Chính sách giáo dục tiếng An hở Thái Lan từ năm 1961 đến 1996

Một phần của tài liệu Chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 48)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.Chính sách giáo dục tiếng An hở Thái Lan từ năm 1961 đến 1996

2.2.3.1. Bối cảnh xã hội từ năm 1961 đến 1996

Có hai vấn đề nổi bật trong xã hội Thái Lan vào giai đoạn này. Thứ nhất là thương mại quốc tế tiếp tục phát triển ở Thái Lan khiến nhu cầu hợp tác kinh doanh của người Thái với người nước ngoài tăng cao, nhiều người Thái nhận thấy cần thiết phải học tiếng Anh để có thể giao tiếp với người nước ngoài. Thứ hai là do số lượng các trường đại học ở Thái Lan vẫn còn rất hạn chế trong giai đoạn này khiến nhiều học sinh chọn con đường du học để tiếp tục được giáo dục ở bậc cao hơn, vì thế mà nhu cầu học tiếng Anh của học sinh tăng cao.

2.2.3.2. Chủ trương về giáo dục tiếng Anh năm 1961 đến 1996

Từ những năm 1970 trở đi, chính phủ Thái đã xác định nếu người Thái thành thạo tiếng Anh và hiểu biết về văn hóa phương Tây thì những kỹ năng và kiến thức này sẽ giúp phát triển du lịch và thương mại của Thái Lan trên thị trường toàn cầu (Bennui, P. & Hashim, A., 2014). Vì thế, Bộ giáo dục Thái Lan chủ trương cải cách các chương trình giảng dạy tiếng Anh theo hướng chú trọng đến giao tiếp thay vì chỉ tập trung vào đọc, ngữ pháp và dịch như ở các giai đoạn trước.

2.2.3.3. Kế hoạch và biện pháp về giáo dục tiếng Anh năm 1961 đến 1996

Năm 1977, Kế hoạch giáo dục quốc gia lần thứ ba được ban hành nhằm thay đổi chương trình học vốn được cho là nặng về lý thuyết, học thuật và lấy giáo viên làm

41 trung tâm. Ủy ban giáo dục được thành lập để đánh giá chương trình của năm 1960 đã cho rằng những thay đổi mới này sẽ khuyến khích giao tiếp thực tiễn, học tập suốt đời và lấy người học làm trung tâm. Chương trình tiếng Anh tiểu học và trung học được thiết kế thiết thực hơn. Theo chương trình năm 1977, tất cả các ngoại ngữ được coi là môn tự chọn và chỉ được dạy ở các trường trung học. Nếu một trường tiểu học muốn đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy thì phải có giáo viên đạt tiêu chuẩn và phải được sự cho phép của Bộ giáo dục. Trong số các ngoại ngữ thì tiếng Anh tiếp tục là ngoại ngữ phổ biến nhất được giảng dạy trong các trường học trên cả nước, và nó là một trong những môn học bắt buộc trong thi tuyển sinh Đại học (Darasawang, 2007).

Cuộc cải cách tiếp theo diễn ra vào năm 1980 tập trung vào những thay đổi đối với giáo dục đại học. Sinh viên đại học được yêu cầu tích lũy 6 tín chỉ ngoại ngữ trong chương trình học đại trà. Cuộc cải cách này cũng đánh dấu sự có mặt của đường hướng giao tiếp (Communicative Approach) trong giảng dạy tiếng Anh ở Thái Lan. Phương pháp này rất phát triển ở các khu vực thành thị nơi tập trung nhiều giáo viên người Thái có năng lực tiếng Anh tốt và nhiều giáo viên tiếng Anh người bản ngữ. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh, một loạt các lớp đào tạo tại chức đã được Hội đồng Anh mở ra cho giáo viên người Thái dạy Tiếng Anh (Foley, 2005). Trong khi đó, giảng dạy tiếng Anh ở các khu vực nông thôn vẫn chậm phát triển do không có đủ điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất.

