Bảng 25 và Bảng 26 (Phụ lục 6) cho thấy sự khác biệt về năng suất trung bình của nấm sau 2 đợt thu hoạch giữa các nghiệm thức; giữa 2 loại cơ chất hay thành phần dinh dưỡng bổ sung đều có ý nghĩa thống kê. Trồng nấm trên cơ chất mạt cưa cây cao su cho trung bình năng suất của nấm cao hơn so với mụn dừa. Bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp trên 2 loại cơ chất đều cho cho năng suất cao hơn các nghiệm thức dinh dưỡng còn lại. Ngoài ra, có sự tương tác giữa cơ chất và thành phần dinh dưỡng bổ sung đến năng suất của nấm. Mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp và mạt cưa cây cao su bổ sung 5% bột bắp cho năng suất nấm cao nhất, kến đến là mụn
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 29 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp, thấp nhất là mụn dừa bổ sung 5% bột bắp và mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành. Cùng một thành phần dinh dưỡng nhưng trên 2 loại cơ chất khác nhau (mụn dừa và mạt cưa cây cao su) thì cơ chất mạt cưa cây cao su cho năng suất cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cơ chất mụn dừa. Điều này cho thấy rằng không phải tơ nấm lan nhanh là cho quả thể có năng suất cao, tỉ lệ C/N và dinh dưỡng trong cơ chất có tính chất quyết định đến sự phát triển của hệ sợi nấm, hệ sợi nấm phát triển tốt và đủ dày thì mới kết quả thể tốt và cho tai nấm to. Năng suất trung bình ở cơ chất mạt cưa cây cao su (29,36g/bịch) cao hơn mụn dừa (12,26g/bịch). Nếu tính trên 1kg trọng lượng khô cơ chất thì năng suất nấm thu hoạch sau 2 đợt trên cơ chất mạt cưa cây cao su (58,72g) và mụn dừa (24,52g). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung (2003) khi trồng nấm Linh chi trên 1kg nguyên liệu thô cho năng suất thu hoạch từ 30-90g, cứ khoảng 2-3kg nấm tươi được 1kg nấm khô.
Hình 9. Ảnh hưởng của cơ chất đến năng suất trung bình của nấm
Ghi chú: MD = mụn dừa; MC = mạt cưa cây cao su. Các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 30 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
Hình 10. Ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng bổ sung đến năng suất trung bình của nấm
Ghi chú: BB = bột bắp; CB = 5% cám gạo + 5% bột bắp; CBĐ = 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành. Các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Hình 11. Năng suất trung bình của nấm theo nghiệm thức
Ghi chú:NT3 = mụn dừa bổ sung 5% bột bắp; NT5 = mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp; NT6 = mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành; NT10 = mạt cưa cây cao su bổ sung 5% bột bắp; NT12 = mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp; NT13 = mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành. Các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Tóm lại, nghiệm thức với cơ chất mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho năng suất cao hơn so với các nghiệm thức còn lại chỉ thấp hơn so với nghiệm thức mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp và mạt cưa cây cao su bổ sung
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 31 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
5% bột bắp (Hình 12). Vì vậy, với thuận lợi là chủ động được nguồn nguyên liệu (mụn dừa) giá rẽ và so với mục tiêu đánh giá khả năng thay thế mạt cưa cây cao su bằng mụn dừa để trồng nấm Linh chi thì nghiệm thức mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho năng suất (22,64g/500g cơ chất khô) là nghiệm thức có thể chọn được để thử nghiệm sản xuất.