6. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc kinh doanh công ty chứng khoán
khoán
Năm 2014, tác giả Bùi Hồng Phƣợng đã có nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc kinh doanh công ty chứng khoán MB (MBS). Tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của MBS trên cơ sở sử dụng các mô hình lí thuyết nhƣ PEST, Porter’s 5-Force, Value Chain, SWOT, GREAT,... và một số lí thuyết khác; từ đó áp dụng khung lí thuyết đã đƣợc xây dựng cho việc thu thập thông tin, xử lí số liệu để có thể tiến hành hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của MBS. Cuối cùng, tác giả đƣa ra những đề xuất lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh tối ƣu cho MBS và gợi ý một số giải pháp thích hợp cho thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CƠ SỞ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC CỦACÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT 2.1. Tổng quan vềCông ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT 2.1.1. Thông tin chung
Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT Hội sở: Số1, Nguyễn Thƣợng Hiền,HaiBà Trƣng,Hà Nội
Tel: 04. 39 724 568 / Fax: 04. 39 724 600 Chi nhánh HCM: Tầng 6 Tòa nhà FIDECO, 81 – 85 Hàm Nghi, Q1, TP. HCM Tel: 08. 39 146 925 / Fax: 08. 39 146 924
Website: www.vndirect.com.vn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
- Năm2006: Thành lập VNDIRECT với vốn điều lệ 50 tỷ đồng
- Năm 2007: Thành lập chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và trở thành Công ty chứng khoán đầu tiên cung cấp giải pháp giao dịch chứng khoán trực tuyến toàn diện.
- Năm 2008: Đƣa hệ thống Call Center và Data Center vào hoạt động; thay đổi địa điểm trụ sở chính về số 1 Nguyễn Thƣợng Hiền.
- Năm 2009: Hoàn thiện nền tảng dịch vụ môi giới cá nhân, củng cố hệ thống và đội ngũ chuẩn bị cho bƣớc phát triển mới.
- Năm 2010: Niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội; Tăng vốn điều lệ Công ty lên 1000 tỷ đồng.
- Năm 2011: Quý 3/2011, lần đầu tiên Công ty đã dẫn đầu về thị phần môi giới trên sàn HNX.Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp có giao dịch trực tuyến tin cậy nhất” tại tuần mua sắm trực tuyến 2011 do Hiệp hội Thƣơng mại điện tử tổ chức và trao tặng. - Năm 2012:Thị phần môi giới tiếp tục dẫn đầu trên sàn HNX vào quý 3 và cả năm VNDIRECT đứng thứ 2 về thị phần môi giới tại HNX, đứng thứ 8 tại HOSE. Ra mắt dịch vụ Bloomberg EMSX, cung cấp thành công sản phẩm Direct Market Access cho khách hàng tổ chức. Cổ phiếu VND đại diện cho ngành dịch vụ tài chính đƣợc thêm vào rổ cổ phiếu HNX 30.
- Năm 2013:Phát triển mạnh dịch vụ quản lý tài khoản và môi giới tƣ vấn. Thị phần môi giới Top 2 HNX, Top 5 HOSE. Công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam gia nhập mạng lƣới liêt kết toàn cầu của Tập đoàn Fidessa. VNDIRECT nhận giải thƣởng Sao Khuê, Hạng mục Giải pháp thƣơng mại điện tử tiêu biểu cho cổng
giao dịch trực tuyến www.vndirect.com.vn do Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam trao tặng. VNDIRECT là doanh nghiệp chứng khoán đầu tiên đƣợc trao tặng giải thƣởng này.
- Năm 2014:Tăng vốn điều lệ lên 1.550 tỷ đồng, trở thành top 3 công ty có vốn lớn nhất thị trƣờng chứng khoán. Giữ vị trí top 3 thị phần tại HNX, nâng hạng thị phần tại HOSE từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 4. VNDIRECT đƣợc vinh danh là Công ty Chứng khoán có chất lƣợng dịch vu cải tiến nhiều nhất trong năm trong cuộc bầu chọn thƣờng niên Brokers Poll 2014 của tạp chí Asiamoney. VNDIRECT đƣợc HNX vinh danh là 1 trong 9 công ty chứng khoán tiêu biểu giai đoạn 2009 – 2014.
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và nguyên tắc hoạt động của VNDS
Tầm nhìn
VNDIRECTtrởthànhsựlựachọnhàngđầucủanhàđầutƣchocácdịchvụđầu tƣ tin cậy và giải pháp tài chính phù hợp nhất.
