Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn cơ khí đại cương ở khoa sư phạm kỹ thuật đại học sư phạm hà nội (Trang 28)

7. Cấu trúc của luận văn:

1.4.Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học kỹ thuật

1.4.1. Một số đặc điểm của dạy và học kỹ thuật

Dạy học kỹ thuật là dạy học cả lý thuyết và thực hành. Lý thuyết và thực hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn thực hành tốt việc đầu tiên là người học cần nắm vững kiến thức lý thuyết.

Nội dung lao động và yêu cầu lao động kỹ thuật của các ngành nghề khác nhau do đó nội dung dạy học kỹ thuật của các ngành nghề khác nhau về hệ thống thức lý thuyết, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp. Tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung về:

Yếu tố hệ thống những tri thức về kỹ thuật bao gồm: những khái niệm kỹ thuật, tên gọi, ký hiệu; biết phân loại, các nguyên lý máy móc thiết bị kỹ thuật làm việc, các qui trình kỹ thuật công nghệ, cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ

Đó là hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt cho từng ngành nghề. Khả năng làm việc hoặc hoạt động đạt chất lượng theo mục đích và yêu cầu nhất định trong những điều kiện nhất định.

Với các bộ môn kỹ thuật mang đầy đủ những đặc điểm sau:

1) Tính cụ thể: Các bộ môn kỹ thuật phản ánh nhuqngx đối tượng kỹ thuật, những trang thiết bị, máy móc… Điều đó giúp giáo viên đưa ra các ví dụ một cách thiết thực nhất để người học dễ hiểu, đây là xuất phát điểm để giáo viên tạo lên sự tương tác.

2) Tính trừu tượng của môn học: Tính trừu tượng của môn kỹ thuật thể hiện trong hệ thống các khái niệm, tính chất, các lực, các biến dạng khi chịu lực kéo, nén… Những kiến thức này người học không thể trực tiếp quan sát, muốn hiểu được thì người học phải tư duy trừu tượng.

3) Tính tổng hợp, tích hợp của môn học: Đặc điểm này thể hiện ở chỗ nội dung kiến thức các môn kỹ thuật xây dựng từ nội dung kiến thức của các môn, lĩnh

vực như toán, vật lý, nguyên lý máy, chi tiết máy,… Với đặc điểm này, khi tiến hành giảng dạy giáo viên phải biết kết hợp giữa kiến thức môn học với các kiến thức liên quan và giữa kiến thức môn học với thực tế.

1.4.2. Một số yêu cầu về vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học kỹ thuật kỹ thuật

Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi trong dạy phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng, giữa nhận thức cảm tính và lý tính; giữa cấu trúc hình thức bên ngoài với nội dung nguyên lý bên trong của đối tượng kỹ thuật. Bài dạy các môn kỹ thuật cần phải mang tính thực tiễn. Chính vì vậy để dạy học theo quan điểm SPTT đạt hiệu quả người dạy cần:

Tăng cường cá học liệu kỹ thuật, sử dụng các mô phỏng nguyên lý làm việc và các hình ảnh thật trong thực tế.

Tạo các tương tác trực tiếp trong bài dạy thông qua các phần mềm hỗ trợ dạy học chuyên dụng.

Tạo các hoạt động học tập dẫn dắt quá trình tư duy, nghiên cứu cho NH. Giúp người học nghiên cứu rõ ứng dụng của từng đối tượng môn học trong đời sống và sản xuất, từ đó NH biết khái quát thành đặc điểm chung.

Dạy học lý thuyết kết hợp với thực hành.

1.4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học kỹ thuật tương tác vào dạy học kỹ thuật

1) Thuận lợi

- Môn kỹ thuật có nhiều vấn đề có thể tạo nên sự tương tác. Đây là môn khoa học kỹ thuật, được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống nên vốn sống và kinh nghiệm của người học cũng phong phú và đa dạng hơn giúp cho ND đễ dàng liên hệ thực tế, cụ thể hoá hơn nội dung kỹ thuật mang tính trừu tượng.

Phương tiện dạy học ngày càng phong phú và đa dạng của các phươn tiện dạy học mới, để tiện cho việc trình bày các nội dung lý thuyết và thực hành. Theo GS.TS Nguyễn Xuân Lạc [15] thì tương tác bằng phương tiện số với NH là trưng tâm ngày càng phổ biến. Nhiều phần mềm dạy học tương tác ngày càng nhiều, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học.

