0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

So sánh mức độ đề kháng của vi khuẩn

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA DANOFLOXACIN, DOXYCYCLINE, CEFTIOFUR, CEFQUINOME ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN GIA SÚC GIA CẦM (Trang 61 -64 )

4.1.6.1 Mức độ đề kháng với danofloxacin trên vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương

Tỉ lệ kháng của từng loại vi khuẩn đối với danofloxacin được trình bày trong Bảng 4.11.

Bảng 4.11: Đề kháng với danofloxacin trên các dòng vi khuẩn.

Vi khuẩn Không kháng Kháng Số chủng % kháng Số chủng % kháng Pseudomonas spp. 9 81,82 2 18,18 Klebsiella spp. 6 40,00 9 60,00 Salmonella spp. 2 13,33 13 86,67 Staphylococcus spp. 2 10,00 18 90,00 E. coli 0 0 20 100

Trong mục này kết quả nhạy cảm và nhạy trung gian được gộp chung thành kết quả không kháng để cho tiện so sánh.

Kết quả thống kê Bảng 4.11 cho thấy trên cùng một loại kháng sinh mức đề kháng của từng loại vi khuẩn luôn có sự khác nhau. Mức đề kháng của

Pseudomonas spp. với danofloxacin là thấp nhất (18,18%) cho thấy kháng sinh này vẫn còn hiệu quả trong trong điều trị các bệnh do Pseudomonas spp. gây ra. Tuy nhiên các vi khuẩn khác có mức đề kháng cao đối với danofloxacin điều này cho thấy cần phải xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác trước khi điều trị.

Trong nghiên cứu này vẫn chưa đủ cơ sở để giải thích sự khác biệt tỉ lệ đề kháng giữa các loại vi khuẩn, cũng có thể là do diễn biến khác nhau của từng loại dịch bệnh hoặc cũng có thể do đặc tính của kháng sinh. Nhưng kết quả này đủ cho ta kết luận tình hình đề kháng đang ở mức báo động.

4.1.6.2 Mức độ đề kháng với doxycycline trên vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương

Bảng 4.12: Đề kháng với doxycycline trên các dòng vi khuẩn.

Vi khuẩn Không kháng Kháng Số chủng % kháng Số chủng % kháng Staphylococcus spp. 9 45,00 11 55,00 Salmonella spp. 5 33,33 10 66,67 Pseudomonas spp. 3 27,27 8 72,73 Klebsiella spp. 2 13,33 13 86,67 E. coli 1 5,00 19 95,00

Từ kết quả Bảng 4.12. cho thấy doxycycline bị đề kháng cao trên vi khuẩn Gram dương lẫn vi khuẩn Gram âm. Mức độ đề kháng trên 50% và thay đổi theo từng đối tượng.

Tỉ lệ E. coli kháng doxycycline lên tới 95,00% là do tần suất hiện diện cao của E. coli kết hợp với điều kiện bên ngoài ngoài như việc sử dụng phổ biến tetracycline với liều thấp nhằm phòng bệnh đã làm tăng nhanh các chủng kháng so với các loại vi khuẩn khác.

Theo một số nghiên cứu trước đây, sự đề kháng các thuốc thuộc nhóm tetracycline là do việc sử dụng các thuốc này trong thời gian dài với liều thấp nhằm phòng bệnh đã tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển. Nhóm thuốc này tạo ra chủng kháng thuốc chậm và biến động theo thời gian. Nếu sử dụng với nồng độ thấp và trong thời gian dài dễ tạo nên chủng kháng thuốc thông qua thể truyền plasmid (Akinbowale và cộng sự, 2005). Nhiều nghiên cứu cho thấy các R-plasmid kháng tetracycline đã xuất hiện trên nhiều loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật (Schmidt và cộng sự, 2001; Furushita và cộng sự, 2003).

Chính vì những lý do trên cho nên không sử dụng doxycycline để điều trị theo kinh nghiệm, việc sử dụng phải tham khảo kết quả kháng sinh đồ để tiết kiệm thời gian, chi phí và đem lại hiệu quả cao.