Sứ mệnh
-VNDIRECT luôn tận tâm vì lợi ích của khách hàng
- VNDIRECT luôn chuyên nghiệp và hiệu quả trong dịch vụ -
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty đuợc tổ chức theo Quy định của Luật doanh nghiệp cụ thể theo mô hình 2.1 dƣới đây.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG DỊCH VỤ CƠ BẢN PR & MARKETING HỘI ĐỒNG SẢN PHẨM
QUẢN TRỊ RỦI RO & CHẤT LƢỢNG DV HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ KẾ TOÁN KIỂM SOÁT PHÁP CHẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ BAN ĐIỀU HÀNH HỘI ĐỒNG ĐẦU TƢ
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ MÔI GIỚI THỊ TRƢỜNG VỐN IB KH TỔ CHỨC NGHIỆP VỤ CNTT DV MIỀN BẮC DV MIỀN NAM CALL CENTER SELL DA
MÔI GIỚI MIỀN BẮC MÔI GIỚI MIỀN
NAM TU VẤN ĐẦU TƢ QL DANH MỤC ĐẦU TƢ THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ ĐẦU TƢ
NGUỒN VỐN TƢ VẤN TCDN MIỀN BẮC KHU VỰC KHU VỰC
MIỀN NAM KIỂM SOÁT NGHIỆP VỤ GD, LK, PH DỊCH VỤ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ HỒ SƠ KẾ TOÁN TỰ DOANH IT PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Theo sơ đồ trên chúng ta thấy Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc ngƣời đƣợc cổ đông uỷ quyền.
Ban có thẩm quyền thứ hai trong cấu trúc này là Ban Kiểm soát. BKS gồm 03 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra, BKS có những quyền hạn thay mặt ĐHĐCĐ để kiểm soát các vấn đề liên quan theo luật định. Tiếp sau đó là HĐQT. Số thành viên của HĐQT gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ.
Ban Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, bao gồm 02 thành viên. Tổng Giám đốc là ngƣời đứng đầu và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động hàng ngày của Công ty theo nhiệm vụ đƣợc giao. Hỗ trợ cho Tổng Giám đốc là 01 Phó Tổng Giám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ.
Cuối cùng là các phòng ban chức năng và chi nhánh của công ty tại HCM. Các phòng ban và chi nhánh này chịu sự quản lý và kiểm soát trực tiếp của Ban Giám đốc.
Bảng 2.1. Bảng thống kê danh sách cổ đông lớn
Nguồn: Website đơn vị https://www.vndirect.com.vn/portal/co-dong-chinh/vnd.shtml
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu cổ đông
2.1.5. Kết quả kinh doanh của VNDS giai đoạn 2012 - 2014
Năm 2014, dùvẫn chịu ảnh hƣởng từ khó khăn của nền kinh tế nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng, nhƣng kết quả kinh doanh của VNDIRECT đã cóđƣợcnhững bƣớc phát triển vƣợt bậc so với các năm trƣớc. Doanh thu năm 2014 chỉ đạt xấp xỉ 435,3 đồng, đạt 165,75% so với năm 2013, kéo theo lợi nhuận sau thuế năm 2014đạt trên 157,3 tỷđồng.
Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của VNDS giai đoạn 2012 – 2014
Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của VNDS
2.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài
Phân tích môi trƣờng bên ngoài để xác định cơ hội và nguy cơ của môi trƣờng bên ngoài tác động đến Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT và làm căn cứ để xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc. Công ty cần có một khả năng ứng phó chủ động bằng cách hoạch định các chiến lƣợc nhằm tận dụng tối đa các cơ hội bên ngoài hoặc hạn chế tổi đa ảnh hƣởng của các nguy cơ đe doạ tiềm ẩn bên ngoài.
2.2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô (PEST)
Môi trƣờng vĩ mô luôn có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nhạy cảm nhƣ tài chính. Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, trong năm 2010, VNDS đã phải chịu nhiều ảnh hƣởng phức tạp và bất thƣờng của nền kinh tế cũng nhƣ của hệ thống tài chính.