Hệ thông đào tạo tín chỉ giúp người hoc tự chọn lộ trình học cho mình để sắp xếp thời gian học hợp lý.

2) Khó khăn

- Giáo viên đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học nên luôn học hỏi và rút kinh nghiệm được nhiều vấn đề hữu ích.

- Môn kỹ thuật là môn học tương đối khó và trừu tượng rất khó để đưa ra các mô hình thí nghiệm cụ thể.

- Phương tiện dạy học vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tiễn dạy học hiện đại.

Môi trường học tập còn nhiều hạn chế, nhất là với các môn kỹ thuật, với những môn lý thuyết NH ít được hoạt động thực tiễn.

- Sinh viên thiếu chủ động, chưa quen làm việc nhóm. Một bô ̣ phâ ̣n sinh viên còn chưa chăm chỉ học tâ ̣p, sinh viên trong mỗi lớp không đồng đều, nhiều em học lực còn yếu v.v…

Một khó khăn nữa, đó là phương pháp tự học của sinh viên chưa thật sự khoa học. Phần lớn NH còn thụ động, chỉ làm theo những gì ND yêu cầu.

Trong thực tiễn giảng dạy cho thấy còn nhiều sinh viên chưa có tính tích cực, tự giác học tập bộ môn. Do không làm bài tập cũng như không học lý thuyết dẫn đến l- ượng kiến thức sinh viên tiếp thu được rất hời hợt, thậm chí có em còn không nắm được nội dung kiến thức ND truyền đạt mặc dù những kiến thức đó rất đơn giản.

1.5.Thực trạng dạy và học môn Cơ khí đại cương trong khoa Sư phạm kỹ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

1.5.1. Về đội ngũ giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội ngũ của khoa hiện có 29 cán bộ giảng viên. Trong đó có 4 Phó giáo sư, 4 Tiến sĩ, 16 thạc sĩ (trong đó có 7 NCS), 01 cử nhân thuộc các chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy; Động cơ đốt trong; Kỹ thuật điện; Điện tử tin học; và Phương pháp dạy học;

Tổ bộ môn Kĩ thuật cơ khí bao gồm 2 Tiến sĩ và 3 Thạc sĩ đảm nhiệm giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo của Khoa như Hình học họa hình, Vẽ kĩ thuật, Cơ kĩ thuật, Cơ khí đại cương, Công nghệ CAD/CAM-CNC, Thực hành cơ khí

1.5.2. Cơ sở vật chất.

Hiện nay, khoa sư phạm kỹ thuật của trường Đại học sư phạm Hà Nội có năm tổ bộ môn. Mỗi tổ bộ môn được trang bị cơ sở vật chất nhất định để phục vụ môn học. Đối với tổ bộ môn Kĩ thuật cơ khí, trang thiết bị phục vụ bao gồm:

 Phòng 101

Tên thiết bị Thông số kĩ thuật Năm đưa vào sử dụng

Số lượng

Máy tiện CNC CTX 310 15 KW 2012 1

Panmer đo ngoài hiển thị số 0- 25mm; 0,001 2012 1

Panmer đo ngoài hiển thị số 0 – 25mm 2012 1

Đồng hồ đo lỗ 4 – 7 mm 2012 1

Đồng hồ đo lỗ 8 – 10 mm 2012 1

Đồng hồ đo lỗ 11 – 18 mm 2012 1

Đồng hồ đo lỗ 18 – 35 mm 2012 1

Máy đo độ nhám bề mặt 2012 1

Máy đo độ dài (hiển vi) 2012 1

Panmer đầu nhọn 0 – 25 mm 2012 1 Thước cặp mặt đồng hồ 0,01 mm 2012 1 Mặt đồng hồ số điện tử 0,001 mm 2012 1 Đồng hồ đo lỗ + chân 1,5 – 4 mm 2012 1 Thước cặp hiển thị số 200 mm 2012 1 Thước cặp hiển thị số 150 mm 2012 1  Phòng 102