Năm 1996, chương trình học tiếng Anh được điều chỉnh, tiếng Anh lại một lần nữa trở thành một môn học bắt buộc áp dụng cho tất cả các học sinh tiểu học từ lớp 1 (Wongsathorn, 2000). Mục tiêu của chương trình tập trung vào phát triển năng lực tiếng Anh của học sinh để có thể giao tiếp phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau, tiếp thu kiến thức của nhiều lĩnh vực, học tập ở các bậc cao hơn, phát triển sự nghiệp và hiểu được văn hóa của các nước trên thế giới cũng như giới thiệu được văn hóa Thái Lan ra thế giới (Foley, 2005). Nếu như các chương trình tiếng Anh trước kia hướng đến việc giúp học sinh có thể thành thạo tiếng Anh như người bản ngữ thì chương trình mới này lại nhấn mạnh tiếng Anh như là một công cụ để tiếp cận với toàn cầu hóa, truyền thông đại chúng và công nghệ hiện đại. Phương pháp giảng dạy được sử dụng rộng rãi lúc đó là phương pháp giao tiếp-chức năng (Wongsathorn, 2000). Tuy nhiên, giáo viên đôi khi vẫn sử dụng phương pháp ngữ pháp-dịch và

42 phương pháp nghe nói (audio-lingual) để đạt được các mục đích cụ thể trong bài học của họ.

Có thể thấy, giảng dạy tiếng Anh ở giai đoạn này hướng đến mục đích giao tiếp nhiều hơn. Mặc dù có thể nói những lý thuyết giáo dục của phương Tây đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các chương trình giảng dạy ở Thái Lan nhưng các chuyên gia nước ngoài vẫn không có vai trò trực tiếp trong việc soạn thảo chương trình giảng dạy tiếng Anh trong thời gian này.

2.2.4. Chính sách giáo dục tiếng Anh ở Thái Lan từ 1997 đến nay

2.2.4.1. Bối cảnh xã hội từ năm 1997 đến nay

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng nặng nề đến Thái Lan. Mặc dù sau đó Thái Lan đã dần hồi phục nhưng những bất ổn về kinh tế chính trị vẫn tiếp tục diễn ra ở những năm sau đó.

Ngành giáo dục sau năm 1997 cũng tồn tại một số vấn đề đó là trình độ học vấn của người dân Thái Lan ở mức trung bình thấp, tỷ lệ học tiếp lên bậc trung học cơ sở thấp, và cả những thách thức của toàn cầu hóa và sự tiến bộ của khoa học công nghệ (Darasawang, 2012). Đây chính là động lực để chính phủ Thái Lan quyết định chuyển hướng từ phát triển kinh tế sang phát triển con người (ONESDB, 1997). Trước thực trạng của nền giáo dục và sức ép của xã hội, năm 1999 Thái Lan tiến hành một cuộc cải cách nhằm tạo ra một sự thay đổi lớn cho nền giáo dục.

Mặc dù có những bất ổn về chính trị, Thái Lan hiện nay là một quốc gia phát triển năng động trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan cũng rất nhanh nhạy trong sự chuẩn bị về nhiều mặt cho toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

2.2.4.2. Chủ trương về giáo dục tiếng Anh từ năm 1997 đến nay

Trong cuộc cải cách năm 1999, Luật Giáo dục Quốc gia đã được ban hành, cung cấp khung pháp lý chặt chẽ giúp cho việc điều hành hệ thống giáo dục. Có 4 mục tiêu chính trong luật mới này, đó là: (1) nâng cao chất lượng giáo dục trong nước, (2) nhấn mạnh quá trình học tập, (3) thực hiện chính sách phân quyền (decentralization) và (4) nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức (ONEC, 2004). Trên thực tế, tiếng Anh không được đề cập một cách trực tiếp trong bộ luật này, tuy nhiên Điều 27 trong bộ luật đã

43 chỉ ra rằng Ủy ban giáo dục cơ bản sẽ đưa ra chương trình giảng dạy và tất nhiên có bao gồm chương trình giảng dạy tiếng Anh (Xem thêm Phụ lục 1). Luật giáo dục Quốc gia 1999 là văn bản pháp lý có ảnh hưởng chi phối đến các chương trình và kế hoạch sau này của Bộ giáo dục đối với môn tiếng Anh ở các bậc học. Nó hướng đến những thay đổi về thiết kế giáo trình trong đó nhấn mạnh nhu cầu của người học và cộng đồng địa phương, cũng như khuyến khích các kỹ năng tư duy và phương pháp giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp (Darasawang, 2007, tr. 191).

2.2.4.3. Kế hoạch và biện pháp về giáo dục tiếng Anh từ năm 1997 đến nay

Đây là giai đoạn diễn ra nhiều thay đổi có liên quan đến dạy và học tiếng Anh, được chính phủ Thái Lan kỳ vọng là sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho giáo dục nói chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng ở quốc gia này. Chính phủ Thái Lan đã chỉ đạo Bộ giáo dục ban hành các chính sách và kế hoạch chiến lược nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh sinh viên và giáo viên. Quá trình thúc đẩy hiệu quả dạy và học tiếng Anh được Bộ giáo dục xác định là phụ thuộc vào tính rõ ràng của chính sách học tập, sự thực thi chính sách trong thực tiễn, sự phát triển chương trình giảng dạy và học liệu, chất lượng giáo viên, kế hoạch học tập và giảng dạy. Các chương trình và kế hoạch tiêu biểu liên quan đến giáo dục tiếng Anh trong giai đoạn này sẽ lần lượt được phân tích dưới đây.

