nhau
Từ việc dùng trầu cau trong vấn đề xã giao, người xưa đi xa hơn đến việc mời trầu để nói lên quan niệm ứng xử và bày tỏ tình cảm của mình giữa con người với nhau. Trong bài viết “Trầu cau trong đời sống văn hóa dân tộc”
của Giáo sư Phạm Thị Nhung cũng đã đưa ra những ý kiến của mình về miếng trầu trong cách ứng xử giữa con người với nhau như:
46
Đối với bạn bè, bà con hàng xóm, láng giềng, tục lệ chia trầu cau trong lễ vấn danh (lễ ăn hỏi) cho khắp họ hàng cũng như cho bà con láng giềng ngoài xa, bạn bè đã nói lên đày đủ quan niệm ứng xử của người xưa, coi tất cả đều là anh em một nhà, đều được chia vui (cũng như sẻ buồn) như nhau. Một khi đã coi nhau như anh em thì chỉ theo tinh thần “chín bỏ làm mười”, yêu thì cho thêm một chút, còn ghét thì bỏ một chút, chứ không thẳng thừng “cạn tầu ráo máng”, thế nên:
“Yêu nhau cau bảy bổ ba Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”.
Cách ứng xử theo tình nghĩa này còn trải rộng đi khắp cả bà con trong làng, ngoài xóm, nói chung về những người cùng một giống nòi, một dân tộc vì tất cả đều là anh em ruột thịt, cùng một bọc mẹ sinh ra. Từ ngữ “Đồng bào” đã giải thích trọn vẹn ý nghĩa này. Và theo ý hiểu, đây chính là một truyền thống tốt đẹp nhất trong đòi sống văn hóa dân tộc. Một truyền thống có giá trị tích cực, vĩnh cửu và phổ cập đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Đối với cha mẹ, qua miếng trầu, buồng cau người con gái tỏ được sự săn sóc và lòng hiếu thảo, hiếu kính. Khi còn ở nhà thì con gái khéo léo, từng chút, từng chút têm những miếng trầu, bổ những quả cau thật ngon, thơm để cho thầy u ăn. Còn khi đi lấy chồng xa thì vẫn không quên gửi buồng cau, lá ữầu để hiếu kính thầy u.
Đối với người bạn trăm năm tay ấp mặn nồng, công việc têm trầu cho chồng ăn hàng ngày đã được xem là một bổn phận không thể thiếu của ngưòi phụ nữ. Những ai biếng nhác, không chịu têm trầu để đến mức chồng phải nhờ cô hàng xóm têm hộ, điều đó có nghĩa là cô gái đó đã bị chồng chê, hạnh phúc gia đình đang bị đe dọa. Dưới con mắt người xưa, những người phụ nữ sung
sướng là những người không phải làm gì cả, chỉ có mỗi công việc ngồi têm trầu thanh thơi và nhàn hạ.
Nói chung, người phụ nữ yêu chồng, biết để ý săn đón, chiều chuộng từng thói quen, từng ý thích của chồng, hẳn không bao giờ quên sửa soạn một đĩa trầu thật ngon cho chồng sau bữa cơm chiều. Giờ hạnh phúc nhất trong cuộc đời tình ái, lứa đôi của hai vợ chồng là những giờ phút riêng tư, giữa đêm khuya thanh vắng, đôi vợ chồng cùng nhau hưởng những miếng trầu ngọt, ngon do chính tay người vợ têm sẵn. Đôi khi, với người xưa, hạnh phúc chỉ là miếng trầu, quả cau giản dị nhưng cũng đằm thắm và mặn nồng như hương vị của miếng ưầu thơm vậy.
Miếng trầu không chỉ đem lại cho ngưòi ta cảm giác ấm áp, đằm thắm, mặn nồng bên người mình yêu. Đôi khi miếng trầu còn là sợi dây vô hình xóa tan đi nỗi nhớ nhung mỗi khi hai ngưòi chia xa. Miếng trầu lúc đi xa (khi mà người chồng phải đi xa, có thể là đi đánh giặc, hay làm ăn buôn bán), người vợ thường đem hết tài khéo léo nữ công, nữ hạnh của mình để sửa soạn cho chồng những miếng trầu ngon, đẹp nhất để chồng mang đi. Và miếng trầu lúc này có giá trị như một tặng phẩm, biểu tượng cho sự may mắn gửi tới người chồng với mọi sự hanh thông, may mắn thành công, đắc ý ừở về.
Không những thế miếng trầu vô hình chung gắn liền với hình ảnh của nàng, ừên bước hành trĩnh vất vả của chàng, khi giở trầu ra ăn, nhìn thấy miếng ữầu nhỏ gọn xinh xinh, ăn vào lại thấy hương vị thơm ngon nồng ấm quen thuộc, chàng sẽ nhớ ngay tới nàng, vẫn luôn bên cạnh để chăm sóc cho chàng.
Miếng trầu lúc này là những gọi nhớ bao nhiêu kỷ niệm yêu đương, gắn bó giữa hai YỢ chồng. Khi xa nhau người ta mới nhớ, mói thích hồi tưởng lại những kỷ niệm xưa, tình yêu vì thế mà có cơ hội được hâm nóng và bồi dưỡng thêm.
Có thể nói miếng trầu lúc này vô hình chung đã trở thành sợi dây kết nối tình cảm giữa con người với nhau, là sợi dây cột chặt tính cộng đồng của
48
làng xã Việt Nam, và là nơi để con cái gửi gắm chữ hiếu chữ tình đối vói cha mẹ. Không những thế, miếng trầu cũng có thể được coi như ông tơ, bà nguyệt dẫn đường chỉ lối cho đôi nam thanh, nữ tú đến gàn với nhau hơn, là thứ gắn kết và khơi gợi tình cảm gắm bó, thủy chung son sắc trong cuộc sống vợ chồng. Miếng trầu tuy đơn giản thế thôi, nhưng nó lại là nơi để con người có thể gửi gắm tình cảm của mình vào trong đó để trao nhau, để ăn và cảm nhận hương vị nồng ấm, cay cay của miếng ưầu thơm.