Miếng trầu trong nghi lễ hôn nhân

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt (Trang 40 - 44)

Hiện này, cuộc sống hiện đại, có nhiều sự thay đổi, phong tục cưới xin cũng có nhiều thay đổi nhưng trầu cau vẫn không thể thiếu.

Hôn nhân là một nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi con ngưòi, trong hôn nhân, miếng trầu, quả cau là nền tảng, dân gian ta thường có câu: “Miếng ưầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nên duyên nhà người”. Trong mâm cỗ cúng tơ hồng - vị thần của hôn nhân bao giờ cũng có buồng cau và

tệp lá trầu, tục này không chỉ tồn tại từ xưa mà nó còn tồn tại cho đến ngày nay. Một số tục lệ khác của người Việt như lễ cưới hỏi, hay vào các ngày cúng gia tiên, lễ tết như trong dịp lễ tết, ở một số nơi, vào lúc đón giao thừa người chủ nhà sẽ chọn một người hợp tuổi để xông nhà cho năm mói với hy yọng sang năm mới, gia đình có nhiều niềm vui, ăn nên làm ra, như vậy ngưòi đến xông nhà đó thường mang trầu cau đến và xem buồng cau có có ngon không, lá trầu có tươi không mà ước đoán được năm mới có tốt lành hay may mắn hay không.

Tục ữầu cau, một hôn nhân có ý nghĩa từ ừong câu chuyện thương tâm trong sự tích trầu cau, tuy họ chết đi nhưng tình yêu còn tồn tại mãi mãi bên nhau, giúp họ hóa thân thành miếng trầu đỏ thắm để nhắc nhở con người phải lấy tình nghĩa làm trọng. Như vậy, tục lệ trầu cau của ngưòi Việt xuất hiện trong hôn lễ của người Việt là để khơi gọi, nhắc nhở mọi người hướng về một cuộc sống đạo lý, nghĩa tình thủy chung sâu sắc:

“Miếng trầu ăn nặng là bao Muốn cho đông lim, tây đào là hơn Trầu này trầu ái frau ân Trăm cô con gái đầu ăn trầu này ”

Trong nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt gồm có các thủ tục như: Kén chọn, Giạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới. Tuy nhiên, ngày nay các nghi lễ cưới hỏi đã được lược bớt đi, đơn giản hơn, chỉ đi vào những bước chính như: Giạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới. Nhưng có nơi, việc ăn hỏi đã mất dần đi không còn nữa, trong nghi lễ này trầu cau là một trong những lễ vật quan trọng không thể thiếu.

* Cau trầu trong nghi lễ giạm ngõ

Là lễ vật đầu tiên để đặt quan hệ giữa họ, trong nghi thức này, đây là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình, lẽ chạm ngõ ngày nay

không còn như xưa nữa mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình, nhà trai đem trầu cau đến nhà gái, đặt vấn đề chính thức cho đôi trai gái được tự do tìm hiểu và tiến tới hôn nhân, và khi mà nhà gái nhận trầu cau của nhà trai là nhận lời gả con gái của mình cho họ. Sau lễ giạm ngõ thì cô gái đã là ngời có nơi có chốn, không tìm hiểu ai nữa. Nếu cô gái vẫn còn yêu thầm người khác cũng chỉ còn luyến tiếc mà thôi:

“Yêu nhau chẳng nói khỉ đầu Để cho thầy mẹ nhận trầu người ta

Sau khi nhận ữầu mà vĩ một lý do nào đó mà hai người không thể đến được với nhau thì nhà gái trả lại trầu cau cho nhà trai.

* Trầu cau trong nghi lễ ăn hỏi

Là lễ yật mà nhà ừai đem đến nhà gái để biếu họ hàng, lễ ăn hỏi này là một thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ, đánh dấu một sự chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân, cô gái lúc này đã trở thành vợ chưa cưới của chàng trai. Trong nghi thức này lễ yật thường là cau tươi, bánh cốm, chè rượu, bánh xu xê (bánh phu thê), đó là những lễ vật tối thiểu trong lễ cưới cổ truyền. Trong số lễ vật đó thì trầu cau luôn đặt lên vị trí hàng đầu và đứng thứ nhất trong các lễ vật, điều đó có nghĩa là nó mang một vai trò quan trọng này.

