Trầu cau trong triết lý của người Việt

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt (Trang 60 - 61)

Nếu như chiếc áo dài là biểu tượng phong cách sống bề ngoài của ngưòi Việt Nam thì cũng có thể nói Trầu Cau là biểu tượng chiều sâu tâm hồn của dân tộc vốn là con Lạc cháu Hồng. Miếng trầu chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc, gắn bó thân thiết trong tâm hồn của người Việt. Trong mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay và có lẽ là mãi mãi, trầu cau luôn hiện diện trong đòi sống dân tộc Việt Nam và các dân tộc châu Á.

Trầu cau là thông điệp của đời sống tâm linh, về lịch sử, truyện Trầu cau là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi từ thời kỳ mẫu hệ sang thời kỳ phụ hệ, chấm dứt chuyện hôn nhân sóng ba, một vợ hai chồng để đi đến hôn

nhân một YỢ một chồng, về đạo lý, sự thủy chung thể hiện nguyên lý nguyên nhất - cây vũ trụ.

Cây cau là cây có trục thẳng đứng tập họp các đốt nối tiếp thể hiện sự phát triển nối, vĩnh cửu. Nhiều đốt trong trục thẳng đứng cũng thể hiện cuộc sống có cái nguyên nhất nhưng cũng có sự phân đoạn. Đó là triết lý Việt tạo ra một lẽ sống, một nhân sinh quan, một bước đi ừong cái mênh mông của thời gian, của cuộc sống.

Trầu cau cũng thể hiện quan niệm triết lý luân hồi, sự xoay vần của tạo hóa, sự chuyển biến, xê dịch từ trạng thái này sang ừạng thái khác của sự sống. Ở trong câu truyện Tấm Cám, vòng luân hồi và luật nhân quả dù chỉ là một truyền thuyết nhưng lại hướng tới cái vĩnh hằng, sự bất diệt, mạnh mẽ đến mức nàng Tấm nhờ có miếng trầu mới được đoàn tụ vói chồng. Chính những điều đó đã khiến cho tục ăn trầu của dân cư Việt thăng hoa, trở thành một mỹ tục mang tính đặc thù của một nền văn minh nông nghiệp.

“Ở Việt Nam mọi thứ thường đi đôi theo nguyên tắc âm dương hài hòa. Khái niệm “âm dương” có thể gặp trong nhiều lĩnh vực: xin âm dương (tung hai đồng xu sao cho một sấp, một ngửa), ngói âm dương (ngói lợp nhà kiểu sấp , ngửa). Người Việt Nam từ tư duy đến cách sổng từ các dấu vết cổ xưa đến thói quen hiện đại, khắp nơi đều tốt lên tỉnh cách quân bình âm dương như một đặc trưng chung nhẩt”.[ 18]

“Tục ăn trầu cau tiềm ẩm một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau: Cây cau vươn cao là bỉầi tượng của trời (dương), vôi đất đá biểu tượng cho đất (âm), dây trầu mọc lên từ đát, quẩn quýt lẩy thân cau, biểu tượng cho vai trỏ trung gian hòa hợp”.[ 18]

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w