Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 29)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3.Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Lan

1.3.3.1. Khái quát các ngôn ngữ ở Thái Lan

Về số lượng, theo thống kê của The Ethnologue (2016), số lượng ngôn ngữ tồn tại ở Thái Lan là 72 và tất cả đều là sinh ngữ. Trong số này thì 51 ngôn ngữ là bản địa và 21 ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ bản địa. Còn trong cuốn Ethnolinguistic Maps of Thailand, tác giả cho rằng có hơn 60 ngôn ngữ ở Thái Lan (Premsrirat, S., 2004).

22 Về nguồn gốc phân bố, dù cho chưa có con số chính xác về số lượng ngôn ngữ ở Thái Lan nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định các ngôn ngữ này thuộc vào 5 ngữ hệ ngôn ngữ chính ở khu vực Đông Nam Á, đó là: Thái-Kadai, Nam Á, Hán-Tạng, Nam Đảo và Mông-Dao. Hình 2Hình 3 ở trang sau là hai bản đồ ngôn ngữ giúp cung cấp một cái nhìn trực quan về sự phân bố của các ngôn ngữ được nói ở Thái Lan.

Các nhóm ngôn ngữ trong mỗi ngữ hệ cụ thể như sau:

- Ngữ hệ Thái-Kadai (Tai-Kadai): Theo Premsrirat (2004), gần 94% dân số ở Thái Lan nói 24 ngôn ngữ thuộc ngữ hệ này, đều thuộc nhánh Thái Tây Nam và bao gồm 3 nhóm chính:

+ Nhóm Tày Thái gồm 10 ngôn ngữ là: Thái Trung, Thái Nam, Thái Tạkbai, Thái Khô Rát, Thái Lơi, Thái Bắc/Yuôn/ /Kham Mương, Thái Khử/Khởn, Thái Lứ, Thái Ỳa và Thái Yai/ Chan.

+ Nhóm Lào gồm 6 ngôn ngữ được nói ở miền đông của Thái Lan, đó là: Lào Isan, Lào Krang, Lào Lồm, Lào Nghéo, Lào Tí, Lào Khrắng

+ Nhóm còn lại gồm 8 ngôn ngữ đó là: Nyaw, Phú Thái, Phướn, Saek, Song/Thái Dam, Kaloeng, Yối và Yong.

23 n h 2 – B ản đ ồ phâ n b ố ng ôn n g ữ khu v ực mi ền B ắc Thá i L an (E thnol og u e, 2016)

24

25 - Ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic): Trong số 150 ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á thì có 22 ngôn ngữ được nói ở Thái Lan, phần lớn là ngôn ngữ Môn-Khơ Me, một nhánh của ngữ hệ Nam Á. Tỉ lệ người nói những ngôn ngữ này chiếm khoảng 4.3% dân số cả nước (Premsrirat, 2004). Các ngôn ngữ cụ thể là: Lá mết, Vá, Lá vứa (La vá hoặc Lụa), Pa long, Pờ lăng, Khơ-mú, Mul/Prai, Ma la bri, Việt, Số (Thà vựng), Chong, Ka song, Săm rê, Sa ôi, Khơ me Bắc, Kui/Kuôi, Nơ Yơ, Số, Bru, Môn, Nơ ya gur và Ken siu/Ma ni/Sagai.

Trong số 22 ngôn ngữ trên thì có 9 ngôn ngữ (Lá vứa, Ma la bri, Số, Chong, Ka song, Sam ri, Sa ôi, Nơ ya gur và Ken siu/Ma ni/Sagai) có nguy cơ bị “tuyệt chủng” bởi các ngôn ngữ này có số người nói rất ít và chỉ xuất hiện ở các khu vực hẻo lánh (Premsrirat, 2004; Smalley, 1994). Ngoài ra, ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, giáo dục và các yếu tố kinh tế xã hội đã dẫn đến việc thế hệ trẻ từ bỏ ngôn ngữ của dân tộc họ để sử dụng một ngôn ngữ có mức độ giao tiếp rộng rãi hơn như là tiếng Thái và một số tiếng địa phương khác.

- Ngữ hệ Hán – Tạng (Sino-Tibetan): có 15 ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ này được nói ở Thái Lan, chủ yếu là ở các vùng phía Bắc và Tây của Thái Lan. Theo Premsrirat (2004), có khoảng 1.1% số người nói các ngôn ngữ này, bao gồm: Ching phó, Miến Điện, U gông, Lisu, La Hủ, Mpi, Bisu, Akha, Sgaw, Pô, Ba ve, Pa-ô, Kaya, Padaung và Ka yo. Trong số này có 3 ngôn ngữ là Mpi, Bisu và U gông được coi là có nguy cơ “tuyệt chủng”. Với trường hợp của tiếng La Hủ thì có 4 phương ngữ được phát hiện, đó là La Hủ Na, La Hủ Si, La Hủ Shele và La Hủ Yi (Premsrirat, 2004).

- Ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian): Chủ thể của họ ngôn ngữ này phần lớn sống ở miền Nam của Thái Lan, chỉ chiếm khoảng 0.3% dân số (Premsrirat, 2004). Chỉ có 3 ngôn ngữ thuộc hệ này được nói ở Thái Lan, đó là Malayu/Yawi, U-rák La vối và Mo ken/Mo klen. Hai trong số này có nguy cơ tuyệt chủng rất cao là U-rák La vối và Mo ken/Mo klen (Smalley, 1994).

- Ngữ hệ Mông-Dao (Hmong-Mien hoặc Miao-Yao): Có hai ngôn ngữ của hệ này là Mông (Mông đen và Mông trắng) và Miền được nói ở miền Bắc Thái Lan, với khoảng 0.3% dân số (Premsrirat, 2004).

26 Về chức năng, tiếng Thái là ngôn ngữ thực hiện chức năng ngôn ngữ quốc gia, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thực hiện chức năng giao tiếp trong nội bộ các dân tộc thiểu số.

Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan (Baker, 2008). Tiếng Thái ở thủ đô Băng Cốc được coi là tiếng Thái chuẩn, có nền tảng từ tiếng Thái được nói ở miền Trung Thái Lan. Cùng với đó là sự tồn tại của ba phương ngữ của tiếng Thái, tính theo các vùng miền địa lí của đất nước, đó là tiếng Thái miền Bắc, tiếng Thái miền Đông Bắc và tiếng Thái miền Nam (Luangthongkum, 2007; Kosonen, 2005).

Tiếng Thái chuẩn đóng vai trò như một nhân tố đồng nhất của đất nước. Trước tiên, nó được sử dụng trong các trường học trên khắp cả nước (Rappa & Wee, 2006). Theo quy định thì học sinh trên cả nước khi bắt đầu học mẫu giáo hoặc học lớp 1 phải sử dụng tiếng Thái chuẩn là tiếng phổ thông, không được sử dụng tiếng địa phương của mình trong lớp học. Một nhà nghiên cứu thậm chí đã nhận xét rằng một trong những mục đích rõ ràng của giáo dục ở Thái Lan là dạy cho tất cả trẻ em biết sử dụng tiếng Thái chuẩn và khi giáo dục càng phát triển thì việc thành thạo tiếng Thái sẽ càng được củng cố trên khắp cả nước (Smalley, 1994). Bên cạnh giáo dục thì xuất bản và truyền thông cũng là lĩnh vực thể hiện sức mạnh của tiếng Thái chuẩn. Phần lớn các xuất bản từ các báo và tạp chí được lưu hành rộng rãi trên thị trường cho đến các tác phẩm văn học lịch sử đều được viết bằng tiếng Thái chuẩn. Tiếng Thái chuẩn cũng được sử dụng trên các kênh của đài phát thanh và đài truyền hình quốc gia. Có một số đài phát thanh và đài truyền hình của địa phương hoạt động nhưng tiếng Thái chuẩn vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Có thể thấy, vai trò của tiếng Thái chuẩn trong việc đảm bảo tính đồng nhất quốc gia vốn đã được gây dựng qua bao nhiêu thế kỷ mà không bị phá vỡ bởi một sự nắm quyền của thực dân nào đã chứng tỏ rằng không có một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Thái thể hiện được ý nghĩa của cái gọi là “đặc trưng Thái” (Antonio & Lionel, 2006, tr.112)

Trong chính sách ngôn ngữ của Thái Lan, tiếng Thái chuẩn luôn chiếm thế ưu tiên so với các ngôn ngữ khác (Antonio & Lionel, 2006). Theo truyền thống thì người Thái phân loại các ngôn ngữ ở đất nước của họ chỉ thành hai loại, đó là tiếng Thái và ngoại ngữ. Tức là, tất cả các ngôn ngữ được nói ở Thái Lan thì chỉ được quy về hai

27 kiểu: một là tiếng Thái, hai là ngoại ngữ. Đối với loại thứ hai là ngoại ngữ thì không có sự phân biệt giữa các ngôn ngữ của những người địa phương ở Thái Lan (tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Malayu) với ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật. Cách phân loại 2 chiều này cũng là một biểu hiện cho thấy vị trí chiếm ưu thế của tiếng Thái chuẩn.

