Thực trạng học môn Cơ khí đại cương

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn cơ khí đại cương ở khoa sư phạm kỹ thuật đại học sư phạm hà nội (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.4.2: Thực trạng học môn Cơ khí đại cương

Sinh viên thiếu chủ động, chưa quen làm việc nhóm. Một bô ̣ phâ ̣n sinh viên còn chưa chăm chỉ học tâ ̣p, sinh viên trong mỗi lớp không đồng đều, nhiều em học lực còn yếu v.v…

Một khó khăn nữa, đó là phương pháp tự học của sinh viên chưa thật sự khoa học. Thông thường, cách học của các em là: Học bài trên lớp nhưng về nhà không xem lại lý thuyết và làm bài tập mà đợi đến trước buổi học tiếp theo mới làm bài tập. Như thế, dù đã hiểu bài trên lớp nhưng sau một thời gian mới xem lại thì các em sẽ quên hoặc sự tái hiện lại kiến thức đã lĩnh hội mất nhiều thời gian và không ít khó khăn. Do đó, khả năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập không đạt hiệu quả cao.

Trong thực tiễn giảng dạy cho thấy còn nhiều sinh viên chưa có tính tích cực, tự giác học tập bộ môn, có một số em coi nhẹ bộ môn, cho rằng chỉ cần học giỏi, đạt điểm cao ở các môn chuyên ngành chứ không cần đạt điểm cao ở các môn lý thuyết cơ sở. Do không làm bài tập cũng như không học lí thuyết dẫn đến lượng kiến thức sinh viên tiếp thu được rất hời hợt, thậm chí có em còn không nắm được nội dung kiến thức giáo viên truyền đạt mặc dù những kiến thức đó rất đơn giản.

Tinh thần học đối phó, tư tưởng nước đến chân mới nhảy nên kết quả học tập thường không cao. Kiến thức ôn tập thi mới dồn dập, sau khi thi xong lại quên rất nhanh. Chính vì thế, việc tạo sự hứng thú, thu hút sinh viên tham gia những giờ học, những buổi xemina là thật cần thiết. Chính trong quá trình học tập kết hợp với ôn luyện sẽ làm cho kiến thức được lưu giữ trong bộ máy học lâu hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Dạy học theo quan điểm SPTT kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học hiện đại. SPTT không phải là một biện pháp, một phương pháp hay một kỹ thuật mà nó là một quan điểm tổ chức các hoạt động học và dạy căn cứ vào sự nghiên cứu bộ máy học của người học dưới các tác động qua lại giữa ba nhân tố: người học – người dạy – môi trường mà trong đó hoạt động học của người học là trung tâm của hoạt động sư phạm. Môi trường học tập tạo điều kiện cho tương tác thầy và trò có hiệu quả bền vững, điều này đặc biệt quan trọng trọng xã hội hiện đại khi mà con người có xu hướng khép kín hơn. Muốn vận dụng QĐSPTT hiệu quả thì trong quá trình dạy học cần tạo ra sự tương tác phù hợp giữa người dạy, người học, môi trường và nội dung kiến thức kiến thức, từ đó lựa chọn phương tiện và phương pháp dạy học phù hợp, chú ý tầm quan trọng của đánh giá để đạt hiệu quả cao trong công tác dạy- học.

Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát tiển của khoa hoc công nghệ, phương tiện dạy học và công nghệ phần mềm đã hỗ trợ đắc lực trong công tác sư phạm, góp phần giải quyết được độ phức tạp cao trong cả bài dạy lý thuyết và thực hành. Chính vì vậy, trong luận văn này tác giả sử dụng phần mềm POWERPOINT cùng một số phần mềm hỗ trợ khác trong việc thu thập và xử lý tài liệu như: Paint, ABBYY hay SNAPGIT để xây dựng bài dạy theo quan điểm tương tác vào bộ môn Gia công cơ khí tại khoa SPKT tại trường đại học sư phạm Hà Nội.

- Khái quát lý luận dạy học tương tác nói chung, các khái niệm liên quan đến lý luận liên quan đến tiếp cận sư phạm tương tác.

- Làm rõ các định nghĩa về các phương pháp dạy học tương tác, các hình thức tổ chức và qui trình dạy học tương tác.

- Rút ra được ưu nhược điểm của dạy học tương tác.

- Nêu được cơ sở vật châts, đội gũ giảng viên trong trường.

Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu về việc vận dụng quan điểm sư phạm tương học tương tác vào dạy bộ môn “Cơ khí đại cương” trong chươn

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN “CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG” CHO SINH VIÊN KHOA

SƯ PHẠM KỸ THUẬT– TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm mục tiêu, nội dung môn cơ khí đại cương.

2.1.1. Đặc điểm mục tiêu môn học

Học xong học học phần này, sinh viên phải đạt được những mục tiêu sau: 1. Kiến thức:

+ Hiểu được bản chất các loại vật liệu kim loại và hợp kim, vật liệu phi kim và vật liệu kết hợp.

+ Hiểu được bản chất các phương pháp cơ bản của gia công các vật liệu. + Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hành cơ khí theo nội dung của các môn học thực hành cơ khí

+ Vận dụng các kiến thức cơ bản trong dạy nghề và hướng nghiệp tại các trung tâm GDKTTH và Dạy nghề, trong việc tổ chức lao động sản xuất tại trường THPT.

+ Có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá ở mức độ trung bình về những thế mạnh và điểm yếu của mỗi phương pháp gia công cơ bản trong điều kiện công nghệ cụ thể.

2. Kĩ năng:

Trình bày được theo tư duy kỹ thuật (như trình bày bằng bản vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ tiến trình gia công, kết cấu nguyên lý của các cụm chi tiết hoặc các chi tiết, chi tiết gia công…), trình bày bằng bản vẽ, bằng lời nói… về bản chất các vật liệu cơ bản, về các phương pháp gia công vật liệu cơ bản.

3. Thái độ:

- Sinh viên cần phải:

+ Nghiêm túc, chính xác, logic trong tư duy kĩ thuật

+ Hình thành tác phong công nghiệp trong tự học và nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật, trong lớp học tập trên lớp, trong trình bày và tranh luận tại các buổi xemina, trong thực hành hay làm việc tại xưởng cơ khí.

2.2.2. Đặc điểm nội dung của môn Cơ khí đại cương

Môn Cơ khí đại cương là một môn học cơ sở và xuất phát điểm cho hàng loạt các môn kỹ thuật cơ sở và kĩ thuật chuyên ngành. Môn Cơ khí đại cương là môn học bắt buộc cho ngành Cơ kĩ thuật, gia công cơ khí. Qua chương trình và nội dung chi tiết cho thấy môn Cơ khí đại cương có những đặc điểm chủ yếu sau:

1) Tính cụ thể của môn học

Tính cụ thể ở nội dung môn học được thể hiện ở chỗ: Nội dung môn học đề cập đến các vật liệu cơ bản mà trong đời sống thực tế thường gặp, các phương pháp công nghệ gia công vật liệu phổ biến: gia công nhiệt, gia công đúc…. Điều đó giúp giáo viên đưa ra các ví dụ một cách thiết thực nhất để người học dễ hiểu, đây là xuất phát điểm để giáo viên nêu vấn đề cụ thể tạo ra sự tương tác.

2) Tính trừu tượng của môn học

Tính trừu tượng của môn Cơ khí đại cương thể hiện trong hệ thống các khái niệm, định nghĩa, tính chất của vật liệu, các định luật cơ bản trong biến dạng dẻo Những kiến thức này người học không thể trực tiếp quan sát hết được, muốn hiểu được thì người học phải tư duy trừu tượng.

Như vậy, để quá trình dạy học môn Cơ khí đại cương đạt hiệu quả, người giáo viên phải biết phân tích nội dung từng bài, từ đó tìm ra đặc điểm về tính cụ thể, tính trừu tượng của nội dung kiến thức đó. Từ đó người giáo viên áp dụng đúng nội dung cho dạy học tương tác để người học phát huy được khả năng tư duy, tính tự lập, tự làm chủ kiến thức, đảm bảo cho quá trình dạy học theo QĐSPTT có hiệu quả cao.

3) Tính tổng hợp, tích hợp của môn học

Đặc điểm này thể hiện ở chỗ nội dung kiến thức của môn Cơ khí đại cương được xây dựng từ nội dung kiến thức của các môn, lĩnh vực như toán, vật lý, vẽ kĩ thuật, cơ kĩ thuật…Với đặc điểm này, khi tiến hành giảng dạy giáo viên phải biết kết hợp giữa kiến thức môn học với các kiến thức liên quan và giữa kiến thức môn học với thực tế.