2.2.1.1. Môi trƣờng kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam
Môi trƣờng thế giới thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp kinh tế vĩ mô Việt Nam có đƣợc trạng thái ổn định năm 2014. Bƣớc sang năm 2015, có vẻ nhƣ những yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài sẽ không còn đƣợc nhƣ trƣớc do đó chúng tôi có các nhận định sau:
- Giá dầu giảm ảnh hƣởng tiêu cực lên cân đối vĩ mô
Dầu khí đang là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Số liệu năm 2013 cho thấy: Xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 10% thu ngân sách; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách. Nếu giá dầu vẫn giữ ở vùng giá thấp dƣới 60 USD/thùng, điều này chắc chắn sẽ tác động xấu đến ngành dầu khí, từ đó ảnh hƣởng đến thu ngân sách quốc gia và tăng trƣởng GDP. Ở góc độ khác, giá dầu thấp đƣợc đánh giá mang lại tác động tích cực lên các ngành nghề cóđầu vào từ sản phẩm dầu mỏ; giá xăng thấp cũng giúp chi phí sinh hoạt của ngƣời dân giảm xuống. Yếu tố này có thể hỗ trợ nhu cầu đầu tƣ phát triển kinh doanh, tiêu dùng trong xã hội tăng lên. Mặc dù vậy, nhìn tổng quan nền kinh tế, tác động tích cực có độ trễ và gián tiếp, trong khi tác động tiêu cực từ việc dầu giảm giá mạnh lại ngay lập tức và trực diện.
- Điều hành kinh tế sẽ khó khăn hơn
Chính sách tiền tệ: Trên cơ sở lạm phát năm 2014 ở mức rất thấp đồng thời
thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đang tốt, vẫn còn dƣđịa để NHNN nới lỏng thêm nữa chính sách tiền tệ trong năm 2015. Tuy vậy, việc tín dụng có tăng trƣởng đƣợc nhƣ kế hoạch từ 13% - 15% hay không còn phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp
thụ vốn của nền kinh tế. Lãi suất đƣợc dự báo sẽ tiếp tục ổn định, tuy vậy điều chỉnh giảm thêm sẽ khó, tỷ giá dự báo năm 2015 sẽ là một năm khó khăn hơn để duy trì sự ổn định tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá sẽ vẫn nằm trong kế hoạch Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) công bố.
Chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa thực sự là bài toán khó cho nhà điều
hành, đặc biệt trong bối cảnh nguồn thu quan trọng là dầu thô vẫn đang đứng ở vùng giá rất thấp hiện nay, khó khăn ngân sách sẽ tiếp tục xảy ra trong 2015. Tỷ lệ nợ công trên GDP dự báo tiếp tục tăng lên mức 64% cuối năm 2015 từ mức 60% hiện tại.
- Tăng trƣởng GDP kỳ vọng vào khu vực tƣ nhân và đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài FDI
Nền kinh tế Việt Nam đƣợc cấu thành bởi 3 khu vực lớn: Kinh tế Nhà nƣớc, Kinh tế tƣ nhân và Kinh tế khối FDI. Triển vọng tăng trƣởng GDP năm 2015 đƣợc dự báo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào 2 khu vực tƣ nhân và FDI, trong khi khu vực Nhà nƣớc vẫn đang khó khăn lớn:
• Khu vực Nhà nƣớc vốn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố: (1) Chi tiêu ngân sách, (2) Vay nợ quy mô lớn, (3) Thị giá của khoáng sản tài nguyên. Cả 3 yếu tố này đều đang gặp bất lợi, do đó khu vực nhà nƣớc sẽ còn tiếp tục rất khó khăn và vai trò của khu vực này đóng góp vào nền kinh tế sẽ đi xuống trong năm 2015.
• Kinh tế tƣ nhân đƣợc hƣởng lợi từ mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp, ngoài ra giá dầu giảm cũng giúp giảm chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp. Yếu tố này đƣợc kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tƣ tƣ nhân mở rộng hơn, hiệu quả kinh doanh tăng lên.
• Xu hƣớng tập trung vào sản xuất của dòng vốn FDI dự báo sẽ tiếp tục và Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang tìm kiếm thị trƣờng lao động giá rẻ. Ngoài ra, luật Nhà ở sửa đổi cho phép ngƣời nƣớc ngoài sở hữu Bất động sản (BĐS) cũng có thể khiến FDI vào bất động sản gia tăng. Nhìn chung, FDI dự báo tiếp tục thuận lợi trong năm 2015.
