TRẦU CAU TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI 1.Miếng trầu là đầu câu chuyện

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt (Trang 44 - 49)

2.3.1. Miếng trầu là đầu câu chuyện

Tích chuyện ngày xưa có ghi trong Lĩnh Nam trích quái về Sự tích Trầu Cau như sau:

Vào thời xa xưa có hai anh em họ Cao, một người tên Tân và một người tên Lang (Tân Lang có nghĩa là cây cau) rất mực yêu thương nhau. Khi cha mẹ qua đời, hai anh em đến trọ và học tại nhà ông thầy họ Lưu. Thấy Tân và Lang vừa học giỏi, vừa đẹp người đẹp nết, ông thày yêu quí như con. Cô con gái của thầy cũng đem lòng quyến luyến, muốn chọn người anh làm chồng. Hai anh em Tân và Lang sát tuổi nhau, có dung mạo giống nhau như đúc, cô gái không thể đoán biết ai là anh, ai là em. Nhân buổi biếu cháo, cô cố

tình đem một bát cháo và một đôi đũa rồi để ý, thấy Lang cung kính mời Tân ăn trước, cô mói biết Tân là anh, và xin cha được gá nghĩa kim lang cùng chàng.

Vợ chồng Tân và Xuân Phù (tên cô gái, xuân phù có nghĩa là trầu không mùa xuân) sống rất hạnh phúc. Hai anh em Tân và Lang ở bên nhau, nhưng Lang nhận thấy từ khi có vợ, tình anh đối với mình không còn quyến luyến như xưa, ừong khi ấy người anh vô tình không hề hay biết. Đã thế lại xảy ra chuyện hiểu lầm, một hôm hai anh em đi làm đồng về, Lang về trước, nàng Lưu tưởng chồng chạy ra vồn vã âu yếm. Lang vội lên tiếng, cả hai đều biết là nhầm nên rất ngượng. Tân về, biết chuyện nên để dạ nghi ngờ, từ đó tỏ ra lạnh nhạt với em.

Lang buồn tủi âm thầm bỏ nhà ra đi. Chàng lang thang trong rừng cho tới khi kiệt sức, chết đi hóa thành cây cau bên bờ suối.

Thấy em không về Tân ân hân, xót xa, lạng lẽ lên đường tìm em. Tân cũng đến bên bờ suối nọ, ngồi bên cây cau than khóc. Khi thân xác rũ liệt, chàng chết hóa thành tảng đá vôi, nằm sát bên gốc cau. Ngưòi vợ chờ chồng mãi chẳng thấy về, quá thương nhớ nên đi tìm. Nàng cũng tới bờ suối. Nàng ngồi trên tảng đá khóc miết cho tói khi hồn lìa khỏi xác thì hóa thân thành cây ữầu không, leo bám trên thân đá. Gia đình họ Lưu đi tìm con, biết chuyện nên lập miếu thờ. Người đương thòi rất cảm kích trước tình canh em khăng khít, tình vợ chồng thắm thiết thủy chung của anh em vợ chông họ Cao nên thường đốt nhang, chiêm cúng, cầu cúng.

Một hôm vua Hùng thứ tư nhân dịp tuần du đi qua đấy, thấy có miếu thờ, lại được nhân dân sở tại kể cho nghe câu chuyện thương tâm kia thì vô cùng cảm kích. Ngài bảo lấy trầu cau ăn thử mới khám phá ra một thứ mùi vị thơm cay, nồng ấm và khi nhổ nước cốt ữầu xuống tảng đá vôi thấy hiện ra sắc đỏ tươi như máu, nhà vua cho là quý bèn truyền lấy giống về trồng, xa

gần bắt trước làm theo. Ngài còn truyền cho thần dân sau này nhất thiết dùng trầu cau trong các dịp lễ cưới hỏi, và trong các buổi hội họp lớn, nhỏ. Tục ăn trầu nước ta mới xuất hiện từ đó.

