Trầu cau trong tình yêu hôn nhân gia đình

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt (Trang 52 - 57)

Mòi trầu, mòi thuốc đã được người bình dân khai thác một cách triết để. Bởi trầu cau không chỉ là lễ vật cưới xin mà miếng trầu, quả cau cũng là ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật nhận lời hay từ chối trong tình cảm nam nữ, miếng trầu luôn gợi ý cho thanh niên nam nữ liên tưởng tới những chuyện tình yêu, chuyện duyên phận lứa đôi.

Thế nên, mời trầu người khác nhiều khi được hiểu là một cách tỏ tình

gián tiếp, đồng thời cũng để ướm thử xem người ấy đối với mình ra sao. Thường thì người con trai chủ động mời trầu trước và cũng chính vì điều đó mà họ không quên lợi dụng lúc mòi trầu để đi tán tỉnh và để ý tới các cô gái. Việc các chàng ừai dùng miếng trầu, quả cau để tỏ tình, tán tỉnh các cô gái phải hết sức khéo léo, nếu như người con gái dứt khoát từ chối không nhận trầu thì dù sự từ chối ấy lịch sự, tế nhị đến đâu cũng phải hiểu đó là sự từ chối của tình yêu. Còn nếu như cô gái nào tỏ ý ngần ngại, điều đó có nghĩa là các nàng muốn tìm hiểu thêm tình ý của đối phương. Lúc này người con trai phải trấn an cô gái bằng cách thổ lộ rõ tình ý đúng đắn và ý muốn xây dựng tình cảm của mình với cô gái. Một khi thấy ý hợp, lòng ưa rùi ngưòi con gái mới nhận trầu của chàng trai. Hành động này hàm ý chấp thuận. Có thể nói đây là một cách bày tỏ tình cảm vừa kín đáo, tế nhị, vừa duyên dáng,

Từ ngày nhận miếng trầu kết nghĩa tương giao, gắn bó ừở về, tình yêu của người con gái đã dành cho người con trai. Khi này, nàng trở nên xinh tươi hơn, đằm thắm hơn và thường để tâm hồn lãng mạn bay xa, mơ tưởng về một ngày mai được sống trong hạnh phúc lứa đôi với chàng trai, được cùng chàng thân mật dùng chung một hộp trầu, một ống vôi.

Trở về với hiện tại, giây phút sung sướng, hạnh phúc nhất, là lúc nàng được thưởng thức những miếng trầu tình ái do chàng ừai trao tặng. Nhất là miếng trầu ấy lại được chàng trai yêu, chàng trai quý, chàng ừai nâng niu, ừân ừọng và bọc trong chiếc khăn tay trắng, dành riêng cho nàng.

về phàn nàng, nàng cũng không quên sửa soạn sẵn những miếng trầu thật đặc biệt do chính đôi tay của nàng khéo léo của nàng têm rồi buộc trong giải yếm đào để đem tới tặng cho chàng vói tất cả tấm lòng mến yêu của mình.

“Trầu em buộc dải yếm đào Hỏi người tri kỷ ăn vào có say? ”

Những người đang yêu ăn trầu rất dễ say. Nhiều khi họ tự hỏi không biết

mình say vì trầu hay say vì tình. Họ say vì trầu, bởi trong hạt cau có chất arescoline làm kích thích hệ thần kinh, đồng thòi họ say vĩ tình; nhưng trong đó say vì tình mới là điều đáng chú ý nhất, vì thế mà ca dao mới có câu:

“Yêu nhau trầu vỏ cũng say Ghét nhau cau đầu đầy khay chẳng màng”

Như thế đủ để thấy, những người đang yêu được ngồi ăn miếng trầu bên nhau thì dù trầu có thiếu vị thì họ vẫn cứ say, vì họ say tình nhau, say bóng sắc của nhau, say lời yêu, tiếng nói của nhau. Và khi tình yêu đã đến lúc đắm say tất xa nhau sẽ nhớ nhung, tương tư sầu khổ.