Chƣơng trình giáo dục cơ bản 2001

Sau khi ban hành Luật Giáo dục Quốc gia 1999, đến năm 2001, Bộ Giáo dục đã công bố việc thực thi chương trình quốc gia mới, có tên gọi là Chương trình giáo dục cơ bản với mục đích đảm bảo cải cách giáo dục hiệu quả. Đây là một chương trình giảng dạy dựa trên các tiêu chuẩn, cung cấp phần khung cho các trường học để các trường tự chuẩn bị giáo trình học nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của học sinh (MoE, 2001a). Sử dụng khung chương trình giảng dạy mới này, các trường có trách nhiệm quy định các nội dung học tập cho phù hợp với tình hình thực tế của trường và địa phương. Đây là lần đầu tiên các trường không còn bị kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan trung ương và có quyền tự do để lựa chọn nội dung và cách thức giảng dạy (Kulsiri, 2006). Ngoài ra, giáo viên cũng được khuyến khích để phát triển tài liệu giảng dạy của riêng mình theo hướng lấy người học làm trung tâm cũng như có một số hình thức kết nối với cộng đồng địa phương.

44 Mặc dù Chương trình giáo dục cơ bản 2001 đã có những thay đổi tích cực nhưng lại gây khó khăn cho nhiều giáo viên dạy tiếng Anh. Họ lúng túng trong việc thiết kế tài liệu dạy học vừa đảm bảo phù hợp với địa phương vừa có tính giao tiếp (Kulsiri, 2006). Để cụ thể hóa các tiêu chuẩn và giúp cho giáo viên, Bộ giáo dục đã cung cấp một danh sách các giáo trình được khuyến nghị để giáo viên có thể lựa chọn sử dụng cho học sinh của mình. Tuy nhiên, Watson Todd và Keyuravong (2004) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra nội dung trong các giáo trình được đưa ra của Bộ chủ yếu dạy về ngữ pháp, một số sách thậm chí đã lỗi thời, mục tiêu và phương pháp của sách không phù hợp với mục tiêu và phương pháp được đề xuất trong Luật giáo dục quốc gia 1999 hay các tiêu chuẩn giáo dục trong Chương trình giáo dục cơ bản 2001. Có thể thấy, Chương trình giáo dục cơ bản 2001 chứa đựng những mâu thuẫn giữa một bên là các mục tiêu về quá trình và kết quả cần đạt với một bên là những giáo trình do Bộ chỉ định, điều này đã làm tăng thêm những khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học.

Kế hoạch phát triển dạy học tiếng Anh 2003

Năm 2003, Bộ giáo dục Thái Lan đã đề ra kế hoạch nhằm phát triển việc dạy và học tiếng Anh theo từng giai đoạn. Kế hoạch này chỉ ra những con số rất cụ thể như sau:

Trước năm 2006

1. Học sinh các cấp được đào tạo và phát triển theo tiêu chuẩn phù hợp với trình độ. 2. Khoảng 20,000 giáo viên tiếng Anh phổ thông được đào tạo theo các tiêu chí chuẩn nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc sử dụng tiếng Anh trong lớp học.

3. Ở những vùng không có đủ điều kiện dạy học, ít nhất một trường được hỗ trợ đầy đủ để sẵn sàng cho việc dạy và học tiếng Anh.

4. Trung tâm truyền thông và phát triển chương trình có dịch vụ trực tuyến kết nối với Trung tâm thông tin tài nguyên giáo dục (ERIC) và trung tâm tự học (self-access learning center)

Đến năm 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đối với giáo dục cơ bản, khi kết thúc mỗi cấp học, người học được đánh giá về kiến thức tổng quát, năng lực và thái độ.

2. Ít nhất 35% giáo viên tiếng Anh phổ thông được đánh giá về năng lực ngôn ngữ và kỹ năng quản lý việc dạy và học.

45 3. Ít nhất 10% các trường được đánh giá sẵn sàng với việc quản lý dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là tổ chức các trại ngôn ngữ tiếng Anh tăng cường.

