chăn nuôi
Trong chăn nuôi, nhằm mục đích kích thích tăng trưởng, hoặc phòng bệnh và điều trị, nên nhiều loại kháng sinh đã được đưa vào sử dụng. Việc tiếp xúc với dư lượng kháng sinh có trong các sản phẩm từ trứng, thịt, sữa, ... Và tồn dư kháng sinh trong phân, nước tiểu, nguồn nước là nguyên nhân làm gia tăng khả năng đề kháng của vi khuẩn trong môi trường và trên người.
Giám sát cả hai lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cho thấy, tất cả các trang trại chăn nuôi đều sử dụng kháng sinh. Các kháng sinh được sử dụng là: tylosin (16%), amoxicillin (12%), gentamicin (9%), enrofloxacin (7%), penicillin (6%), lincomycin (6%), tiamulin (6%), colistin (5%), streptomycin (5%), norfloxacin (5%), tetracyclin (4%), ampicillin (4%) và florphenicol (3%) [12].
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi chưa hợp lý, 27% số hộ chăn nuôi lợn thịt, 24% số hộ chăn nuôi lợn con và 10 % số hộ chăn nuôi gà thịt có sử dụng kháng sinh từ 3-6 hoạt chất [11].
Theo một cuộc khảo sát cho thấy có 44% chủ hộ tự chọn kháng sinh và liều theo kinh nghiệm để điều trị, 33% theo sự hướng dẫn của bác sỹ thú y, 17% theo hướng dẫn của nhà sản xuất, 6% có làm xét nghiệm kháng sinh đồ. Hầu hết các hộ chăn nuôi không tuân thủ theo qui chế về việc ngưng sử dụng kháng sinh trước khi cung cấp các sản phẩm từ động vật [12].
Theo báo cáo từ chính phủ Ha Lan có khoảng 700 g kháng sinh được sử dụng trên mỗi tấn cá trong nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam, cao gấp 7 lần so với các quốc gia khác [Báo cáo từ Cục Quản lý Thực phẩm, Hà Lan, 2009, mã VWA/BuR/2009/13186]. Một số nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ dư lượng kháng sinh trong thịt lên đến 52,17% [13].Mặc dù một số hộ ý thức được việc
sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhưng dư lượng kháng sinh vẩn hiện diện trong các sản phẩm thịt, sữa, trứng bởi một số nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi đã thêm kháng sinh vào sản phẩm của họ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các mặc hàng thịt trứng sữa của Việt Nam không đạt chuẩn về dư lượng kháng sinh [14].
Từ những kết quả trên có thể thấy rằng kháng sinh được sử dụng một cách phổ biến trong chăn nuôi nhưng kém hiệu quả khiến cho tỉ lệ đề kháng của vi khuẩn kháng thuốc gây bệnh trên vật nuôi tăng cao. Hiện tại, E. coli gây bệnh trên vật nuôi kháng hầu hết các kháng sinh như amoxicillin, bactrim, colistin với mức khá cao là 86,45%, 81,82% và 77,19% trong khi đó Salmonella spp. đề kháng đề kháng hoàn toàn với bactrim và colistin [15].