Trong tình yêu, không phải bao giờ người con gái cũng ở thế thụ động, như ca dao đã chứng tỏ, có nhiều trường hợp người con gái bạo dạn một chút,

50

lanh lọi một chút, và cũng biết tế nhị thì có thể lấy tục mòi trầu để tự kén cho mình một người bạn tình trăm năm. Nhưng khi đã gặp được người vừa ý rồi

“Thương em chẳng dám trao frau Để trên bó mạ, gió nam lầu thổi qua

Nếu như người con gái cũng thụ động thì cuộc tình này đành để gió bay đi. Trái lại, nếu như người con gái khôn ngoan, biết mở lời bóng gió đưa duyên thì có thể khích lệ đối phương tiến tới. Cũng giống như việc ăn ừầu, có trầu thì phải ăn thêm với vôi thì tình yêu cũng vậy, một người đã lên tiếng, kẻ kia phải đáp lời; tình yêu song phương mới thực sự tạo ra được hạnh phúc lứa đôi.

Như vậy, ừong tình yêu - hôn nhân - gia đình, ừầu cau xuất hiện vói hình ảnh đẹp, là đối tượng để cân - đo - đong - đếm tình yêu. Từ xưa đến này, hình ảnh trầu cau hiện diện trong mọi hình thức, lễ nghi liên quan đến tình yêu hôn nhân gia đình. Biết bao hình ảnh đẹp về tình yêu lấy trầu cau để miêu tả và làm phép so sánh, làm thước đo, chuẩn mực của cuộc sống.

Trong nghi lễ lễ hôn nhân của người Việt được nói ở ừên, đều mang trầu cau đi cưói hỏi, dâng kính ông bà, tổ tiên của hai bên. Khi nhà gái nhận ữầu cau nhà trai, có nghĩa đồng ý nhận hôn lễ, nhưng sau này vì một lý do nào đó mà gia đình nhà gái đem trả lại trầu cau cho nhà trai thì điều đó đồng nghĩa vói việc từ bỏ cuộc hôn lễ này. Hình ảnh trầu cau như ngầm hiểu đó là chứng nhân của xã hội quyết định sự việc hệ trọng của đời người.

“Vì vậy mà trầu cau mang một giả trị xã hội - là định chế ràng buộc con người tuân thủ ỷ nghĩa đã quy định, nếu ai trong xã hội vượt qua khỏi quy định sẽ bị xã hội đánh giá. Xét về mặt nào đó, cái luận bất thành văn, ỷ nghĩa vô hình này của trầu cau cộng thêm quan điểm hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, vô tình làm cho trai gái thường bị động, thế phó mặc, đánh đổi tình yêu và hạnh phúc của đời người” [10, tr.25].

51

Tại sao trầu cau lại đóng vai ừò quan trong ừong tình yêu - hôn nhân - gia đình của người Việt ?. Có hai cơ sở để trầu cau trở thành hình tượng trong tình

“Cơ sở thứ nhất được thể hiện qua cái luật của vua Hùng bắt buộc trai gái kết hôn phải có trầu cau để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai nhạt. Xuất phát từ triết ĩỷ sống trong sự tích trầu cau - hình ảnh trầu cau là phát ngôn cho tình cảm anh em, hiếu thuận của anh em nhà Tân, Lang; tình cảm sâu nặng của nàng Lưu và Tân. Ba mối quan hệ chồng chéo không thể tách rời trong đời sống - tình cảm anh em cốt nhục và tình cảm vợ chồng. Vì vậy, người đời đưa hình ảnh trầu cau vào câu chuyện tình yêu, nghi lễ hôn nhân gia đình, ngầm ỷ cho một phát ngôn: Vợ chồng sổng với nhau phải cổ tình, cỏ nghĩa, tuy hai mà một, hóa thân vào nhau không thể tách rời như chỉnh cái nghĩa của trầu cau, cỏ trầu mà không có cau vôi và ngược lại thì vô vị” [10; tr.25 -26].

