung bình của lớp đối chứng, cụ thể là :độ lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm là

1,35 > 1,05 là độ lệch điểm trung bình của lớp đối chứng.

Điều này có nghĩa là việc sử dụng công nghệ dạy học tương tác đã làm cho chất lượng dạy học môn cơ khí đại cương trong khoa SPKT trường ĐHSP được nâng cao hơn.

Tiếp tục sử dụng phép thử t – student cho nhóm sóng đôi để so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm nhằm chứng minh hiệu quả của thực nghiệm bằng cách: đưa ra giả thiết H0 là tác động thực nghiệm không có hiệu quả, sau đó tính t, tra bảng t – student thì giá trị t2

+ Nếu t ≥ t2 thì giả thiết H0 bị bác bỏ, có nghĩa là tác động thực nghiệm có giá trị rõ rệt.

Áp dụng công thức: t =

Ta có: t = = 2,3

Tra bảng phân phối student với bậc tự do S = N-1 thay số ta được: F = 20-1 = 19, với mức = 0,05 ta có t2 = 1,72

Vậy t1 = 2,3 > 1,72= tα

Suy ra giả thiết H0 bị loại nghĩa là tác động của thực nghiệm đem lại hiệu quả. Tiếp dùng phép thử t – student cho nhóm không sóng đôi để tìm ra sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm chứng minh tác động có hiệu quả của thực nghiệm sư phạm. H0 là kết quả ở lớp thực nghiệm không khác biệt với kết quả của lớp đối chứng sau đó tính giá trị theo công thức sau:

T= (Do số học sinh 2 lớp bằng nhau)

Tra bảng t – student tìm t2 tới hạn (p=0,05) với bậc tự do F=2N-2 Nếu t ≥ tα thì H0 bị loại suy ra kết quả thực nghiệm của 2 lớp khác nhau rõ rệt. Nếu t ≤tα thì ngược lại

Ta có: t = = 2,96

Tra bảng t – student, bậc tự do F= 20 x 2 – 2 với F= 38, mức α= 0,05 ta có tα = 1,68 Vậy t1 = 2,96 > 1,68 = tα

Với kết quả trên giả thuyết H0 bị loại, nghĩa là có sự khác biệt về kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng hay tác động của thực nghiệm đem lại hiệu quả.

Bảng 2: Xếp loại kết quả học tập lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở lớp K64 khoa Sư phạm kỹ thuật – trường ĐHSP Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp Khá, giỏi Trung bình Yếu

Thực nghiệm 90% 10%

Đối chứng 55% 45%

Hình 3.1: Biểu đồ xếp loại kết quả học tập lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở khoa Sư phạm Kĩ thuật – trường ĐHSP Hà Nội

Từ các bảng và biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp đối chứng.

Qua các phép thử trên, chúng ta thấy kết quả của phép thử hết sức thống nhất chứng tỏ hiệu quả thực sự của tác động thực nghiệm, từ đó ta có thể khẳng định được rằng: việc dạy môn cơ khí đại cương có sử dụng công nghệ dạy học tương tác đem lại hiệu quả cao hơn.

Bảng 3: Kết quả hoạt động hợp tác của học sinh lớp thực nghiệm Mức độ Thực nghiệm Tần số suất hiện Tỷ lệ (%) 1 13 65% 2 4 20% 3 2 10% 4 1 5% Tổng số 20 100%

Hình 3.2: Biểu đồ kết quả hoạt động hợp tác của học sinh lớp TN

Từ kết quả của bảng 3 và hình 3.3 ta thấy tính tích cực tham gia học tập, trao đổi hợp tác với bạn bè ở mức độ 1 rất lớn 63%. Điều đó cho thấy học sinh hoàn toàn có khả năng học tập trao đổi, hợp tác và tự tìm hiểu kiến thức khi có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Phương pháp dạy học theo kiểu này giúp học sinh có khả năng

tự giải quyết nhiệm vụ bằng năng lực của chính mình, sau đó trao đổi với bạn bè ý kiến của mình. Kết luận của giáo viên là trọng tại giúp người học khẳng định được ý kiến của mình là đúng hay sai để từ đó đối chiếu, kiểm tra và điều chỉnh kết quả, kiến thức, kỹ năng bài học được chuyển vào học sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và chắc chắn.

Kết quả điều tra thái độ của người học lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bảng 4: Kết quả điều tra thái độ của người học lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

TT Mức độ Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng (20 học sinh) Tỉ lệ (%) Số lượng (20 học sinh) Tỉ lệ (%) 1 Rất thích 14 70% 3 15% 2 Thích 4 20% 6 30% 3 Bình thường 2 10% 8 40% 4 Bắt buộc 0 0 3 15%

Qua bảng 4 và bảng 3.4 cho thấy về thái độ của học sinh lớp đối chứng với môn học, ở lớp đối chứng tỷ lệ học sinh thích học lớp môn này chưa cao đa số hóc sinh có thái độ mức bình thường và đặc biệt có một số học sinh còn coi môn học này là bắt buộc. còn ở lớp thực nghiệm thì tỉ lệ rất thích và thích môn học này là cao và đặc biệt không có học sinh coi môn này là bắt buộc.