Thị trường chứng khoán Việt Nam
- Dự báo VN-Index biến động trong biên độ +/-10% quanh mức điểm bình quân 550 điểm
Lần đầu tiên sau 3 năm trong xu hƣớng đi lên, TTCK Việt Nam đứng trƣớc giai đoạn kiểm định tính khả thi và bền vững của chất lƣợng quá trình tăng trƣởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện những bƣớc đi ổn định sau một giai đoạn
suy thoái mạnh, thể hiện ở xu thế tăng trƣởng GDP năm sau cao hơn năm trƣớc, nếu 2013 là 5,4% thì con số này đã tăng lên 5,8% năm 2014 và dự kiến là 6% năm 2015. Xu thế tăng trƣởng này cho phép TTCK đi trƣớc một bƣớc và kỳ vọng sớm hơn sự phục hồi của kinh tế thực. Thực tế, TTCK Việt Nam đã có mức tăng trung bình 10-15%/năm trong 2 năm trở lại đây, và nếu tính từ đỉnh cao nhất thì năm 2014 tốc độ tăng khá mạnh lên tới gần 45% so với đầu năm. Đây là mức kỳ vọng khá cao vƣợt khỏi sức tăng thực tế của nền kinh tế. Do vậy, sự điều chỉnh cuối năm là tất yếu phản ánh đúng tốc độ của sự vận động.
Với tốc độ tăng GDP dự kiến năm 2015 là 6%, vẫn nằm trong giai đoạn hàn gắn những khó khăn lớn của nền kinh tế thực, kỳ vọng thị trƣờng không thể duy trì tốc độ tăng mạnh mẽ, mức kỳ vọng hợp lý trong kịch bản bình thƣờng là chỉ số VN-Index tăng trung bình 10% so với mức trung bình 2014, khoảng biến động của VN-Index là 500-590 điểm và xu hƣớng chính là đi ngang chiều hƣớng xuống.
- Định giá TTCK Việt Nam đã về đến vùng thấp, P/E ~ 12,5
Tại đỉnh cao nhất vào tháng 9, P/E thị trƣờng gần chạm mức 17 và xấp xỉ các nƣớc trong khu vực. Tới nay, chỉ số VN-Index đang dao động quanh mốc 580 điểm và P/E thị trƣờng đang quay về gần với mức đầu năm, xấp xỉ 12,7; P/B đạt 1,8. Nếu so với các nƣớc trong khu vực thì chỉ số P/E của VN-Index và HNX-Index đã rơi xuống vùng thấp hơn của Shanghai và nằm trong những nƣớc Châu Á có P/E thấp nhất.
Sau khi chạm đáy của đợt sóng giảm 2008 đến 2009 thì trong những năm gần đây P/E thị trƣờng Việt Nam đã ổn định từ mức 8-10 và luôn thấp hơn các nƣớc khu vực và khi nền kinh tế trong nƣớc tăng trƣởng ổn định, P/E cũng tăng dần với các vùng đáy thiết lập từ mức 10 lên 12 và với mức P/E hiện tại đang xấp xỉ 12,5. Với mức lãi suất trung bình hiện tại tầm 6-7%, thị trƣờng có thể chấp nhận mức P/E 2015 dao động quanh mức 12,5-14, là cơ sở của dự báo VN-Index vẫn có khả năng cận trên tăng 10% so với mốc hiện tại.
- Dòng tiền tham gia thị trƣờng trong năm 2015 theo hƣớng bền vững
Dòng tiền sẽ không thể dồi dào nhƣ những năm trƣớc do những hạn chế từ phía chính sách hƣớng tới sự ổn định và bền vững của thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn. Thông điệp mới nhất của NHNN cho thấy bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu chỉ cung cấp dòng vốn ngắn hạn và các loại dịch vụ, còn vốn đầu tƣ dài hạn là trách nhiệm của thị trƣờng vốn, do vậy cần chấm dứt ngay thời kỳ mà tín dụng ngân hàng vừa cấp vốn ngắn hạn, trung và dài hạn cho doanh nghiệp vừa
chảy vào chứng khoán. Theo đó, về lâu dài dòng tiền tham gia TTCK sẽ trở nên bền vững hơn và đi vào thực chất hơn, song ngắn hạn dòng tiền đầu cơ sẽ thực sự bị hạn chế, không còn dồi dào và nhanh chóng nhƣ trƣớc. Cũng từ đó, TTCK khó có bƣớc tăng mạnh mẽ trong ngắn hạn và cần có thời gian để làm quen với môi trƣờng mới.
2.2.1.2. Môi trƣờng công nghệ
Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ là yếu tố đƣợc các quốc gia trên thế giới đặc biệt chú trọng. Có thế nói đó là một trong những chìa khoá thành công trong việc vận dụng nó để sản xuất và hỗ trợ các dịch vụ. Do vậy, hàng trăm