Chất xúc tác vôi không phải là một hình ảnh mù mờ về nghĩa, nó góp phần làm tăng độ ngon của ưầu cau... Trầu - vôi - cau là một bài học cho cách ứng xử trong mối quan hệ tay ba từ ngàn xưa: Trong đòi sống vợ chồng, quan hệ giữa nàng dâu và gia đình chồng, tình cảm đối vói yợ và gia đình ruột.

Nhiều ngưòi cho rằng chi tiết ôm nhầm chồng của nàng Lưu là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, đổ YỠ gia đinh. Qua đó nói lên chuyện tình tay ba của anh em Tân, Lang và nàng Lưu là vết tích của chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên, chi tiết đó không nhằm giải thích cho vết tích của chế độ mẫu hệ mà là chi tiết quan trọng cho một ý niệm dân gian, ứng xử trong gia đình, người chồng phải biết cân bằng tình cảm giữa vợ với gia đình, không nghiêng về bên nào, nếu nghiêng, cuộc sống trong gia đình sớm muộn cũng sẽ xảy ra mâu thuẫn, nhắc

nhở người phụ nữ khi về làm dâu gia đình chồng phải có cách ứng xử tế nhị,

không bồm chồm, bộp chộp, nhìn trước ngó sau, phải biết cách ứng xử hòa thuận và người em chồng phải có cách ứng xử hòa thuận với anh ruột và chị dâu. Nói tóm lại, cả ba đối tượng cần phải có cách ứng xử thế nào sao cho gia đình hòa thuận, êm ấm.

“Lý do thứ hai để trầu cau hiển hiện trong tình yêu - hôn nhân - gia đình người Việt là tỉnh phổ quát của nó. “Tỉnh phổ quát thể hiện ở điểm, cả vua - quan - dân đều ăn trầu. Tỉnh phổ quát gắn liền với đời sổng thường nhật, trong tư duy dân gian, họ thường lẩy những gì bình dị nhất, gần gũi nhất, quan trọng nhất đối với mỗi người làm thước đo của sự sổng, của tình yêu, hôn nhân và gia đình ”. Miếng trầu làm cho người ta say nhau, đỏ mặt, cảm giác nâng nâng, và tình yêu cũng vậy, người ta say tình, say cả đường đi lối về”

[10, tr.25-26]..

Chính từ ý nghĩa bình dân và tính phổ quát đó cộng với ý nghĩa từ giai thoại trầu cau, dân gian chọn trầu cau đặt cạnh tình yêu, hôn nhân và gia đình

cốt nhằm mục đích giáo dục cho mỗi chủ thể phải biết yêu thương, đừng phụ đời nhau, dù có lúc lỡ tay têm miếng trầu mặn hay nhạt vôi, đừng để xanh như lá bạc như vôi, đừng để lá trầu chia hai nửa.

Miếng trầu, quả cau tuy nhỏ, được gói ừong chiếc khăn tay, túi gấm nhưng khi ừao tới người yêu thương của mình, lúc này nó trở thành một tín vật định tình vô cùng quý giá mà các chàng trai, cô gái đều nâng niu và âu yếm chúng. Không những miếng trầu là vật định tình duyên, mà còn là quy ước chuẩn mực của xã hội, là sự đồng ý của cha mẹ cho mối tình đẹp giữa chàng và nàng. Miếng trầu còn là cách ứng xử của mỗi cá nhân trong gia đình, là tình cảm YỢ chồng

sắc son, là mối quan hệ anh em ruột thịt trong nhà. Hơn thế nữa miếng

trầu không, còn là triết lý sống bình dị của con người Việt, dạy cho chúng ta cách ứng xử, cách thể hiện tình

thương nhau nhiều hơn... Và một lần nữa, miếng trầu là sự cố kết chặt chẽ tính cộng đồng của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w