Tên thiết bị Thông số kĩ thuật Năm đưa vào sử dụng

Số lượng

Máy khoan ZX250 1,2 KW 2007 1

Máy phay MANFORD 15 KW 2012 1

Máy cắt dây GOLDNUN 1,5 KW 2012 1

Máy BOFORD CNC 0,5 KW 2005 1

Máy nén khí TUCO 5,5 KW 2012 1

 Phòng 103

Tên thiết bị Thông số kĩ thuật Năm đưa vào sử dụng

Số lượng

Máy tiện EMCO 0.64 KW 1984 2

Máy tiện MEHAF T14L 2 KW 2005 4

Máy tiện MEHAF T18 4,5 KW 2005 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy tiện T12L 1,2 KW 1998 2

Máy mài 2 đá Ø 400 2,8 KW 1990 2

Máy mài 2 đá Đài Loan 0,5 KW 1997 1

Máy khoan bàn 0,8 KW 2007 1

Mô hình máy tiện 1

 Phòng A2

Tên thiết bị Thông số kĩ thuật Năm đưa vào sử dụng

Số lượng

Máy khoan bàn Đài Loan 1,5 KW 1997 1

Máy mài 2 đá Đài Loan 0,5 KW 1997 1

Máy khoan phay PF120 0,5 KW 1998 1

Máy căt tôn 1984 1

Mặc dù đã được đầu tư kinh phí dể tăng cường cơ sở vật chất, máy móc thiết bị dạy song vẫn còn thiếu, chưa dồng bộ với công nghệ sản xuất hiện nay nên ảnh hưởng nhiều tới hoạt động dạy và học.

Chương trình đào tạo tuy đã được quan tâm xây dựng, bổ sung, điều chỉnh nhưng còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật kịp với thay đổi kỹ thuật của thời đại. Chủ yếu những mở rộng đều do ND cung cấp thêm bên ngoài hoặc thông qua tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo để học tập cho sinh viên còn thiếu.

Chất lượng đào tạo của sinh viên khi ra trường còn hạn chế, chưa đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Chât lượng của người học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng hết những yêu cầu xã hội cũng như thích ứng được với nhiều cơ hội việc làm.

1.5.3. Thực trạng dạy học môn cơ khí đại cương ở khoa Sư phạm kĩ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội. trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

1) Về sử dụng phương pháp dạy học

Đa phần các bài dạy lý thuyết được thực theo các phương pháp truyền thống, thực chất là giảng viên giảng - học sinh, sinh viên nghe; giảng viên ghi bảng - học sinh, sinh viên chép vở; giảng viên hỏi – học sinh, sinh viên trả lời; giảng viên chủ động truyền thụ nội dung bài giảng theo trình tự đã chuẩn bị sẵn – học sinh, sinh viên thụ động tiếp thu và ghi nhớ nội dung.

2) Về phương pháp dạy học môn Cơ khí đại cương

Môn Cơ khí đại cương là một môn cơ sở xuất phát điểm cho hàng loạt các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành. Môn học được giảng dạy ở khoa Sư phạm kĩ thuật- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ yếu vẫn bằng những PPDH truyền thống. Đặc điểm môn học có nhiều kiến thức có liên quan đến thực tế sản xuất và đời sống. Đó là cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng bài dạy vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn học.

2.4.2: Thực trạng học môn Cơ khí đại cương.

Sinh viên thiếu chủ động, chưa quen làm việc nhóm. Một bô ̣ phâ ̣n sinh viên còn chưa chăm chỉ học tâ ̣p, sinh viên trong mỗi lớp không đồng đều, nhiều em học lực còn yếu v.v…

Một khó khăn nữa, đó là phương pháp tự học của sinh viên chưa thật sự khoa học. Thông thường, cách học của các em là: Học bài trên lớp nhưng về nhà không xem lại lý thuyết và làm bài tập mà đợi đến trước buổi học tiếp theo mới làm bài tập. Như thế, dù đã hiểu bài trên lớp nhưng sau một thời gian mới xem lại thì các em sẽ quên hoặc sự tái hiện lại kiến thức đã lĩnh hội mất nhiều thời gian và không ít khó khăn. Do đó, khả năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập không đạt hiệu quả cao.

Trong thực tiễn giảng dạy cho thấy còn nhiều sinh viên chưa có tính tích cực, tự giác học tập bộ môn, có một số em coi nhẹ bộ môn, cho rằng chỉ cần học giỏi, đạt điểm cao ở các môn chuyên ngành chứ không cần đạt điểm cao ở các môn lý thuyết cơ sở. Do không làm bài tập cũng như không học lí thuyết dẫn đến lượng kiến thức sinh viên tiếp thu được rất hời hợt, thậm chí có em còn không nắm được nội dung kiến thức giáo viên truyền đạt mặc dù những kiến thức đó rất đơn giản.

