Tạo lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect đến năm 2020 (Trang 71 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Tạo lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng

Một trong những giải pháp thực hiện chiến lƣợc khác biệt hoá sản phẩm là tạo lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng. Thông thƣờng, nhằm đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng, các doanh nghiệp sử dụng hai nguồn lợi thế cơ bản: Chi phí thấp và khác biệt hoá. Đối với VNDS, việc đạt đƣợc lợi thế về chi phí thấp là rất khó vì Công ty là một công ty mới thành lập chƣa lâu, cần trang trải nhiều chi phí cho các hoạt động xây dựng nguồn lực nhƣ cơ sở hạ tầng và các nguồn lực hữu hình. Do vậy họ không thể giảm đƣợc chi phí nhiều. Bên cạnh đó, do công ty mới tham gia vào ngành nên chƣa thâm nhập sâu đƣợc thị trƣờng nhƣ những công ty có thời gian dài hoạt động. Chính vì thế lợi thế về kinh nghiệm cũng nhƣ lợi thế về quy mô công ty đều không có nhƣ các đối thủ cạnh tranh. Giá thành lao động của công ty cũng không phải là yếu tố để có thể tận dụng, vì nếu hạ mức lao động thì không thể đƣợc, đó không những trái với luật về mức lƣơng tối thiểu mà còn gây tình trạng bỏ việc, tốn công sức đào tạo.

Theo các phân tích trên, tôi cho rằng, trong vấn đề cạnh tranh công ty nên tập trung vào chiến lƣợc khác biệt hoá sản phẩm theo hƣớng phát triển sản phẩm vƣợt trội cho các khách hàng nƣớc ngoài.

Chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm là chiến lƣợc đƣa ra một sản phẩm khác hẳn sản phẩm của đối thủ sao cho khách hàng đánh giá cao sản phẩm của mình. Các sản phẩm VNDS có thể khác biệt hóa đó là sản phẩm đối với các khách hàng nƣớc ngoài. Một số sản phẩm cũ nhƣ trên phƣơng thức tiếp cận mới. Cụ thể nhƣ đào tạo một đội ngũ môi giới chuyên biệt riêng cho cho khách hàng trong nƣớc, khách hàng Hàn Quốc, riêng biệt cho khách Trung quốc và Nhật Bản từ môi giới đến tƣ vấn doanh nghiệp và lƣu ký chứng khoán. Các chuyên viên này không chỉ đƣợc đào tạo tiếng, nghiệp vụ mà còn am hiểu về thói quen và phong tục và hiểu đƣợc thị hiếu của khách hàng này.

- Tận dụng những kiến thức của phía đối tác với công ty để biến cái của họ thành kiến thức của mình. Hiện nay lực lƣợng lao động của công ty mặc dù có trình độ học vấn cao nhƣng chƣa có nhiều kinh nghiệp chuyên môn về lĩnh vực chứng khoán. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần tăng cƣờng đội ngũ chuyên gia, trong đó chú trọng về chất lƣợng. Hơn thế nữa, công ty cũng cần tăng cƣờng học hỏi kinh nghiệm từ chính phía các đối tác, biến kinh nghiệm của đối tác thành cái của riêng mình thông qua đổi mới.

- Ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý và điều hành kỹ thuật, cũng nhƣ việc quảng bá Công ty. Áp dụng công nghệ tin học vào các khâu quảng cáo dịch vụ. Để làm đƣợc điều này cần phải có một chiến lƣợc về nhân lực hoàn chỉnh.

Tuy vậy, việc theo đuổi chiến lƣợc cạnh tranh khác biệt hoá không có nghĩa Công ty thả nổi chi phí hoạt động, chiến lƣợc khác biệt hoá chỉ thực sự phát huy đƣợc lợi thế hơn nữa khi chi phí sản xuất đƣợc giảm tối đa. Chính vì vậy Công ty cần nâng cao năng suất lao động, tổ chức lại bộ máy quản lý cho gọn nhẹ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect đến năm 2020 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)