Năm 1978, Hội đồng giáo dục quốc gia đã đưa ra cách phân loại thành 4 nhóm bao gồm: (1) ngôn ngữ quốc gia (tức tiếng Thái chuẩn), (2) tiếng Thái địa phương, (3) tiếng các dân tộc thiểu số và (4) tiếng nước ngoài. Với cách phân chia này, tiếng Thái địa phương chính là các biến thể của tiếng Thái được nói ở các vùng phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của Thái Lan. Với tiếng nước ngoài và tiếng của các dân tộc thiểu số thì ranh giới phân biệt vẫn còn nhiều mơ hồ (Antonio & Lionel, 2006, tr.112)

1.3.3.2. Một số vấn đề về các ngôn ngữ ở Thái Lan hiện nay

Về tiếng Thái, hiện nay, bên cạnh việc tiếng Thái chuẩn được giảng dạy từ những bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục thì tiếng Thái địa phương cũng đã được đưa vào chương trình đào tạo ở một số trường đại học với tư cách là một môn học tự chọn. Tuy nhiên, tiếng Thái ở Thái Lan hiện nay đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng, đó là nhiều người không muốn nói tiếng địa phương của mình và tiếng Thái chuẩn được dùng không chính xác ở một số nơi. Các nhà ngôn ngữ học Thái Lan đã và đang cố gắng chuẩn hóa tiếng Thái vì họ cho rằng việc dùng tiếng Thái chuẩn sẽ được cả xã hội chấp nhận và giúp nâng cao niềm tự hào dân tộc của người Thái.

Về tiếng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Thái Lan đang chịu nhiều thiệt thòi do một số nguyên nhân như là người dân của một số dân tộc không quan tâm đến tiếng mẹ đẻ của họ, hệ thống giáo dục bằng tiếng dân tộc chưa được chú trọng và chính phủ chỉ nhấn mạnh tiếng Thái chuẩn để làm ngôn ngữ chính thức của quốc gia (Premsrirat, 2007). Khoảng 50 đến 100 năm sau, nếu việc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số không được khuyến khích thì các ngôn ngữ này sẽ có nguy cơ rất cao trở thành các ngôn ngữ chết. Theo Premsrirat (2007), muốn bảo tồn và gìn giữ các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thì không chỉ dừng lại ở việc dạy tiếng cho trẻ em mà còn phải có quy định rõ ràng rằng trẻ em phải học tiếng mẹ đẻ (tức là tiếng dân tộc của họ) cho tốt trước khi học ngôn ngữ khác. Việc học tiếng mẹ đẻ là thể hiện sự tôn trọng các dân

28 tộc thiểu số và sẽ giúp cho trẻ em của các dân tộc này không còn lảng tránh việc học tiếng dân tộc của mình.

Về ngoại ngữ, theo quy định của chính phủ Thái Lan thì tiếng Anh là ngoại ngữ đầu tiên mà học sinh được học từ mẫu giáo hoặc lớp 1 và bắt buộc học đến lớp 12. Ở các bậc học cao hơn, tiếng Anh vẫn luôn là môn học rất quan trọng đối với người Thái. Từ năm 1996, chính phủ Thái Lan (lúc đó đứng đầu là thủ tướng Chatchai Chunhawan) đã có quy định rõ ràng về việc “thay đổi sân chiến tranh trở thành sân buôn bán”. Điều này có nghĩa là Thái Lan và các nước láng giếng không nên gây chiến với nhau mà nên hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế. Theo đó, chính phủ khuyến khích người dân học thêm ngoại ngữ thứ hai sau tiếng Anh, đặc biệt là ngôn ngữ của các nước trong khu vực châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Ngôn ngữ của các nước này xếp ở vị trí thứ 2 sau tiếng Anh. Các ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý,... xếp sau ngôn ngữ của các nước láng giềng trong sự lựa chọn học ngoại ngữ của người dân Thái Lan.

1.4. Tiểu kết Chƣơng 1

(1) CSNN là nội dung bao trùm của nghiên cứu này, vì vậy, những vấn đề lý thuyết cơ bản về CSNN là cơ sở để xem xét và phân tích CSNN của Thái Lan, cụ thể là chính sách đối với tiếng Anh. CSNN không chỉ là một bộ phận của chính sách dân tộc hay chính sách đối nội, mà nó chính là sự thể hiện đường lối và nhiệm vụ chính trị chung của nhà nước và phục vụ cho việc thực hiện các đường lối và nhiệm vụ đó. Khái niệm về CSNN cần phải bao gồm hai yếu tố cấu thành, đó là chủ trương chính trị về ngôn ngữ và các biện pháp để thực hiện chủ trương đó.