“Ông bà cỏ câu “miếng trầu là đầu câu chuyện ”, vì vậy, ngày xưa, nghỉ thức mời trầu được diễn ra trước khi mọi cung cách ứng xử của con người trong cuộc sống hàng ngày. Có thể vỉ nghỉ thức mời trầu như một câu chào hỏi của người Việt xưa và nay phải thực hiện với mọi người khi gặp mặt”.[ 10; tr.24]

Không gian văn hóa Việt Nam là không gian văn hóa làng xã - sân đình, bến nước, cây đa. Đây là những nơi sinh hoạt công cộng, nơi gặp nhau giữa những người cùng làng, khác làng hay là khách vãng lai. Đặc trưng của làng xã là tính cộng đồng, tính ừọng tình và tính ưa giao t i ế p . . n ê n khi gặp mặt, để được làm quen nhau, họ mời nhau ăn trầu để bắt chuyện làm quen: hỏi thăm quê quán, nhà cửa, gia đình... Vì thế miếng trầu nơi công cộng là nơi níu kéo con người lại với nhau ừong câu chuyện qua lại, và tiến tới làm quen lâu dài. Cả người mòi trầu và người nhận trầu đều tiềm ẩn trong tâm hồn một “vô thức cá nhân” về tình cảm ứng xử hiện tại và lâu dài.

“Cái vô thức cá nhân mời trầu ở nơi công cộng hàm chứa tình cảm trước lạ sau quen, dần lan tỏa ra cộng đồng - mời trầu ở bất cứ nơi đâu trên đường và trở thành một thứ vô thức tập thể, mặc định trong đời sống cộng đồng, đi đâu, gặp ai, làm gì đều phải mời trầu, để thể hiện tình cảm, làm quen với nhau trong hiện tại và lâu dài” [10; tr.24]. Vùng Đông Nam Á xưa và nay, nhất là Việt Nam có rất nhiều vật phẩm thiên nhiên có đặc tính cay, say... Vậy khi gặp nhau sao người ta không mời nhau một vật phẩm khác mà lại mòi trầu.

Như câu chuyện vừa kể ở trên, sau khi Vua Hùng nghe được câu chuyện thương tâm về tình cảm anh em, YỢ chồng. Ngài đã xuống lệnh cho

nhân dân phải dùng ừầu cau ừong các dịp lễ tết, cưới hỏi... Từ câu chuyện trên ta có thể thấy được sự phổ quát của trầu cau, sự phổ quát của thói quen ăn trầu trong xã hội xưa. Như đã nói ở trên, mời trầu là một hình thức chào hỏi trong đời sống hàng ngày, dưới tính phổ biến của tục ăn trầu, khi gặp nhau ta bắt buộc phải mời trầu, vì trầu đã gắp liền vói nhu cầu thiết yếu của từng người trong cuộc sống hàng ngày. Một sản phẩm thiết yếu không thể thay thế bằng một sản phẩm thứ yếu nào khác, cũng giống như ngày nay khi ta có thể mòi nhau một lý cà phê hay một điếu thuốc lá. Bởi đây chính là sự mặc định của xã hội, dựa ừên nhu cầu chính của con người, nên khi gặp nhau, ngưòi ta thường mời nhau ăn trầu.

“Vì tỉnh phổ biến của mời trầu và nhu cầu thiết yểu nên người sử dụng đã “nghiện” [10; tr.24- 25]. Do điều kiện tự nhiên, khí hậu bất tiện (sông suối, mưa gió, nắng nóng) trong hoạt động đi lại, sản xuất hàng ngày, người ta không thể mang theo trầu cau để sử dụng nhiều lần, hoặc mang theo nhưng với thời tiết nóng ẩm trầu - cau - vôi bị chuyển màu và và mùi không còn được ngon... khi gặp nhau hoặc đến nhà nhau người ta thường mời trầu cho khách ăn để giải quyết con con nghiện trầu mà chính bản thân khách không được ăn trong khoảng thời gian dài; hoặc chưa được miếng ừâu - cau - vôi ngon mà khách đang mong muốn. Chính vì vậy việc mòi trầu là việc cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ừầu của khách. Thực chất, không vĩ gây thiện cảm bằng cách khi mình giải quyết được nhu càu của người khác và người khác cũng cảm thấy vô cùng cảm động trước lòng tốt của người nào đó. Điều này khiến cho tình cảm ngày thêm thân mật. Mối tương giao sâu đậm này là lý do người mòi trầu và ăn trầu luôn thể hiện được tình cảm sâu đậm sau miếng trầu.

