Sơ lược tình hình xã hội, chính trị và kinh tế của Thái Lan

Một phần của tài liệu Chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 26)

6. Bố cục của luận văn

1.3.1.Sơ lược tình hình xã hội, chính trị và kinh tế của Thái Lan

Thái Lan (tên chính thức là Vương quốc Thái Lan) là quốc gia nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, phía Bắc tiếp giáp Myanmar và Lào, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Đông Bắc giáp Lào và Campuchia, phía Tây giáp Myanmar và biển Andaman. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa của đất nước.

19 Dân số Thái Lan khoảng 68.1 triệu người (United Nations, 2016). Phật giáo (Nam Tông) được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo tôn giáo này là khoảng 95% dân số. Năm 2010, số người theo đạo Hồi chiếm 4.9% dân số và Cơ đốc giáo chiếm 1.2% dân số. Mặc dù được coi là một quốc gia đồng nhất nhưng đất nước Thái Lan lại được tạo thành từ các dân tộc và ngôn ngữ khác nhau (Luangthongkum, 2007). Khoảng 75% dân số là người Thái, 14% là người gốc Hoa, 3% là người Mã Lai và số còn lại thuộc về các nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khơ me và một số dân tộc khác.

Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á chưa từng chịu ách đô hộ của thực dân châu Âu hay Mỹ nhờ sự may mắn và chính sách “ngoại giao cây sậy” trong lịch sử, tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình. Kể từ sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932, chính phủ Thái Lan liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc. Hiện tại, Thái Lan là quốc gia quân chủ lập hiến, đứng đầu là nhà vua trên danh nghĩa là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Quốc hội Thái Lan gồm Hạ viện và Thượng viện, chính phủ bao gồm thủ tướng, các phó thủ tướng và bộ trưởng. Thủ tướng hiện tại của Thái Lan là Prayuth Chan-ocha (nắm quyền từ năm 2014). Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014, gây ra những thời kỳ bất ổn về chính trị cho đất nước này, kéo theo những sự phân chia ngày càng lớn hơn về kinh tế xã hội giữa các tầng lớp và khu vực.

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960, Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970, Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu" với các thị trường chính là ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Nhờ có cơ sở hạ tầng phát triển và các chính sách khuyến khích đầu tư, Thái Lan đã đạt được sự tăng trưởng đều đặn trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp với các thế

20 mạnh về gạo, thức ăn chế biến sẵn, hải sản, cao su, hàng dệt may, giày dép, mỹ phẩm, thiết bị điện tử, ô tô và phụ tùng. Ngành du lịch cũng mang lại những đóng góp lớn cho nền kinh tế của Thái Lan. Thái Lan cũng thu hút gần 2.5 triệu người lao động từ các nước láng giềng đến làm việc. Năm 2013, chính thủ Thái đã triển khai chính sách tiền lương tối thiểu 300 bạt một ngày trên cả nước và thực hiện cải cách thuế, đưa ra tỷ lệ đóng thuế thấp hơn đối với người có thu nhập ở mức trung bình. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể (United Nations, 2016). Tuy nhiên, những năm gần đây, sự suy thoái của tài chính toàn cầu cùng với tình trạng bất ổn về chính trị trong nước đã khiến cho kinh tế Thái Lan bị ảnh hưởng xấu. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa nông thôn và thành thị.

1.3.2. Hệ thống giáo dục Thái Lan

Ngay từ những năm đầu lịch sử, giáo dục tại Thái Lan chủ yếu là do 2 thế lực nắm chính quyền vào lúc đó quyết định, đó là tôn giáo và hoàng gia. Học sinh nếu theo học tại tu viện thì sau khi học xong sẽ phục vụ tôn giáo, còn con cái gia đình hoàng gia và gia đình quí tộc thì sẽ ra làm quan tại các tỉnh để điều hành đất nước. Càng về sau này, hệ thống giáo dục của Thái Lan càng được cải tiến và tạo cơ hội học tập cho người dân nhiều hơn.

Bộ máy thể chế giáo dục Thái Lan ngày nay chủ yếu dựa vào ba cơ quan chức năng chính. Đó là Uỷ ban Giáo dục Quốc gia, Bộ Giáo dục và Bộ Đại học. Uỷ ban Giáo dục Quốc gia chịu trách nhiệm về các chính sách đối với ngành giáo dục, các kế hoạch và nghiên cứu giáo dục cấp quốc gia. Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về việc phân chia cấp học, các hình thức đào tạo khác nhau trên toàn đất nước và Bộ Đại học có trách nhiệm pháp lý đối với các trường Đại học công lập. Ngoài ra đối với một số trường chuyên ngành thì tuỳ thuộc vào ngành đào tạo mà sẽ trực thuộc vào Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng hay Bộ Giao thông Vận tải.