Kết quả đánh giá của đồng nghiệp

Bảng 5: kết quả đánh giá của giáo viên tham gia dự giờ giảng

Ý kiến Số lượng giáo viên Tỷ lệ %

Dạy học tương tác mang lại kết quả tốt hơn so với dạy học truyền thống

5 100%

Dạy học tương tác khiến học sinh hứng thú hơn trong học tập

5 100%

Có thế áp dụng dạy học tương tác cho môn Cơ khí đại cương

4 80%

Như vậy 100% ý kiến cho rằng việc áp dụng dạy học tương tác mang lại kết quả học tập tốt hơn so với phương pháp truyền thống. 100% thừa nhận rằng dạy học tương tác khiến học sinh cảm thấy hứng thú và chủ động hơn trong học tập. 90% tán thành áp dụng dạy học tương tác vào giảng dạy môn học này. Còn lại 10% không tán thành là do lo ngại những khó khăn về các điều kiện áp dụng phương pháp mới này như cơ sở vật chất, cấu trúc chương trình…

Kết hợp phương pháp toán học, phương pháp điều tra và phương pháp quan sát cho thấy:

Ở lớp thực nghiệm: học sinh được hoạt động nhiều hơn dưới nhiều hình thức cá nhân, nhóm, … giáo viên chỉ giữ vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập. Phần lớn thời gian là hoạt động độc lập, hoạt động theo từng nhóm nhỏ. Dạy học theo phương pháp này còn hình thành ở học sinh khả năng phát hiện, kiểm tra, đối chiếu kết quả của mình với bạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã thực nghiệm sư phạm tại khoa Sư phạm kĩ thuật: Với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường, việc ứng dụng sư phạm tương tác vào trong nhà trường giúp GV trình bày nội dung bài dạy một cách logic, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quá trình dạy học. Nó không những hỗ trợ tốt hoạt động dạy học của giáo viên nhằm minh hoạ, trực quan hoá, cụ thể hoá nội dung mà còn tạo sự hứng thú, tích cực hoá quá trình học của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Qua thực nghiệm có thể rút ra các kết luận sau:

- Ứng dụng phần mềm tương tác Powerpoint trong dạy học là cần thiết, phù hợp và khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ứng dụng phần mềm tương tác Powerpoint trong trong dạy học tạo sự hứng thú trong học tập, phát triển tư duy của người học. Qua đó nâng cao được chất lượng dạy và học.

- Ứng dụng phần mềm tương tác Powerpoint trong trong dạy học góp phần khắc phục được tình trạng khó khăn về thiết bị trong quá trình dạy học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận chung

Nâng cao chất lượng dạy và học môn “Cơ khí đại cương” là rất cần thiết trong giai đoạn đào tạo hiện nay. Kết quả đánh giá học sinh không chỉ ở mức độ nhận thức cá nhân mà còn là mức độ hoạt động cá nhân tương tác trong nhóm. Chính vì vậy, việc tổ chức dạy học của ND không chỉ tập trung vào các phương pháp nhận thức cá nhân mà còn là cách thức giao tiếp, hợp tác nhóm giải quyết nhiệm vụ học tập. Quan điểm sư phạm tương tác hoàn toàn có khả năng giúp ND thực hiện điều đó.

Một điều quan trọng khi vận dụng quan điểm này mang lại đối với sinh viên sư phạm kĩ thuật dưới sự tổ chức hướng dẫn của ND đó chính là sự lĩnh hội các kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp của NH, được rèn luyện kĩ năng thuyết trình. Cá nhân NH được tham gia vào môi trường học tập năng động hơn, thể hiện bản lĩnh giải quyết vấn đề trong phạm vi môi trường hẹp: nhóm, lớp và sự thích nghi, hợp tác trong môi trường tập thể. Điều này rất cần thiết trong con người lao động hiện nay. Bản thân NH cũng đang được học tập cách tổ chức và vận dụng phương pháp dạy học trong khi học bộ môn này.

Việc vận dụng quan điểm sư phạm tương tác với bộ môn này là sự kết hợp của phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp dạy học trực quan với hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân có ý nghĩa khẳng định hiệu quả của quan điểm này trong dạy học. Đồng thời khi dạy học cần đảm bảo tuân theo qui tắc 3Đ: Đúng lúc- đúng chỗ - đúng cường độ để đem lại hiệu quả của quá trình dạy học môn Cơ khí đại cương.

2. Kiến nghị

- Qua quá trình dạy học, tác giả luận văn nhận thấy cần phải tiếp tục giải quyết những vấn đề tiếp theo:

- Đề tài tiếp tục nghiên cứu, áp dụng cho các môn khác thuộc chương trình đào tạo trong trường.