Tinh thần học đối phó, tư tưởng nước đến chân mới nhảy nên kết quả học tập thường không cao. Kiến thức ôn tập thi mới dồn dập, sau khi thi xong lại quên rất nhanh. Chính vì thế, việc tạo sự hứng thú, thu hút sinh viên tham gia những giờ học, những buổi xemina là thật cần thiết. Chính trong quá trình học tập kết hợp với ôn luyện sẽ làm cho kiến thức được lưu giữ trong bộ máy học lâu hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Dạy học theo quan điểm SPTT kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học hiện đại. SPTT không phải là một biện pháp, một phương pháp hay một kỹ thuật mà nó là một quan điểm tổ chức các hoạt động học và dạy căn cứ vào sự nghiên cứu bộ máy học của người học dưới các tác động qua lại giữa ba nhân tố: người học – người dạy – môi trường mà trong đó hoạt động học của người học là trung tâm của hoạt động sư phạm. Môi trường học tập tạo điều kiện cho tương tác thầy và trò có hiệu quả bền vững, điều này đặc biệt quan trọng trọng xã hội hiện đại khi mà con người có xu hướng khép kín hơn. Muốn vận dụng QĐSPTT hiệu quả thì trong quá trình dạy học cần tạo ra sự tương tác phù hợp giữa người dạy, người học, môi trường và nội dung kiến thức kiến thức, từ đó lựa chọn phương tiện và phương pháp dạy học phù hợp, chú ý tầm quan trọng của đánh giá để đạt hiệu quả cao trong công tác dạy- học.

Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát tiển của khoa hoc công nghệ, phương tiện dạy học và công nghệ phần mềm đã hỗ trợ đắc lực trong công tác sư phạm, góp phần giải quyết được độ phức tạp cao trong cả bài dạy lý thuyết và thực hành. Chính vì vậy, trong luận văn này tác giả sử dụng phần mềm POWERPOINT cùng một số phần mềm hỗ trợ khác trong việc thu thập và xử lý tài liệu như: Paint, ABBYY hay SNAPGIT để xây dựng bài dạy theo quan điểm tương tác vào bộ môn Gia công cơ khí tại khoa SPKT tại trường đại học sư phạm Hà Nội.

- Khái quát lý luận dạy học tương tác nói chung, các khái niệm liên quan đến lý luận liên quan đến tiếp cận sư phạm tương tác.

- Làm rõ các định nghĩa về các phương pháp dạy học tương tác, các hình thức tổ chức và qui trình dạy học tương tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rút ra được ưu nhược điểm của dạy học tương tác.

- Nêu được cơ sở vật châts, đội gũ giảng viên trong trường.

Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu về việc vận dụng quan điểm sư phạm tương học tương tác vào dạy bộ môn “Cơ khí đại cương” trong chươn

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN “CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG” CHO SINH VIÊN KHOA

SƯ PHẠM KỸ THUẬT– TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm mục tiêu, nội dung môn cơ khí đại cương.

2.1.1. Đặc điểm mục tiêu môn học

Học xong học học phần này, sinh viên phải đạt được những mục tiêu sau: 1. Kiến thức:

+ Hiểu được bản chất các loại vật liệu kim loại và hợp kim, vật liệu phi kim và vật liệu kết hợp.

+ Hiểu được bản chất các phương pháp cơ bản của gia công các vật liệu. + Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hành cơ khí theo nội dung của các môn học thực hành cơ khí

+ Vận dụng các kiến thức cơ bản trong dạy nghề và hướng nghiệp tại các trung tâm GDKTTH và Dạy nghề, trong việc tổ chức lao động sản xuất tại trường THPT.

+ Có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá ở mức độ trung bình về những thế mạnh và điểm yếu của mỗi phương pháp gia công cơ bản trong điều kiện công nghệ cụ thể.

2. Kĩ năng:

Trình bày được theo tư duy kỹ thuật (như trình bày bằng bản vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ tiến trình gia công, kết cấu nguyên lý của các cụm chi tiết hoặc các

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn cơ khí đại cương ở khoa sư phạm kỹ thuật đại học sư phạm hà nội (Trang 28)