Chủ trương của Nhà nước về giáo dục tiếng Anh hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 73 - 76)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.Chủ trương của Nhà nước về giáo dục tiếng Anh hiện nay

Kể từ năm 2000, giáo dục Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Ngân sách chính phủ dành cho giáo dục tăng từ 15.3% năm 2001 đến 20% năm 2008 (MoET, 2013). Số lượng giáo viên ở mỗi cấp từ mầm non cho đến đại học từ năm 2001 đến 2010 đã tăng từ 1.5 lên đến 3.6 lần. Ví dụ, năm học 2001-2002 có 144,257 giáo viên mầm non, nhưng đến năm 2011-2012 số lượng giáo viên mầm non là 229,724 người (MoET, 2013, 31), còn giảng viên đại học đã tăng từ 32,205 vào năm 2001-2002 đến 84,109 vào năm 2011-2012 (tr.78). Ngoài ra, số lượng người học ở các cấp này cũng tăng 3.4 lần, từ 5.9 triệu người năm 2000 cho đến 20.1 triệu người năm 2010 (MoET, 2013, tr.21). Công cuộc cải cách chương trình và sách giáo khoa kéo dài từ 2002 đến 2008, tập trung vào “nội dung giáo dục và phương pháp giảng dạy mới mẻ nhằm cải thiện chất lượng giáo dục” (MoET, 2013, tr.37). Nội dung giảng dạy này được cho là có tính hệ thống, toàn diện và gắn với thực tiễn.

Trong ấn bản “Giáo dục Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21” (MoET, 2013), Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam đã khẳng định mục tiêu chính của đất nước là „trở thành một quốc gia hiện đại hóa và công nghiệp hóa trước năm 2020” (tr.10). Ngoài ra, Chiến lược phát triển con người giai đoạn 2011-2020 tập trung vào việc phát triển chất lượng và tính hiệu quả của lực lượng lao động trong ngành giáo dục và nhằm mục đích “có khoảng 30.5 triệu cán bộ viên chức được đào tạo tính đến trước 2015 (chiếm khoảng 55% trong tổng số 55 triệu người lao động) và trước 2020 là 44 triệu cán bộ viên chức (chiếm khoảng 70% trong tổng số 63 triệu lao động) (MoET, 2013, tr.22).

Rõ ràng, những mục tiêu của chính phủ Việt Nam đã phản ánh sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực, phổ cập giáo dục cơ bản, phát triển giáo viên và những nhà quản lý giáo dục, giáo dục nghề, hợp tác quốc tế, năng lực ngoại ngữ và nghiên cứu (MoET, 2013).

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn đã tồn tại ở Việt Nam trong một thời gian dài đó là học sinh trong độ tuổi từ 16 đến 18 đã học khoảng 900 giờ tiếng Anh ở trường cấp 3 nhưng vẫn không thể giao tiếp tiếng Anh hiệu quả, việc dạy và học là để

66 phục vụ cho các kỳ thi nên thường chỉ chú trọng vào tự vựng ngữ pháp và dịch hơn là chú trọng giao tiếp. Tại Hội thảo „Chiến luợc phát triển Ðề án Ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2014-2020‟ tổ chức vào tháng 9 năm 2013 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã nhận định hạn chế về năng lực tiếng Anh là “một trong những hạn chế lớn nhất” của người Việt Nam.

Để có thể khắc phục được hạn chế và năng lực ngoại ngữ nhằm đạt được những mục tiêu của quốc gia, chính phủ đã thực hiện một số thay đổi trong chính sách giáo dục tiếng Anh. Những thay đổi chính bao gồm:

(1)Ngày 30/9/2008, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Dạy và học Ngoại ngữ trong Hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020). Mục tiêu của Đề án là “đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo nhằm “…đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa”. Đề án bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất (2008-2010), ưu tiên xây dựng và hoàn thiện chương trình học ngoại ngữ hệ 10 năm, tập trung chủ yếu vào tiếng Anh, biên soạn các sách giáo khoa ngoại ngữ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình học ngoại ngữ hệ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3). Ở giai đoạn này sẽ có hơn 13,000 giáo viên các cấp được bồi dưỡng về năng lực ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy. Giai đoạn 2 (2011-2015) tập trung giới thiệu chương trình hệ 10 năm trên toàn hệ thống giáo dục, nâng cao việc học tiếng Anh của học sinh. Và giai đoạn 3 (2016-2020) hoàn thiện chương trình học ngoại ngữ hệ 10 năm và phát triển các chương trình ngoại ngữ chuyên sâu cho các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học.

(2)Yêu cầu về năng lực tiếng Anh được áp dụng cho giáo viên tiếng Anh ở mọi cấp bậc cũng như đối với học sinh và công chức nhà nước. Khung năng lực ngoại ngữ dành cho người Việt Nam được xây dựng dựa trên Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR) với 6 bậc. Giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học và trung học cơ sở phải đạt cấp độ B2 còn giáo viên tiếng

67 Anh ở trung học phổ thông và đại học được yêu cầu đạt trình độ C1. Sinh viên đại học chuyên ngành về tiếng Anh cần đạt C1 trước khi tốt nghiệp và sinh viên không chuyên cần đạt B1 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013). Hiện nay khung đánh giá năng lực ngoại ngữ mới chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, thang đánh giá này sẽ sớm được áp dụng rộng rãi hơn trên phạm vi cả nước. Trên thực tế, theo Thông tư 05/2012 (Bộ Giáo dục và Đào tạo,2012), yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với tất cả các chương trình đào tạo sau đại học (Đầu vào B1 với chương trình thạc sĩ và B2 đối với chương trình tiến sĩ) sẽ có tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực kinh tế khác, đặc biệt là lực lượng chuyên gia và cán bộ cốt cán, đây là những người có xu hướng học lên bậc học cao hơn.

(3) Ngày 21/12/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt “Khung năng lực giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam” (English Teachers Competencies Framework, gọi tắt là ETCF), bao gồm tập hợp các tiêu chí về kiến thức và kĩ năng giúp cho giáo viên có căn cứ để phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiếng Anh; các cơ sở đào tạo giáo viên tiếng Anh phổ thông sử dụng để xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện các chương trình đào tạo giáo viên. Nội dung Khung năng lực giáo viên áp dụng cho giáo viên tiếng Anh ở phổ thông bao gồm 5 lĩnh vực: Kiến thức về môn học và chương trình; Kiến thức về dạy học tiếng Anh; Kiến thức về học sinh; Giá trị và thái độ nghề nghiệp; Kết nối và rút kinh nghiệm về dạy học tiếng Anh (MoET, 2012) (Xem mô tả chi tiết hơn tại Phụ lục 3). Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo tham chiếu châu Âu và Khung ETCF là hai tài liệu căn bản, quan trọng nhất để phục vụ cho đổi mới dạy và học tiếng Anh. Đồng thời đây chính là căn cứ pháp lý chuyên môn cơ bản để đánh giá thực trạng năng lực của giáo viên, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

(4)Quy định giáo dục tiếng Anh bắt đầu từ lớp 3. Mục tiêu đến năm học 2018- 2019 tất cả học sinh lớp 3 trên cả nước sẽ được học tiếng Anh.

Có thể nói, những thay đổi trong chính sách giáo dục tiếng Anh của Chính phủ Việt Nam phù hợp với mục tiêu hội nhập khu vực và quốc tế, hướng đến việc phát huy lợi thế cạnh tranh thông qua năng lực ngoại ngữ của người lao động Việt Nam.

68

Một phần của tài liệu Chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 73 - 76)