2.2.3. Đề cương chi tiết môn học. Chương trình học tập Chương trình học tập - Số tín chỉ: 03

- Trình độ: Cho sinh viên giai đoạn 1 ngành Sư phạm kỹ thuật

- Phân bổ thời gian:

+ Tổng thời lượng: 45 tiết + Thời lượng của một tiết: 50 phút + Lý thuyết : 39 tiết + Thảo luận: 6 tiết

- Điều kiện tiên quyết: Trước khi học học phần này, sinh viên cần được học

xong các môn học thuộc khoa học cơ bản như toán, vật lý và kỹ thuật cơ sở như vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật.

Phần thứ nhất: VẬT LIỆU

Chương 1: VẬT LIỆU KIM LOẠI VÀ HỢP KIM

5 tiết (5 lý thuyết)

1.1 Những tính chất cơ bản của vật liệu 1.2 Kim loại và hợp kim

1.3 Hợp kim sắt – Các bon

1.4 Kim loại màu và hợp kim màu 1.5 Vật liệu kim loại bột

Chương 2: VẬT LIỆU PHI KIM VÀ VẬT LIỆU KẾT HỢP

5 tiết (5 lý thuyết)

2.1 Chất dẻo 2.2 Cao su

2.3 Vật liệu kết hợp ( compozit)

2.4 Vật liệu từ thực vật ( gỗ, giấy, vải , sợi)

Thảo luận 1: Phân tích, tổng hợp, đánh giá về bản chất, tính chất công nghệ các vật liệu kim loại và phi kim loại.

2 tiết (2 thảo luận)

Phần thứ 2: GIA CÔNG VẬT LIỆU

Chương 3: GIA CÔNG NHIỆT (NHIỆT LUYỆN)

3 tiết (2 lý thuyết)

3.1 Thực chất, đặc điểm và quá trình gia công nhiệt 3.2 Ủ kim loại

3.3 Tôi kim loại 3.4 Ram kim loại 3.5 Thấm kim loại

Chương 4: GIA CÔNG ĐÚC

7 tiết (5 lý thuyết)

1.1 Thực chất, đặc điểm và quá trình đúc trong khuôn cát 1.2 Vật liệu làm khuôn, lõi và bộ mẫu

1.3 Các phương pháp làm khuôn 1.4 Hệ thống rót – đậu hơi – đậu ngót

1.5 Sấy – lắp khuôn – rót khuôn – dỡ khuôn – làm sạch vật đúc 1.6 Các phương pháp đúc đặc biệt.

Chương 5: GIA CÔNG ÁP LỰC

6 tiết (6 lý thuyết)

5.1 Khái niệm chung

5.2 Biến dạng của kim loại dưới tác dụng của lực

5.3 Biến dạng dẻo và một số định luật cơ bản trong biến dạng dẻo. 5.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tính dẻo.

5.5 Ảnh hưởng của biến dạng dẻo đến tổ chức và tính chất của kim loại. 5.6 Gia công kéo và cán kim loại

5.7 Gia công rèn và dập khối 5.8 Dập tấm

Chương 6: GIA CÔNG HÀN - CẮT – DÁN

6.1 Thực chất, đặc điểm và phân loại các phương pháp hàn 6.2 Hàn hồ quang tay

6.3 Khái quát về hàn hồ quang dưới lớp thuốc và trong môi trường khí bảo vệ 6.4 Khái quát về hàn hồ quang điện cực không nóng chảy trong môi trường khí trơ

6.5 Hàn điện tiếp xúc 6.6 Hàn khí

6.7 Hàn vảy

6.8 Khái quát về ghép nối bằng dán 6.9 Cắt kim loại và hợp kim

Thảo luận 2

Phân tích, tổng hợp, đánh giá về bản chất, khả năng công nghệ các phương pháp gia công đúc, gia công bằng áp lực, gia công hàn và cắt kim loại.

2 tiết (2 thảo luận)

Chương 7: NGUYÊN LÝ GIA CÔNG CẮT GỌT

7 tiết (7 lý thuyết)

7.1 Định nghĩa và các khái niệm cơ bản về quá trinh gia công cắt gọt 7.2 Dao cắt gọt

7.3 Cơ chế của quá trình tạo phoi và các loại phoi 7.4 Các thông số của chế độ cắt và tiết diện lớp cắt

7.5 Lực cắt – Nhiệt cắt – Mài mòn dao- Bôi trơn và làm nguội 7.6 Nguyên lý gia công tiện

7.7 Nguyên lý gia công phay 7.8 Nguyên lý gia công bào

7.9 Nguyên lý gia công mài và đánh bóng

Thảo luận 3:

Phân tích, tổng hợp, đánh giá về bản chất, khả năng công nghệ gia công trên máy tiện, gia công trên máy phay, gia công trên máy khoan

2.4.3: Phương pháp kiểm tra đánh giá.