Có ba loại hình giáo dục trong hệ thống giáo dục của Thái Lan hiện nay, bao gồm giáo dục chính quy, không chính quy và không chính thức (MoE, 2007b). Với mục đích cung cấp cơ hội học tập suốt đời và phát triển một xã hội học tập, giáo dục không chính quy (non-formal education) được cung cấp thông qua các hình thức như là các trung tâm học tập cộng đồng và đào tạo từ xa, trong khi đó giáo dục không

21 chính thức (informal education) được hỗ trợ bởi các thư viện công cộng, viện bảo tàng cùng với truyền hình giáo dục và các chương trình phát thanh.

Giáo dục chính quy (formal education) có thể được chia thành hai bậc: giáo dục cơ bản và giáo dục đại học. Theo Hiến pháp của Thái Lan, giáo dục cơ bản được chia thành 3 cấp độ:

Cấp độ Độ tuổi học sinh

1 – Giáo dục tiểu học (6 năm) – Lớp 1-6 6 – 11 2 – Giáo dục trung học cơ sở (3 năm) – Lớp 7-9 12 – 14 3 – Giáo dục trung học phổ thông (3 năm) – Lớp 10-12 15 – 17

Bảng 2 – Các cấp độ trong giáo dục cơ bản ở Thái Lan

Theo quy định thì giáo dục tiểu học và trung học cơ sở (9 năm) là bắt buộc đối với mọi học sinh. Để tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, học sinh cần phải vượt qua được Bài kiểm tra quốc gia cơ bản (Ordinary National Educational Test hay còn gọi là O-NET). Cấp trung học phổ thông là tùy chọn. Sau khi hoàn thành trung học cơ sở, nếu muốn tiếp tục đi học thì học sinh có hai lựa chọn: tiếp tục 3 năm trung học phổ thông ở cấp độ 3 hoặc theo học nghề ở các trường dạy nghề. Đối với những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và muốn được nhận vào một trường đại học, ngoài điểm trung bình học tập (GPA) thì học sinh còn phải vượt qua hai bài kiểm tra bao gồm Bài kiểm tra quốc gia cơ bản (O-NET) và Bài kiểm tra quốc gia nâng cao (A-NET, viết tắt của Advanced National Educational Test).

Giáo dục đại học được chia thành 3 cấp độ: dưới cử nhân, cử nhân và trên cử nhân. Trong những năm gần đây, cơ hội giáo dục đại học tăng đáng kể với 78 trường đại học công lập và 89 trường dân lập (MoE, 2007b)

1.3.3. Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Lan

1.3.3.1. Khái quát các ngôn ngữ ở Thái Lan

Về số lượng, theo thống kê của The Ethnologue (2016), số lượng ngôn ngữ tồn tại ở Thái Lan là 72 và tất cả đều là sinh ngữ. Trong số này thì 51 ngôn ngữ là bản địa và 21 ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ bản địa. Còn trong cuốn Ethnolinguistic Maps of Thailand, tác giả cho rằng có hơn 60 ngôn ngữ ở Thái Lan (Premsrirat, S., 2004).

22 Về nguồn gốc phân bố, dù cho chưa có con số chính xác về số lượng ngôn ngữ ở Thái Lan nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định các ngôn ngữ này thuộc vào 5 ngữ hệ ngôn ngữ chính ở khu vực Đông Nam Á, đó là: Thái-Kadai, Nam Á, Hán-Tạng, Nam Đảo và Mông-Dao. Hình 2Hình 3 ở trang sau là hai bản đồ ngôn ngữ giúp cung cấp một cái nhìn trực quan về sự phân bố của các ngôn ngữ được nói ở Thái Lan.

Các nhóm ngôn ngữ trong mỗi ngữ hệ cụ thể như sau:

- Ngữ hệ Thái-Kadai (Tai-Kadai): Theo Premsrirat (2004), gần 94% dân số ở Thái Lan nói 24 ngôn ngữ thuộc ngữ hệ này, đều thuộc nhánh Thái Tây Nam và bao gồm 3 nhóm chính:

+ Nhóm Tày Thái gồm 10 ngôn ngữ là: Thái Trung, Thái Nam, Thái Tạkbai, Thái Khô Rát, Thái Lơi, Thái Bắc/Yuôn/ /Kham Mương, Thái Khử/Khởn, Thái Lứ, Thái Ỳa và Thái Yai/ Chan.