- Tăng cường bồi dưỡng giảng viên về sử dụng các phương tiện hiện đại, các phần mềm hỗ trợ trong dạy học.

- Khuyến khích giảng viên biên soạn và giảng dạy với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] G.I.Ruzavin (1974), Các phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT, Hà Nội (Nguyễn Như Thịnh dịch từ nguyên văn tiếng Nga)

[2] Jean-Marc Denommé & Madeleine Roy, (2009), Approche neuroscientifique de l’apprentissage et de l’enseignement, Editions Quebecor.

(Bản dịch tiếng Việt của Trịnh Văn Minh và cs (2009) : Sư phạm tương tácmột tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHN.)

[3] Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[4] Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB GDVN, Hà Nội.

[5] Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, Nhà xuất bản Giáo dục.

[6] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2013), Lý luận dạy học đại học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[7] Lưu Quang Huy, Gia công cơ khí, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật Hà Nội. [8] Hoàng Tùng, Nguyễn Thúc Hà, Bùi Văn Hạnh(2008), Cơ khí đại cương, Nhà xuất bản khao học và kĩ thuật Hà Nội.

[9] Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại, lý luận, biện pháp và kỹ thuật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] Nguyễn Xuân Lạc, Tăng Văn Hoàn (11/2013), Tiếp cận công nghệ trong dạy học Cơ học ứng dụng, Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Giảng dạy các môn Cơ học, ĐHSPKT TpHCM, t.30–36.

[11] Nguyễn Xuân Lạc (2014), Bài giảng lý luận và công nghệ dạy học hiện đại, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[12] Nguyễn Xuân Lạc(2000- 2009). Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học. ĐHBKHN

[13] Phan Trọng Ngọ (2015), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[14] “Vũ Hữu Tiến, Công nghệ thực tại ảo”,http://cdit.ptit.edu.vn/wp- content/uploads/2014/03/49.-TienVH_Hien-thuc-ao_12.3.pdf

[15] Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm [16] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Kỷ yếu hội thảo: “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học và Cao đẳng”, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[17] “Kỹ năng làm việc nhóm”, http://www.socialforestry.org.vn/Document/ DocumentVn/Kynanglamviecnhom_DangDinhBoi.pdf

Phụ lục II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phiếu khảo sát dành cho giáo viên

1. Xin các anh/chị vui lòng cho biết những phương pháp dạy học nào thầy /cô thường sử dụng trong quá trình dạy học bằng các tích (X) vào những phương pháp phù hợp (có thể có nhiều lựa chọn).

TT Phương pháp dạy học Có Không

1 PP thuyết trình 2 PP vấn đáp 3 PP làm mẫu 4 PP thảo luận nhóm 5 PP dạy học nêu vấn đề 6 PP luyện tập 7 Các PP khác

2. Những phương pháp dạy học nào thầy /cô thường sử dụng trong quá trình dạy học lý thuyết? xin vui lòng tích (X) vào phương pháp phù hợp (có thể có nhiều lựa chọn)

TT Phương pháp dạy học Có Không

1 PP thuyết trình 2 PP vấn đáp 3 PP làm mẫu 4 PP thảo luận nhóm 5 PP dạy học nêu vấn đề 6 PP luyện tập 7 Các PP khác

Phụ lục III Phiếu khảo sát 2

(dành cho học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm)

Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy/học môn cơ khí đại cương xin vui lòng cho biết ý kiến về vấn đề dưới đây bằng cách tích (X) vào nội dung phù hợp với bạn.

Khi học môn cơ khí đại cương được giáo viên dạy học bạn có thái độ học tập như thế nào?

□ Rất thích □ thích

□ Bình thường □ Bắt buộc

Phiếu khảo sát số 3

(Dành cho giáo viên dự giờ lớp thực nghiệm)

Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy/học môn cơ khí đại cương xin vui lòng cho biết ý kiến về vấn đề dưới đây bằng cách tích (X) vào nội dung phù hợp với bạn.

Câu 1: Theo thầy /cô khi dạy học bằng phương pháp tương tác cho môn học cơ khí đại cương, sinh viên cảm thấy hứng thú và chủ động học tập không?

□ Có □ Không

Câu 2: Theo thầy /cô việc áp dụng quan điểm sư phạm tương tác cho môn học cơ khí đại cương có mang lại kết quả học tập tốt hơn các PP truyền thống không?

□ Có □ Không

Câu 3: Theo thầy /cô nên áp dụng quan điểm sư phạm tương tác cho môn học cơ khí đại cương không?

□ Có □ Không

Kết quả quan sát Môn học: cơ khí đại cương

Bài học: Thời gian: 1h Địa điểm: Lớp đối chứng STT Mức độ Lớp đối chứng Số lượng (20HS) Tỷ lệ %

1 Tích cực tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập,

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn cơ khí đại cương ở khoa sư phạm kỹ thuật đại học sư phạm hà nội (Trang 74)