Các khái niệm có liên quan chặt chẽ đến CSNN bao gồm KHHNN và cảnh huống ngôn ngữ cũng được đề cập trong nghiên cứu này. Theo đó, CSNN là nguyên tắc chỉ đạo của KHHNN còn KHHNN là bước đi cụ thể của CSNN mà trong đó giáo dục ngôn ngữ là sự thể hiện rõ ràng nhất KHHNN. Bàn về mối quan hệ giữa CSNN với cảnh huống ngôn ngữ, có thể nói cảnh huống ngôn ngữ là cơ sở cho việc hoạch định và thực thi CSNN; và khi xây dựng được một CSNN đúng đắn thì sẽ có tác dụng sâu sắc đến đời sống ngôn ngữ của đất nước, làm cho cảnh huống ngôn ngữ biến đổi theo chiều hướng tích cực.

29

(2) Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới và thực sự đã trở thành một ngôn ngữ toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, tiếng Anh càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó. Trường hợp của ASEAN cũng có thể xem là một ví dụ điển hình để khẳng định vai trò của tiếng Anh trong hội nhập. Tiếng Anh không chỉ là một công cụ giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên trong khu vực ASEAN mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức được thành lập, nhiều cơ hội được mở ra trong đó có việc tự do di chuyển lao động. Vì thế, việc thành thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế cạnh tranh của những người lao động nếu muốn di chuyển đến các quốc gia thành viên để làm việc và nhận được những đãi ngộ xứng đáng với năng lực của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3)Thái Lan là quốc gia đa ngôn ngữ, tuy nhiên tiếng Thái luôn chiếm thế ưu tiên so với các ngôn ngữ khác trong chính sách ngôn ngữ của quốc gia này. Việc quá chú trọng vào tiếng Thái chuẩn đã khiến cho tiếng Thái địa phương và tiếng của một số dân tộc thiểu số chịu nhiều thiệt thòi và có khả năng mai một nếu tiếp tục không được quan tâm đúng mức. Đối với ngoại ngữ, tiếng Anh luôn giữ vị trí số 1 trong sự lựa chọn của người học ở Thái Lan và cũng là môn học bắt buộc ở các cấp học trong hệ thống giáo dục của Thái Lan. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của các nước láng giếng trong khu vực cũng được chính phủ khuyến khích học để có thể dễ dàng hợp tác phát triển kinh tế.

30

CHƢƠNG 2

CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ VỀ TIẾNG ANH CỦA THÁI LAN 2.1. Vị trí và vai trò của tiếng Anh ở Thái Lan

Tiếng Anh xuất hiện ở Thái Lan từ thế kỷ 17 nhưng lần đầu tiên được dạy ở Thái Lan vào đầu thế kỷ 19 nhằm đối phó với các mối đe dọa của thực dân phương Tây và các áp lực chính trị trong nước (Darasa Wang, 2007). Khi đó, tiếng Anh được dạy trong những trường học của hoàng gia dành cho những người có gia thế giàu có và quyền lực, và trong những năm sau đó cơ hội đã mở ra cho người dân thường khi nhiều trường học có dạy tiếng Anh cho dân thường đã được thành lập. Kể từ giữa thế kỷ 19 đến nay, tiếng Anh vẫn luôn duy trì vai trò như là một ngoại ngữ phổ biến nhất ở Thái Lan. Tiếng Anh có được vị trí này là nhờ những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, ở xã hội Thái Lan, tiếng Anh cho phép những người học và sử dụng nó có thể tiến gần hơn đến quyền lực chính trị và kinh tế (Baker, 2008). Những người Thái có học thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu thường muốn thể hiện địa vị xã hội của họ bằng cách sử dụng tiếng Anh. Đối với học sinh, tiếng Anh đã được coi như là chìa khóa mở cánh cổng đại học, có nghĩa là những học sinh học kém tiếng Anh có thể không được nhận vào các cơ sở giáo dục đại học mà họ mong muốn. Tuy nhiên, với phần lớn người Thái, việc sử dụng tiếng Anh vẫn còn nhiều chênh lệch ở các khu vực khác nhau. Tại Bangkok và các thành phố du lịch lớn khác như Chiang Mai hay Phuket, người nước ngoài có thể giao tiếp được với người địa phương mặc dù họ không biết tiếng Thái vì hầu hết những người địa phương có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản. Còn nếu khách nước ngoài đi đến các thành phố nhỏ hoặc các khu vực nông

Một phần của tài liệu Chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 29)