4.1.5.3 Mức độ đề kháng với ceftiofur trên vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương

Bảng 4.13: Đề kháng với ceftiofur trên các dòng vi khuẩn.

Vi khuẩn Không kháng Kháng Số chủng % kháng Số chủng % kháng E. coli 10 50,00 10 50,00a Salmonella spp. 5 33,33 10 66,67a Staphylococcus spp. 2 10,00 18 90,00b Pseudomonas spp. 0 0 15 100b Klebsiella spp. 0 0 11 100b

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có số mũ giống nhau thì sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.13 cho thấy ceftiofur đang bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng với các mức độ khác nhau. Mức độ đề kháng cao nhất trên các chủng Klebsiella

spp. (100%), Pseudomonas spp. (100%) và vi khuẩn Gram dương

Staphylococcus spp. (90,00%). Đề kháng ở mức trung bình trên các chủng E. coli (50,00%) và Salmonella spp. (66,67%). Với mức đề kháng cao đối với ceftiofur trên nhiều loại vi khuẩn cho thấy không nên sử dụng ceftiofur để điều trị khi chưa tham khảo kết quả kháng sinh đồ. Ngoài ra mức đề kháng cao với ceftiofur cho thấy không nên sử dụng các kháng sinh phổ rộng thế hệ mới khi không cần thiết.

Mức đề kháng cao có thể giải thích bởi sự hiện diện của men beta- lactamase nhưng sự khác nhau về tỉ lệ kháng giữa các loại vi khuẩn vẫn chưa được giải thích. Có thể là do tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc tính của thuốc, đặc điểm của vi khuẩn, cũng có thể là yếu tố ngẫu nghiên. Vẫn còn thiếu cơ sở để giải thích sự khác biệt tỉ lệ kháng giữa các loại vi khuẩn trong nghiên cứu này.

4.1.6.4 Mức độ đề kháng với cefquinome trên vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương

Bảng 4.14: Đề kháng với cefquinome trên các dòng vi khuẩn.

Vi khuẩn Số chủng Không kháng Kháng % kháng Số chủng % kháng E. coli 18 90,00 2 10,00a Pseudomonas spp. 8 72,73 3 27,27a,b Salmonella spp. 10 66,67 5 33,33a,b Klebsiella spp. 8 54,53 7 46,67a,b Staphylococcus spp. 8 40,00 12 60,00b

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có số mũ giống nhau thì sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả bảng 4.14 cho thấy các chủng E. coli, Pseudomonas spp., và

Salmonella spp. đề kháng thấp với cefquinome (10,00%, 27,27% và 33,3%). Điều này cho thấy cefquinome vẫn còn hiệu quả trong điều trị các bệnh do E. coli, Pseudomonas spp. và Salmonella spp. gây ra.

Trong khi đó Staphylococcus spp. đề kháng cao với cefquinome, còn

Klebsiella spp. đề kháng với mức trung bình (46,67%). Kết quả này cho thấy cần phải lập kháng sinh đồ nếu muốn điều trị các bệnh do Staphylococcus spp. và Klebsiella spp. gây ra.

Ngoài ra khi so sánh với Bảng 4.11, Bảng 4.12, Bảng 4.13 cho thấy cefquinome ít bị đề kháng hơn trên nhiều loại vi khuẩn. Nguyên nhân có thể là do cấu trúc của cefquinome bền trước các men beta-lactamase và hoạt lực mạnh, mặc khác do đây là kháng sinh mới, chưa được sử dụng phổ biến nên tỉ lệ kháng còn ở mức thấp. Nhưng kết quả đề kháng với kháng sinh này là điều cảnh báo về sự mất tác dụng của các kháng sinh thể hệ mới. Vì vậy cần hạn chế sử dụng các kháng sinh này khi không cần thiết, trừ các trường hợp các kháng sinh thông thường mất tác dụng. Mục đích của việc này là hạn chế tình trạng kháng thuốc phát triển, kéo dài thời gian tồn tại của kháng sinh khi y học chưa tìm ra liệu pháp mới trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA DANOFLOXACIN, DOXYCYCLINE, CEFTIOFUR, CEFQUINOME ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN GIA SÚC GIA CẦM (Trang 61 -64 )

×