4. Có ít nhất 175 trường dạy tiếng Anh điển hình ở bậc tiểu học.

Từ 2007 đến 2009

1. Sau khi hoàn thành giáo dục cơ bản, giáo dục đại học và đào tạo nghề, người học được đánh giá toàn diện về kiến thức, năng lực và thái độ.

2. Ít nhất 500 sinh viên có cơ hội sử dụng tiếng Anh khi đi thực tập

3. Ít nhất 60,000 cá nhân với các nghề nghiệp khác nhau có cơ hội tham gia các hoạt động học tập có giao tiếp bằng tiếng Anh.

4. Giáo viên tiếng Anh phổ thông và ở các trường dạy nghề được đánh giá về năng lực ngôn ngữ và kỹ năng quản lý việc dạy và học.

5. Ít nhất 50% các trường được đánh giá sẵn sàng với việc dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là tổ chức các trại ngôn ngữ tiếng Anh tăng cường.

6. Có ít nhất 1050 trường điển hình về dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học và trung học.

Từ 2010 đến 2015

1. Sau khi hoàn thành giáo dục cơ bản, giáo dục đại học và đào tạo nghề, người học được đánh giá toàn diện về kiến thức, năng lực và thái độ.

2. Ít nhất 900 sinh viên có cơ hội sử dụng tiếng Anh khi đi thực tập

3. Ít nhất 120,000 cá nhân với các nghề nghiệp khác nhau có cơ hội tham gia các hoạt động học tập có giao tiếp bằng tiếng Anh.

4. Giáo viên tiếng Anh phổ thông và ở các trường dạy nghề được đánh giá về năng lực ngôn ngữ và kỹ năng quản lý việc dạy và học.

5. Tất cả các trường học được đánh giá sẵn sàng với việc quản lý dạy và học tiếng Anh, có các hoạt động bổ trợ chương trình học tiếng Anh cho học sinh.

6. Có ít nhất 2100 trường dạy tiếng Anh điển hình ở bậc trung học.

(Fitzpatrick, 2011)

Chƣơng trình giáo dục cơ bản 2008

Đứng trước những khó khăn của giáo viên cũng như nỗi lo rằng trình độ giáo dục của người học không được cải thiện như mong đợi, năm 2008 Bộ Giáo dục đã đưa ra phiên bản điều chỉnh của Chương trình giáo dục cơ bản 2001 với hy vọng rằng các mục tiêu, mục đích và tiêu chuẩn sẽ được rõ ràng hơn cho tất cả các đối tượng liên quan (MoE, 2008). Chương trình giảng dạy mới khắc phục được một số vấn đề của phiên bản trước đó bằng cách cung cấp một "khuôn khổ và định hướng cho tất cả các

46 loại hình giáo dục" (MoE, 2008, tr.3), trong khi vẫn duy trì những nguyên tắc quan trọng của bản gốc trong đó có chủ trương dạy học theo phương pháp lấy người học làm trung tâm. Kể từ 2008, chương trình đã được thực hiện ở cấp độ quốc gia và là cơ sở của chính sách ngôn ngữ tiếng Anh hiện tại ở Thái Lan. Cấu trúc chương trình mới vẫn được chia thành tám lĩnh vực học tập bao gồm cả ngoại ngữ. Mỗi lĩnh vực học tập có các phần chỉ ra nội dung và phương pháp dạy của các môn học cụ thể, đồng thời hệ thống các tiêu chuẩn được đưa ra để minh họa rõ hơn cho việc điều chỉnh nội dung để phù hợp với người học.

Lĩnh vực học tập ngoại ngữ là lĩnh vực thứ 8 trong số 8 lĩnh vực học tập được đề cập trong Chương trình giáo dục cơ bản, quy định các ngoại ngữ được giảng dạy tại các trường học ở Thái Lan có thể là tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hán, tiếng Nhật và tiếng Anh, trong đó tiếng Anh giữ vị trí là ngoại ngữ được dạy phổ biến nhất. Mục tiêu chính của lĩnh vực học ngoại ngữ trong Chương trình mới này là “giúp người học có được một thái độ tích cực đối với ngoại ngữ, khả năng sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp trong các tình huống khác nhau, theo đuổi tri thức và giáo dục ở các bậc cao hơn. (MoE, 2008, tr.252). Nội dung của lĩnh vực học ngoại ngữ được chia thành 4 phần bao gồm: Ngôn ngữ với giao tiếp, Ngôn ngữ và văn hóa, Ngôn ngữ với các lĩnh vực học tập khác và Ngôn ngữ với cộng đồng và thế giới. Mỗi nội dung này đi kèm với

Một phần của tài liệu Chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 48)