Quả cau tuy chỉ là lễ vật để nhà gái đem biếu họ hàng, nó không lớn lắm, không có giá trị vật chất nhiều nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa, thông điệp báo tin vói họ hàng, xóm làng rằng đám cưới sẽ diễn ra, xưa kia nó thay cho lời mời, thay cho thiệp mời ngày nay.

Trong nghi lễ này, thông thường quả lễ buông cau và trầu đầy ắp, có thể vài chục đến vài trăm quả, nhưng phải là số chẵn, vì quan niệm cho nó có đôi, có cặp. Cách tính số lượng Trầu cau: 1 quả bằng 2 lá trầu. Quả lễ có thể là 100 cau, hoặc 80 cau. Hiện nay, người ta đang chuộng buồng cau 105 quả

vì theo cách nói đó là ừăm năm hạnh phúc hoặc 60 quả vì theo cách ví von là 60 năm cuộc đòi

Trong thời kỳ phong kiến suy tàn, tục thách cưới trở thành một tục lệ hạ thấp phẩm giá người con gái, số lượng cau trong lễ ăn hỏi phản ánh mặt hạn chế của phong tục này.

* Cơi trầu xin dâu

Là cơi trầu nhà ừai đem đến nhà gái lúc đón dâu, đây là nghi thức tổ chức lễ cưới, là đỉnh điểm của quá trình tiến tới hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỷ, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể, nó có ý nghĩa rất thiêng liêng, do đó cả xưa và nay mọi người đều rất coi trọng, trong nghi lễ này, trầu cau thường được têm rất đẹp, trầu têm cánh phượng, cau bổ khéo xếp trên cơi sao cho màu sắc hài hòa, đẹp mắt và trang ừọng.

Sáng sớm ngày lễ đón dâu, chính bà mẹ chồng đích thân mang một cơi trầu, ngoài phủ khăn điều, trong đựng sáu miếng trầu, tượng tnmg đủ sáu lễ, đem tới nhà gái để xin dâu cho trịnh trọng. Đồng thời, báo cho cho nhà gái biết trước giờ phái đoàn nhà trai đến để sửa soạn nghênh tiếp.

Phái đoàn đi đón dâu, đi đàu là vị chủ hôn, sau là đôi vợ chồng mai, tiếp đến người đội phù ừang mang đồ sính lễ, gồm trầu cau, ừà rượu, bánh mứt, xôi heo... chú rể và bà con đi sau. Sau khi vào đến nhà gái, chú rể vào đón cô dâu ra nhà ngoài làm lễ gia tiên, rồi mới ra ngoài khán phòng ra mắt, mòi trầu, mòi thuốc chú bác, cô dì, bà con hành xóm. Xong xuôi, lễ vật được mang ra đằng đãi hai họ, thế nên mới có câu:

“Anh hai đi cưới chị hai Mâm trầu, hũ rượu tổn hai mươi tiền Còn dư mua chả mua nem Mua cặp lồng đèn, hai họ cùng lên Ông hai, ông kỷ

ngồi trên

40

Sau khi mọi nghi lễ ở nhà gái kết thúc, chờ tới giờ hoàng đạo mới đón dâu về nhà chồng.

về tới đằng nhà trai, dâu, chú rể lễ gia tiên trước rồi mới lễ tơ hồng. Lễ tơ hồng cốt có đĩa trầu cau, đĩa xôi gấc đặt con gà trống thiến luộc, mỏ ngặm bông hồng đỏ. Sau khi lễ gia tiên và lễ tơ hồng xong, cả chú rể và cô dâu ra ngoài khán phòng để ra mắt họ hàng, bà con hàng xóm, mòi trầu, mời nước và nhận phong bao lì xì chúc mừng.

Để nên duyên vợ chồng, chú rể và cô dâu đã phải trải qua một quá trình tìm hiểu rất dài, một loạt những nghi lễ, nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt. Trong đó, sự xuất hiện trầu cau đóng vai ừò hết sức quan trọng và không thể thiếu, trầu cau xuất hiện từ cái nhìn đầu tiên, cho đến cơi ừầu xin dâu về nhà chồng.

Trầu cau không chỉ được têm đãi khách hàng ngày mà còn được dùng làm tặng phẩm, làm lễ yật ừong các nghi lễ hiếu, hỷ. Bởi trầu cau là biểu tượng cho tình cảm lứa đôi sắc son, mặn nồng.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w