Việc dùng trầu để mời nhau như một thói quen, mà sự lặp đi lặp lại qua hàng ngàn năm trở thành một phản ứng tự nhiên - phong tục tập quán của từng

người, từng cộng đồng và toàn xã hội. Gặp nhau trước tiên mời trầu sau đó mới trò chuyện - đây là khuôn mẫu ứng xử xưa trong cộng đồng làng xã.

Trong cách ứng xử này, trầu cau như một chất xúc tác vô cùng quan trọng. Nó làm cho người với người gần nhau hơn, tạo nên tính cố kết cộng đồng chặt chẽ và theo thời gian, nó trở thành một triết lý ứng xử trong toàn xã hội.

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng ữầu đi đôi vói lời chào”

“Đầu trò tiếp khách ” là trầu, ngày xưa ai cũng có một túi gấm để đựng trầu cau, quí nhau mời một miếng trầu, ghét nhau theo phép lịch sự cũng mòi nhau ăn ừầu nhưng “cau sáu thành mười”. Theo phong tục cổ truyền của nhân dân, khi khách đến chơi nhà, lúc nào cũng có trầu được để trên đĩa để mòi khách. Nếu không có, đó là điều ân hận đầu tiên của gia chủ. Nhờ có miếng trầu, chủ và khách mới cảm thấy gần gũi, thân mật nên từ xưa đã có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, sau miếng ưầu đến bát nước chè xanh, bát nước chè xanh gắn liền với đòi sống hàng ngày của người lao động nông nghiệp. Người nông dân thường lao động chân tay mệt nhọc, sau một ngày làm việc bán mặt cho đât, bán lưng cho tròi, cuộc sống vất vả, khó khăn, nhưng họ vẫn cảm thấy vui vẻ, mỗi buổi tối đi làm về, họ thường ngồi quây quần bên nhau, đến thăm hỏi nhau, ăn miếng trầu, uống bát nước chè xanh, tinh thần thỏa mái, người dễ chịu, bao nhiêu vất vả, khó khăn vì thế mà xuôi đi. Đây là nếp sống ấm cúng, đoàn kết của bà con nông dân trong xóm, làng với nhau. Ngày nay, những hình thức sinh hoạt này không còn như trước nữa nhưng ở một số vùng, địa phương hình thức này vẫn được duy trì và gìn giữ.

Trong tục lệ mòi ữầu xưa kia của người Việt, người ta mơi nhau miếng trầu để nói chuyện thân mật với nhau hơn. Người ta thường so sánh tục mòi 45

trầu của người Việt xưa vói mòi thuốc lá trong xã hội ngày nay. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Miếng trầu đơn giản thế thôi, trầu - cau - vôi, nếu có thể thêm chút vỏ quế, Yỏ chay hay viên thuốc lá (với người ăn trầu thuốc), ấy thế mà miếng trầu nó mang đậm “cá tính con người”, người ta têm trầu là để mời ừâu, mời người khác ăn trầu của mình. Điếu thuốc lá công nghiệp ngày nay thật là phi cá tính. Ăn miếng trầu người ta biết được tính nết của người têm nó, ăn trầu không có hại cho sức khỏe, còn hút thuốc lá thì ngưọi lại, có một số ưu điểm của việc ăn trầu, ăn ừầu chắc răng, bền răng, chống rét, kích thích nhẹ hệ tuần hoàn, kích thích thần kinh, ăn ừầu làm hồng đôi má, thêm duyên, ăn trầu tạo cho người ăn trầu cảm giác say say, làm cho câu chuyện tâm tình được cởi mở:

Mời trầu để bắt chuyện làm quen:

“Tiện đây ăn một miếng trầu Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là Xưa kia ai biết ai đâu Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen ”.

Nhất là khi đến chỗ xa lạ, muốn được đón nhận vui Yẻ, người khôn ngoan phải có cơi trầu đem ra mời chào mọi người để gây thiện cảm, nếu có gì thiếu xót thì họ vô cùng áy náy, băn khoăn, xa xưa quan họ tiếp khách, mơi khách hoặc đi chơi hộ thường có miếng trầu - trầu têm cánh phượng, vĩ quan niệm “miếng trầu là đàu câu chuyên”.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w