+ Nhóm Lào gồm 6 ngôn ngữ được nói ở miền đông của Thái Lan, đó là: Lào Isan, Lào Krang, Lào Lồm, Lào Nghéo, Lào Tí, Lào Khrắng

+ Nhóm còn lại gồm 8 ngôn ngữ đó là: Nyaw, Phú Thái, Phướn, Saek, Song/Thái Dam, Kaloeng, Yối và Yong.

23 n h 2 – B ản đ ồ phâ n b ố ng ôn n g ữ khu v ực mi ền B ắc Thá i L an (E thnol og u e, 2016)

24

25 - Ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic): Trong số 150 ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á thì có 22 ngôn ngữ được nói ở Thái Lan, phần lớn là ngôn ngữ Môn-Khơ Me, một nhánh của ngữ hệ Nam Á. Tỉ lệ người nói những ngôn ngữ này chiếm khoảng 4.3% dân số cả nước (Premsrirat, 2004). Các ngôn ngữ cụ thể là: Lá mết, Vá, Lá vứa (La vá hoặc Lụa), Pa long, Pờ lăng, Khơ-mú, Mul/Prai, Ma la bri, Việt, Số (Thà vựng), Chong, Ka song, Săm rê, Sa ôi, Khơ me Bắc, Kui/Kuôi, Nơ Yơ, Số, Bru, Môn, Nơ ya gur và Ken siu/Ma ni/Sagai.

Trong số 22 ngôn ngữ trên thì có 9 ngôn ngữ (Lá vứa, Ma la bri, Số, Chong, Ka song, Sam ri, Sa ôi, Nơ ya gur và Ken siu/Ma ni/Sagai) có nguy cơ bị “tuyệt chủng” bởi các ngôn ngữ này có số người nói rất ít và chỉ xuất hiện ở các khu vực hẻo lánh (Premsrirat, 2004; Smalley, 1994). Ngoài ra, ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, giáo dục và các yếu tố kinh tế xã hội đã dẫn đến việc thế hệ trẻ từ bỏ ngôn ngữ của dân tộc họ để sử dụng một ngôn ngữ có mức độ giao tiếp rộng rãi hơn như là tiếng Thái và một số tiếng địa phương khác.

- Ngữ hệ Hán – Tạng (Sino-Tibetan): có 15 ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ này được nói ở Thái Lan, chủ yếu là ở các vùng phía Bắc và Tây của Thái Lan. Theo Premsrirat (2004), có khoảng 1.1% số người nói các ngôn ngữ này, bao gồm: Ching phó, Miến Điện, U gông, Lisu, La Hủ, Mpi, Bisu, Akha, Sgaw, Pô, Ba ve, Pa-ô, Kaya, Padaung và Ka yo. Trong số này có 3 ngôn ngữ là Mpi, Bisu và U gông được coi là có nguy cơ “tuyệt chủng”. Với trường hợp của tiếng La Hủ thì có 4 phương ngữ được phát hiện, đó là La Hủ Na, La Hủ Si, La Hủ Shele và La Hủ Yi (Premsrirat, 2004).

- Ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian): Chủ thể của họ ngôn ngữ này phần lớn sống ở miền Nam của Thái Lan, chỉ chiếm khoảng 0.3% dân số (Premsrirat, 2004). Chỉ có 3 ngôn ngữ thuộc hệ này được nói ở Thái Lan, đó là Malayu/Yawi, U-rák La vối và Mo ken/Mo klen. Hai trong số này có nguy cơ tuyệt chủng rất cao là U-rák La vối và Mo ken/Mo klen (Smalley, 1994). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngữ hệ Mông-Dao (Hmong-Mien hoặc Miao-Yao): Có hai ngôn ngữ của hệ này là Mông (Mông đen và Mông trắng) và Miền được nói ở miền Bắc Thái Lan, với khoảng 0.3% dân số (Premsrirat, 2004).

26 Về chức năng, tiếng Thái là ngôn ngữ thực hiện chức năng ngôn ngữ quốc gia, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thực hiện chức năng giao tiếp trong nội bộ các dân tộc thiểu số.

Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan (Baker, 2008). Tiếng Thái ở thủ đô Băng Cốc được coi là tiếng Thái chuẩn, có nền tảng từ tiếng Thái được nói ở miền Trung Thái Lan. Cùng với đó là sự tồn tại của ba phương ngữ của tiếng Thái, tính theo các vùng miền địa lí của đất nước, đó là tiếng Thái miền Bắc, tiếng Thái miền Đông Bắc và tiếng Thái miền Nam (Luangthongkum, 2007; Kosonen, 2005).

Tiếng Thái chuẩn đóng vai trò như một nhân tố đồng nhất của đất nước. Trước tiên, nó được sử dụng trong các trường học trên khắp cả nước (Rappa & Wee, 2006). Theo quy định thì học sinh trên cả nước khi bắt đầu học mẫu giáo hoặc học lớp 1 phải sử dụng tiếng Thái chuẩn là tiếng phổ thông, không được sử dụng tiếng địa phương của mình trong lớp học. Một nhà nghiên cứu thậm chí đã nhận xét rằng một trong những mục đích rõ ràng của giáo dục ở Thái Lan là dạy cho tất cả trẻ em biết sử dụng tiếng Thái chuẩn và khi giáo dục càng phát triển thì việc thành thạo tiếng Thái sẽ càng được củng cố trên khắp cả nước (Smalley, 1994). Bên cạnh giáo dục thì xuất bản và truyền thông cũng là lĩnh vực thể hiện sức mạnh của tiếng Thái chuẩn. Phần lớn các xuất bản từ các báo và tạp chí được lưu hành rộng rãi trên thị trường cho đến các tác phẩm văn học lịch sử đều được viết bằng tiếng Thái chuẩn. Tiếng Thái chuẩn cũng được sử dụng trên các kênh của đài phát thanh và đài truyền hình quốc gia. Có một số đài phát thanh và đài truyền hình của địa phương hoạt động nhưng tiếng Thái chuẩn vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Có thể thấy, vai trò của tiếng Thái chuẩn trong việc đảm bảo tính đồng nhất quốc gia vốn đã được gây dựng qua bao nhiêu thế kỷ mà không bị phá vỡ bởi một sự nắm quyền của thực dân nào đã chứng tỏ rằng không có một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Thái thể hiện được ý nghĩa của cái gọi là “đặc trưng Thái” (Antonio & Lionel, 2006, tr.112)

Trong chính sách ngôn ngữ của Thái Lan, tiếng Thái chuẩn luôn chiếm thế ưu tiên so với các ngôn ngữ khác (Antonio & Lionel, 2006). Theo truyền thống thì người Thái phân loại các ngôn ngữ ở đất nước của họ chỉ thành hai loại, đó là tiếng Thái và ngoại ngữ. Tức là, tất cả các ngôn ngữ được nói ở Thái Lan thì chỉ được quy về hai

27 kiểu: một là tiếng Thái, hai là ngoại ngữ. Đối với loại thứ hai là ngoại ngữ thì không có sự phân biệt giữa các ngôn ngữ của những người địa phương ở Thái Lan (tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Malayu) với ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật. Cách phân loại 2 chiều này cũng là một biểu hiện cho thấy vị trí chiếm ưu thế của tiếng Thái chuẩn.

Năm 1978, Hội đồng giáo dục quốc gia đã đưa ra cách phân loại thành 4 nhóm bao gồm: (1) ngôn ngữ quốc gia (tức tiếng Thái chuẩn), (2) tiếng Thái địa phương, (3) tiếng các dân tộc thiểu số và (4) tiếng nước ngoài. Với cách phân chia này, tiếng Thái địa phương chính là các biến thể của tiếng Thái được nói ở các vùng phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của Thái Lan. Với tiếng nước ngoài và tiếng của các dân tộc thiểu số thì ranh giới phân biệt vẫn còn nhiều mơ hồ (Antonio & Lionel, 2006, tr.112)

1.3.3.2. Một số vấn đề về các ngôn ngữ ở Thái Lan hiện nay

Về tiếng Thái, hiện nay, bên cạnh việc tiếng Thái chuẩn được giảng dạy từ những bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục thì tiếng Thái địa phương cũng đã được đưa vào chương trình đào tạo ở một số trường đại học với tư cách là một môn học tự chọn. Tuy nhiên, tiếng Thái ở Thái Lan hiện nay đang gặp phải một vấn đề

Một phần của tài liệu Chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 26)