- Dự lớp đủ theo quy chế - Thảo luận

- Kiểm tra định kỳ - Thi kết thúc học phần.

Thang điểm: Dựng thang 10 điể

3.1: Vận dụng Quan điểm sư phạm tương tác để thiết kế một số bài giảng môn học Cơ khí đại cương. học Cơ khí đại cương.

3.1.1: Một số nguyên tắc vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học bộ môn kĩ thuật. học bộ môn kĩ thuật.

Từ đặc điểm của môn học và những vấn đề lý luận của sư phạm tương tác, chúng tôi xin đề xuất một số định hướng để thiết kế bài dạy Cơ khí đại cương theo quan điểm sư phạm tương tác như sau:

1) Đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học (Kiến thức, kĩ năng, thái độ).

Nội dung bài học phải vừa sức với sinh viên. Bài học cần chỉ rõ được cơ sở khoa học của nội dung nghiên cứu, đồng thời luôn khơi nguồn cảm hứng cho NH, khiến người học luôn muốn tự mình tìm tòi, hiểu sâu và rộng hơn vấn đề.

2) Tăng cường vai trò chủ đạo của người học bằng cách khai thác triệt để vốn kiến thức, kinh nghiệm người học đã tích luỹ được.

Các tương tác giữa người dạy và người học, người học và người học, người học với tài liệu, các phương tiện dạy học diễn ra ở mức độ cao trong suốt quá trình học. Ở hình thức dạy học này, người học làm việc không hoàn toàn độc lập trong quá trình học mà có gợi ý, dẫn dắt của người dạy khi cần thiết. Phương tiện để thực hiện hình thức này là những câu hỏi (của thầy) và câu trả lời - hành động đáp lại (của trò), nếu hình thức tương tác tốt, câu hỏi có thể được đặt ra từ phía người học. Như vậy, hoạt động hỏi – đáp sẽ giúp người dạy khai thác tốt vốn kiến thức, kinh nghiệm mà người học đã thu lượm được.

3) Hỗ trợ người học tự nghiên cứu, khai thác kiến thức.

Với phương pháp dạy học truyền thống thì người dạy có thể là trung tâm quá trình dạy học nhưng khi vận dụng quan điểm sư phạm tương tác thì người học luôn là trung tâm. Như vậy, các tài liệu học tập phải được thiết kế sao cho giúp đỡ người học nghiên cứu, khai phá tri thức. Điều này có thể thực hiện được nhờ các phần mềm hỗ trợ bài dạy. Nó sẽ giúp người học tham gia trực tiếp vào quá trình thực hành, thí nghiệm nâng cao kĩ năng và tính thực tế của người học. Vậy tuỳ theo năng lực và điều kiện cho phép mà người dạy vận dụng các phương tiện dạy học.

Bên cạnh đó, người dạy cần phát huy tối đa tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người dạy bằng cách:

+ Cung cấp địa chỉ các tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo tin cậy cho NH + Dạy và học thông qua tổ chức hoạt động học tập của NH.

+ Dạy và học theo hướng rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp học theo hướng nghiên cứu khoa học.

+ Vận dụng và liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tiễn, kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp.

+ Tăng cường phối hợp cá thể, phối hợp học tập hợp tác (học tập theo nhóm). + Tạo điều kiện cho NH vừa học tập, nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn, vừa rèn luyện nghiệp vụ. Để làm được điều này, người dạy có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị một số phần nội dung bài học và giảng trước lớp học. Dưới hình thức tổ chức này, người học vừa đóng vai trò là người dạy và bước đầu hình thành một số kĩ năng đứng lớp, thuyết trình

+ Kết hợp đánh giá của người dạy và sự tự đánh giá của người học.

4) Khi vận dụng các phương pháp dạy học cần chú ý huy động tối đa các giác quan của NH; Tăng cường sự tương tác giữa người học và môi trường

Khả năng thu nhận kiến thức và hoạt động tư duy của NH được tăng dần từ: Đọc-> nghe-> quan sát -> nghe và quan sát -> Thảo luận -> trải nghiệm, thực thi, làm việc -> dạy người khác. Chính vì vậy trong điều kiện cho phép, người dạy cần sử dụng tối đa các phương tiện dạy học để hỗ trợ cho bài dạy. Ví dụ như sự vận

dụng những kiến thức của các môn học khác: Vật lý, toán học, hoá học… mà NH đã

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn cơ khí đại cương ở khoa sư phạm kỹ thuật đại học sư phạm hà nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)